Home Khám Phá Lịch Sử Hội Thánh – Viết Sách Tân Ước và Cơ Đốc Giáo Do Thái

Lịch Sử Hội Thánh – Viết Sách Tân Ước và Cơ Đốc Giáo Do Thái

0
Lịch Sử Hội Thánh – Viết Sách Tân Ước và Cơ Đốc Giáo Do Thái

Lịch Sử Hội Thánh

Phần 1: THỜI KỲ CÁC SỨ-ĐỒ

(Năm 30 Đến 100 Tây Lịch)

VIỆC VIẾT THÀNH SÁCH TÂN ƯỚC

Ngày nay người ta được biết rõ về công việc viết sách Tân Ước hơn là so với thời xưa, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm không chắc chắn lắm và nhiều tháng năm vẫn còn nghi vấn. Nhưng các học giả phần đông đồng ý một điều: lá thư thứ nhất của Phao-lô gửi người Tê-sa-lô-ni-ca, viết từ thành Cô-rinh-tô vào khoảng năm 50 sau Chúa là bản văn Tân Ước lâu đời nhất thuộc Tân Ước, còn giữ nguyên được bản chính. Thư đó và những thư Phao-lô viết tiếp theo sau đã khởi đầu sự hình thành sách Tân Ước. Phao-lô và những Hội Thánh nhận thư tín của ông cũng chưa ai coi những lời truyền thông ấy là kinh điển, vậy mà khi mọi người nhận biết đó là những lời phát biểu chính thức của niềm tin Cơ-Đốc thì những tài liệu ấy trở thành kinh điển, họ biết những lời đó được Đức Chúa Trời soi dẫn.

Công cuộc truyền giáo của Phao-lô giữa dân ngoại, theo lời truyền lại đã chấm dứt vào năm 64 sau Chúa là năm Phao-lô và Phi-e-rơ cũng bị tử đạo cùng với nhiều Cơ-Đốc nhân khác trong thời Nê-rô hành hại. Khi tiếng của các Sứ Đồ im bặt thì những chứng nhân thế hệ sau càng ngày phải căn cứ vào những nguồn tài liệu để tìm ra các sự kiện đã làm căn bản cho Tin Lành về Đấng Christ. Trong thời kỳ này, người ta gom góp, chép và chuyền cho nhau xem trong vòng các Hội Thánh, các thư của Phao-lô và vào năm 150 sau Chúa, khi quyển sách cuối cùng của Tân Ước được viết xong, tác giả dã minh định rằng các thư của Phao-lô quả là kinh điển (IIPhi 3:15-16).

Thêm vào những thư nói trên, Hội Thánh cũng sưu tập những mẩu chuyện, những lời phán của Chúa Giê-xu, cùng những việc đã xảy ra trong khi Ngài sống trên đất. Người ta cũng gom góp những bản văn Cựu Ước có liên hệ đến sứ mạng của Ngài. Thế rồi những tài liệu ấy được viết ra minh bạch để các vị truyền giáo và giáo sư có thể dùng làm căn bản niềm tin. từ những bản văn như thế và từ ký ức những người đã được chính tai nghe lời các Sứ Đồ giảng dạy, chúng ta được biết là sách Phúc Âm Mác đã hoàn thành vào khoảng các năm 65 đến 75. Sau đó một thời gian ngắn hai tác giả khác đã duyệt lại sách Mác thêm vào một số tài liệu riêng họ đã tìm ra và trình bày một cách thích đáng cho những thính giả đặc biệt của họ.

Các sách Phúc Âm Ma-thi-ơ và Lu-ca cũng được viết ra cách tương tự. Rồi có lẽ gần cuối thế kỷ thứ nhất, ông Giăng, một nhà truyền giảng thứ tư, đứng trên một quan điểm độc lập, trích rất ít tài liệu từ ba sách Phúc âm kể trên, viết ra sách Phúc Âm Giăng, theo sự hướng dẫn của Thánh Linh. Cả bốn sách Phúc Âm nói trên và sách Công Vụ không viết bằng ngôn ngữ A-ra-ma-ích như người ta trông chờ, vì tiếng A-ra-ma-ích là ngôn ngữ mà Chúa và các môn đồ Ngài sử dụng, nhưng lại viết bằng tiếng Hy Lạp, là ngôn ngữ thông dụng khắp đế quốc La Mã trong 2 thế kỷ đầu tiên. Chắc chắn là các tác giả đã dịch một số tài liệu từ A-ra-ma-ích ra. Quả vậy, một vài tiếng A-ra-ma-ích còn sót lại trong các sách Phúc Âm. Nhưng ngày nay cũng có một số học giả tin rằng các sác Phúc Âm đầu tiên được viết bằng tiếng A-ra-ma-ích. Nhưng chúng ta biết là các sách Phúc Âm, sách Công Vụ, và các thư của Phao-lô được viết cho Hội Thánh dân ngoại, nói tiếng Hy Lạp, mục đích là để trình bày Chúa Christ cho người sống trong thế giới La Hy (La Mã, Hy Lạp)

CƠ-ĐỐC GIÁO DO THÁI

HistoryClub

Trong khi Cơ-Đốc Giáo phát triển trong vòng dân ngoại và cho ra những tài liệu căn bản, thì nhóm Cơ-Đốc Do Thái đem sứ mạng của Chúa Giê-xu đến với dân họ là dân Y-sơ-ra-ên. Trong khoảng 20 năm, Sứ Đồ Gia-cơ, em Chúa Giê-xu, chủ tọa Hội Thánh gốc tại Giê-ru-sa-lem là một nhánh riêng thuộc Do Thái Giáo. Trong khoảng thời gian có nhiều bạo động tôn giáo vì lòng cuồng tín nổ ra trước chiến tranh Do Thái – La Mã, cộng đồng Cơ-Đốc phải lánh nạn qua sông Giô-đanh, tại thành Pella của dân ngoại, một thành phố trong vùng Đê-ca-bô-lơ (Decapolis), nơi đây những tín đồ đã tránh được nạn tàn phá Giê-ru-sa-lem bởi tay người La Mã vào năm 70.

Sau cơn tàn phá, những tín đồ Do Thái trở lại thành Thánh, và họ chọn Si-mê-ôn là cháu Sứ Đồ Gia-cơ lên làm lãnh đạo Hội Thánh, vì dường như chức vụ này được biệt riêng cho dòng dõi gia đình Chúa Giê-xu. Vào thế kỷ thứ tư, có sứ giả Eusebius chuyên viết về các Hội Thánh đã viết: ‘Những người được xưng là anh em… quản trị toàn thể Hội Thánh vì họ là những người tử đạo và bà con với Chúa Christ

Mười lăm Giám Mục tiếp nối nhau là những người dân Do Thái hành đạo, và lãnh đạo khối Cơ-Đốc Do Thái tranh đấu tại Palestine cho đến năm 135. Sau đó khối Cơ-Đốc này càng ngày càng bớt người đi, kém tài chánh nên không thu hút được những người lãnh đạo đủ khả năng, kết cuộc là Hội Thánh Palestine xưa kia mạnh mẽ thế nào, nay không còn sánh được với Hội Thánh dân ngoại ngày càng thêm sinh lực. Năm 132 người Do Thái nổi lên chống lại kẻ cầm quyền La mã. Họ rêu rao rằng người lãnh đạo cuồng tín của họ Simon Bar Kosiba, là Đấng Mê-si-a đến để cứu Y-sơ-ra-ên. Hội Thánh gốc từ thời các Sứ Đồ không thể chấp nhận lời rêu rao ấy, bèn dứt liên hệ với Do Thái giáo và tàn lụi đi. Bởi vậy, sau thế kỷ mà Phao-lô và các người khác đổ bao công khó để thuyết phục dân Do Thái rằng Đấng Christ là sự trọn đầy của những lời hứa từ Đức Chúa Trời cho Y-sơ-ra-ên, thì Do Thái Giáo và Cơ-Đốc Giáo hoàn toàn phân rẽ.

Bar Kosiba nổi loạn bị thua thiệt nặng nề trên đống đổ nát của Giê-ru-sa-lem, người La mã xây dựng lại một thành phố thuộc địa đặt tên là Aelia Capitolina. Dưới Giê-ru-sa-lem ngày nay ta còn tìm thấy vết tích địa đồ thành phố xưa. Thành phố này có rạp hát, có nơi làm trò xiếc hoặc những trụ cột lớn, có những bồ tắm hơi, có các cổng vào, các cửa lớn, các tượng thần Jupiter và Hoàng Đế Hadrian nơi đền cũ được xây. Các người Do Thái và Cơ-Đốc nhân gốc Do Thái không được vào thành phố nói trên, tuy nhiên có những tín đồ gốc dân ngoại đưọc vào đó và thành lập một cộng đồng Cơ-Đốc mới, cộng đồng đó được các Giám Mục dân ngoại hướng dẫn.

Đầu thế kỷ thứ 3, những tín đồ dân ngoại tại thành phố Aelia có dịp đón rước một đoàn hành hương, đoàn người này sống theo một đức tin mới. Theo Giám Mục Melito ở Sardis, họ đến để thấy tận mắt ‘nơi mà Phúc Âm đưọc truyền rao và lịch sử Cơ-Đốc bắt đầu diễn tiến. Cũng tại đây, Giám Mục Alexander Flavian lập nên một thư viện vào năm 212 có những tài liệu vô giá về lịch sử Hội Thánh ban đầu cho những học giả như Origen, Eusebius, và Jerome.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here