Home Sách Trực Tuyến Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài – Mãi Trong Sự Vinh Hiển

Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài – Mãi Trong Sự Vinh Hiển

0
Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài – Mãi Trong Sự Vinh Hiển

Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài

Tác giả: Claudio Freidzon

  1. Hun Luyn Trong Đng Vng
  2. Tiến Lên Phía Trước
  3. “Con Mun Loi La y”
  4. Sâu Hơn Trong Dòng Sông
  5. Nhng Phép L Ca Đc Chúa Tri
  6. Ch Vì Mt Chiếc Mung Nh
  7. Quen Thuc Vi S Vinh Hin Ca Đc Chúa Tri
  8.  Được Biến Nên Vinh Hin
  9. Mãi Mãi Trong S Vinh Hin
  10. Lòng Say Mê Đc Chúa Tri

KHÔNG THỂ CÓ sự vui mừng nào lớn hơn là bước đi hằng ngày trong mối tương giao với Đức Thánh Linh. Thật là một kinh nghiệm vinh diệu! Nhưng điều cần thiết là phải tìm kiếm Chúa không ngừng. “Hãy cứ ở trong Ta , thì ta sẽ ở trong các ngươi . Như nhánh nho , nếu không dính vào gốc nho , thì không tự mình kết quả được , cũng một lẽ ấy nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta , thì cũng không kết quả được . “(GiGa 15:4). Trong mười câu đầu trong Giăng 15, động từ cứ ở được dùng mười một lần.

Tình yêu ban đầu của chúng ta phải là một thực tế kiên trì, luôn luôn hiện diện. Đáng buồn thay thực tế nầy không phải luôn luôn rõ ràng trong đời sống chúng ta. Sự vui mừng của mối tương giao hằng ngày với Chúa đã không được thể hiện rõ ràng trong đời sống của các tín hữu ở tại Êphêsô. Mặc dầu Hội Thánh Êphêsô có rất nhiều công việc đáng được khen ngợi, nhưng lời ký thuật chép rằng họ đã “Bỏ” “Tình yêu ban đầu” của họ (KhKh 2:4). Họ đã trượt mất khỏi vị trí được hưởng đặc quyền, là nơi mà họ đã được “Ngồi với Ngài trong các nơi trên trời trong Chúa Cứu Thế Jêsus” mà sứ đồ Phaolô đã nhắc đến trong Eph Ep 2:6. Vì vậy Chúa đã phải khuyên họ rằng “Vậy , hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu , hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình ; bằng chẳng vậy , Ta sẽ đến cùng ngươi , nếu ngươi không ăn năn thì Ta sẽ cất chơn đèn của ngươi khỏi chỗ nó ” (KhKh 2:5).

Một Cơ Đốc Nhân trở nên yếu đuối trong đức tin khi không còn giữ tình yêu ban đầu của mình. Người ấy trở thành một người thờ phượng “chuyên nghiệp” -tức là người ấy biết những gì xảy ra trong Hội Thánh, học một vài câu Kinh Thánh, tiếp thu một số từ vựng tôn giáo; người ấy hầu việc Chúa qua loa giữ vẻ bề ngoài; và rồi cho rằng “Mình biết cả rồi”. Thật đáng buồn! Người Cơ Đốc ấy đã đánh mất tình yêu ban đầu của mình. Chúa Jêsus không còn là niềm vui của người ấy, người ấy đã bị lạc mất theo thông lệ tôn giáo và cần phải ăn năn.

Vì sao lửa của Thánh Linh lại dễ tàn tắt? Bởi vì chúng ta thường bỏ qua những nguyên tắc đơn giản mà mình xem thường để tìm kiếm các giải pháp khác. Việc đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, tránh tội lỗi, làm chứng cho người hư mất – đây là những bước thực hành mà chúng ta không được bỏ nếu chúng ta không muốn dập tắt ngọn lửa của tình yêu ban đầu.

Việc kinh nghiệm sự vinh hiển của Chúa không phải chỉ là một hy vọng trong tương lai . Chúng ta có thể nghỉ yên trong Ngài mỗi ngày và hầu việc Ngài bằng tất cả sức mạnh của mình trong trung tâm ý muốn Ngài .

Việc kinh nghiệm sự vinh hiển của Đức Chúa Trời không phải chỉ là một hy vọng trong tương lai. Chúng ta phải sống đắc thắng hôm nay, trong một bầu không khí vinh hiển ở các nơi trên trời với Chúa Cứu Thế. Chúng ta có thể yên nghỉ trong Ngài hằng ngày và hầu việc Ngài bằng tất cả sức lực của mình ở tại trung tâm ý muốn Ngài. Kết quả là, sự mời gọi dành cho các thời điểm nầy là phải giữ cho lửa Đức Thánh Linh được cháy luôn, cứ ở luôn trong những gì chúng ta đã làm vào thời điểm ban đầu trong tình yêu ban đầu của chúng ta.

Chúng ta hãy tiến lên mỗi ngày với sự quả quyết vững chắc để đi đến bàn thờ dâng của lễ nơi chúng ta giao nộp đời sống mình trong sự cầu nguyện! Sau đó chúng ta hãy tiến đến nơi chí thánh.

Nước Thanh Tẩy Trong Thùng Rửa

THÙNG RỬA, HOẶC CHẬU RỬA, để tẩy rửa, là vật thánh kế tiếp chúng ta sẽ gặp trên đường đến nơi chí thánh. Đây là nơi tẩy rửa hoặc thanh tẩy.

Mỗi ngày trước khi thi hành chức vụ tại bàn thờ dâng của lễ hoặc bước vào nơi thánh, các thầy tế lễ đều phải rửa tay và chơn. Đức Giêhôva truyền cho Môise: “Ngươi hãy làm một cái thùng với chơn thùng bằng đồng , đặng rửa mình ở trong , rồi để giữa khoảng của hội mạc và bàn thờ và đổ nước vào . Arôn cùng các con trai mình sẽ rửa tay và chơn ở trong . Khi họ vào hội nạc sẽ lấy nước rửa mình , hầu cho họ khỏi chết ; và khi lại gần bàn thờ đặng phụng sự , tức là xông của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giêhôva , họ cũng phải giữ như vậy . Thế thì , họ hãy rửa tay và chơn , hầu cho khỏi chết . Ấy là một lệ đời đời cho Arôn cùng dòng dõi người trải qua các đời ” (XuXh 30:18-21).

Chúng ta không thể có mối thông công với Đức Chúa Trời nếu chúng ta không sẵn sàng để được thanh tẩy. Chúa đã phán cùng Phierơ: “Nếu Ta không rửa cho ngươi , ngươi chẳng có phần chi với Ta hết ” (GiGa 13:8) HeDt 10:32 cho chúng ta biết rằng chúng ta phải đến gần Đức Chúa Trời với “Lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong”

Thùng rửa được làm thành bởi các tấm gương bằng đồng đánh bóng mà các người đàn bà Ysơraên dâng hiến. Nước để tẩy rửa được đặt trong chậu. Mặc dù các huấn thị thiên thượng mà Đức Chúa Trời dành cho việc cất đền tạm rất chi tiết, song kích cỡ của chậu rửa lại được bỏ qua. Đây là một lời chứng đẹp đẽ về tâm tánh của Đức Chúa Trời: Tình yêu và ân điển của Ngài thật không đo lường được. Ngài sẵn sàng tha thứ và biến đổi bất cứ ai thật lòng tìm kiếm Ngài với tinh thần ăn năn. Giống như Đavít, chúng ta có thể kêu lên:

“Hỡi Đức Chúa Trời , sự nhơn từ Chúa quý biết bao !

Con cái loài người nương náu mình dưới bóng cánh của Chúa ” (Thi Tv 36:7).

Đọc và suy gẫm lời Đức Chúa Trời

Hình bóng đẹp đẽ của thùng rửa phán với chúng ta về lời của Đức Chúa Trời làm tươi tỉnh linh hồn (19:7). Thư Êphêsô công bố rằng Đức Chúa Trời đã phó chính mình Ngài cho Hội Thánh “Để khiến hội nên thánh sau khi lấy nước rửa, và dùng đạo làm cho hội tinh sạch” (Eph Ep 5:26). Đức Chúa Trời rửa sạch chúng ta bằng lời Kinh Thánh.

Việc đọc báo và xem tin tức trên đài truyền hình không bày tỏ gì nhiều về sự thanh tẩy tích cực. Chúng ta chỉ thấy những tin tức về một thế giới đầy khủng hoảng, một thế giới đang đau khổ. Các nguồn phương tiện nầy chỉ tường trình những gì thuộc về con người, và kết quả là, chỉ sinh ra lo lắng và sợ hãi. Nhưng lời của Đức Chúa Trời là một nguồn phước và là sự thanh tẩy dành cho đời sống chúng ta.

Trong Kinh Thánh chúng ta tìm thấy phần ký thuật về những sự kiện lớn lao và đáng chú ý về sự giao thiệp của Đức Chúa Trời với dân sự Ngài. Đó là một lời ký thuật về tin mừng. Đức Chúa Trời mời chúng ta hãy suy gẫm về tin mừng của Ngài. “Người ta sẽ nói ra sự tôn vinh oai nghi rực rỡ của Chúa còn tôi sẽ suy gẫm công việc lạ lùng của Ngài ” (Thi Tv 145:5). Khi bạn cảm thấy lo lắng hãy nhớ rằng cùng một Đức Chúa Trời Đấng đã rẽ biển đỏ cũng sẽ mở các cửa trong sa mạc của đời sống bạn và đến để giải cứu bạn.

Kinh Thánh dạy chúng ta hãy suy gẫm lời Chúa không ngừng. “Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ , không đứng trong đường tội nhơn không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng , song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giêhôva và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm ” (1:1-2). Chúng ta phải biết lời Ngài, vì đó là dòng sông của sự sống. Kinh Thánh phán rất rõ: “Dân ta bị tiêu diệt vì thiếu sự thông biết ” (OsHs 4:6).

Ngoài sự khôn ngoan mà chúng ta học được từ Lời Chúa và sự khôn ngoan được mặc khải trong lời hằng sống là – Chúa Cứu Thế Jêsus – chúng ta còn có vị giáo sư giỏi nhất: là Đức Thánh Linh. Chúng ta có thể cầu nguyện: “Lạy Đức Thánh Linh Ngài là Đấng đã hà hơi cho người nam người nữ của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, xin hãy phán với con, dạy dỗ con, và chỉ cho con lẽ thật.”

“Lạy Đức Thnh Linh Ngài là Đấng đã cảm động những người nam người nữ của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh , xin hãy phán với con , dạy dỗ con , và chỉ cho con lẽ thật .”

Các tấm gương được dâng hiến bởi những người nữ Ysơraên để làm thùng rửa minh họa về lời Chúa trong chúng ta, mỗi buổi sáng khi chúng ta nhìn mình trong gương, hình ảnh của chúng ta được phản chiếu trong gương. Tất cả những khiếm khuyết của chúng ta trở nên rõ ràng – râu cần phải được cạo, cặp mắt sưng húp, các vết bẩn – những thực tế của đời sống hằng ngày. Nhưng một tấm gương không những chỉ phô bày tất cả các khuyết điểm, nó còn giúp chúng ta sửa các khuyết điểm ấy. Trong khi đối diện với tấm gương chúng ta có thể sửa soạn chính mình và làm cho mình trông đẹp hơn.

Đây là điều xảy ra với lời của Chúa. Khi chúng ta đọc hoặc lắng nghe lời giảng được xức dầu từ lời Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh bày tỏ tình trạng tấm lòng của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời. Lời Chúa phán xét chúng ta và đi vào những chỗ mà không một người nào khác có thể bước vào để vạch trần đời sống chúng ta trước mắt chính mình “Lời Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm . Sắc hơn gươm hai lưỡi , thấu vào đến đỗi chia hồn , linh , cốt , tủy ; xem xét tư tưởng và ý định trong lòng . Chẳng có vật nào được giấu kín trước mặt Chúa , nhưng thảy đều trần trụi và lột ra trước mắt Đấng mà chúng phải thưa lại ” (HeDt 4:12-13).

Sự đoán xét của lời Chúa, bắt đầu với nhà Đức Chúa Trời, không phải nhằm ý định lên án mà để thanh tẩy (IPhi 1Pr 4:17). Thùng rửa, với chân được làm bằng đồng, phản ánh sự ô uế của các thầy tế lễ nhưng cung ứng nhiều nước tẩy sạch cho họ. Cũng như trong trường hợp của chiếc gương, lời Chúa chỉ cho chúng ta những thái độ mình cần thay đổi và dẫn chúng ta đến sự ăn năn.

Khi lời Chúa đụng đến chúng ta, sự ăn năn là kết quả còn có giá trị hơn tình cảm trong sạch. Sự ăn năn thật cho phép Đức Thánh Linh hành động trong chúng ta. Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất có thể vượt qua những cảm xúc để đến với tâm linh con người, ban cho người ấy một sự sống mới vượt quá những điều hời hợt hoặc tầm thường và trở thành sự sống thuộc linh.

Uy quyền không gì có thể so sánh nổi của Chúa Jêsus bắt nguồn từ sự vâng phục tuyệt đối của Ngài với lời Đức Chúa Trời. Với sự tin cậy trọn vẹn Ngài có thể thách thức kẻ thù: “Trong các ngươi có ai bắt Ta thú tội được chăng ” (GiGa 8:46). Lời Chúa cho chúng ta biết rằng khi Chúa Jêsus kết thúc bài giảng trên núi “Đoàn dân lấy đạo Ngài làm lạ ; vì Ngài dạy như có quyền chứ không giống các thầy thông giáo ” Mat Mt 7:28-29). Đám đông đã nhận biết rằng Chúa Jêsus sống đúng với lời Ngài dạy, không giống như các giáo sư tôn giáo trong thời Ngài.

Vì cớ Ngài sống trong sự vâng lời trọn vẹn đối với Cha Ngài, Chúa Jêsus có trọn quyền để ban lệnh cho thế giới thuộc thể và thuộc linh. “Đến chiều , người ta đem cho Đức Chúa Jêsus nhiều kẻ bị quỷ ám , Ngài lấy lời nói mà đuổi quỷ ra ; cũng chữa được hết thảy những người bịnh ” (8:16).

Thng rửa , với chn bằng đồng phản nh những sự khơng tinh sạch của cc thầy tế lễ nhưng cung cấp nhiều nước cho họ để rửa sạch . Cũng như chiếc gương , lời Đức Cha Trời chỉ cho chng ta những thi độ no cần phải thay đổi v dẫn chng ta đến sự ăn năn .

Chúng ta có cần được xức dầu và có quyền phép không? Sau đó chúng ta phải suy gẫm lời Đức Chúa Trời! Chúng ta hãy vâng theo lời đó, chúng ta hãy để lời Chúa biến đổi chúng ta. Chúng ta hãy đọc lời Ngài với một thái độ khiêm nhường và thưa rằng: “Đức Chúa Trời đang phán gì với tôi ngày hôm nay? Ngài mong đợi điều gì nơi tôi?” Đừng bắt đầu với Sángthếký – trước hết hãy đọc bài giảng trên núi. Hãy suy gẫm những câu Kinh Thánh nầy. Hãy xem xét chính mình trong chiếc gương của lời Chúa. Đừng mong đợi sự xức dầu của Đức Chúa Trời tuôn đổ trên bạn khi bạn vẫn lang thang vô mục đích từ chỗ nầy đến chỗ khác rất giống với một “Người dò kênh” thay đổi các kênh trên truyền hình. Đức Chúa Trời sẽ tuôn đổ sự vinh hiển của Ngài khi bạn dừng lại để suy gẫm lời Ngài và tìm kiếm mặt Ngài.

Khi chúng ta đọc Kinh Thánh, Đức Thánh Linh dạy dỗ chúng ta các bí quyết của Đức Chúa Trời để tăng trưởng trong đức tin. Phaolô đã khuyên Timôthê rằng: “Hãy chăm chỉ đọc sách , khuyên bảo , dạy dỗ cho đến chừng ta đến ” (ITi1Tm 4:13). Khi lời Chúa được chiếu sáng ở trước mắt chúng ta, chúng ta có thể giơ cao lời Ngài với sự tin cậy trọn vẹn, như người ta thường làm với một ngọn cờ sẵn sàng chiến đấu. Bất chấp những kinh nghiệm của chúng ta, ma quỷ không rút lui vào chỗ náu mình cho đến khi nào nó nghe một con cái của Chúa là người đang sống một đời sống thánh khiết thách thức uy quyền của nó bằng những lời sau đây: “Vì có lời chép rằng… ”

Sự cầu nguyện

Đức Chúa Trời dùng sự cầu nguyện để thánh hóa chúng ta. Đó là đối thoại mà chúng ta có với Chúa, một sự đối mặt với Đức Chúa Trời thánh khiết để thanh tẩy chúng ta. Khi chúng ta cầu nguyện, tâm linh chúng ta mở ra trước công việc của Đức Thánh Linh là Đấng đem tiếng phán của Đức Chúa Trời đến với chúng ta. Qua sự cầu nguyện huyết quý báu của Chiên Con tẩy sạch chúng ta một lần nữa bằng quyền năng thanh tẩy của lời.

Những lời cầu nguyện được xức dầu và quý báu có thể được tìm thấy trong Kinh Thánh. Qua những lời cầu nguyện đó, chúng ta có thể học được nhiều điều của sự cầu nguyện và về tấm lòng của người thờ phượng. Đặc biệt là trong các Thithiên, chúng ta khám phá các phương diện của tấm lòng Đavít khiến đụng đến lòng của Đức Chúa Trời và khiến Ngài phán rằng: “Ta đã tìm được Đavít kẻ tôi tớ Ta; xức cho người bằng dầu thánh Ta” (Thi Tv 89:20). Đavít đã cầu nguyện:

Đức Đức Giêhôva ôi ! Xin hãy dò xét và thử thách tôi rèn luyện lòng dạ tôi .

– 26:2

Đức Chúa Trời ơi , xin hãy tra xét tôi và biết lòng tôi ; hãy thử thách tôi và biết tư tưởng tôi ; xin xem thử tôi có lối ác nào chăng , xin dắt tôi vào con đường đời đời .

– 139:23-24

Ai biết được các sự sai lầm mình ? Xin Chúa tha các lỗi tôi không biết

– 19:12.

Cầu nguyện không phải là độc thoại mà là một cuộc đối thoại cao quý oai nghiêm. Trong mối tương giao với Thánh Linh, tai chúng ta mở ra để nghe tiếng êm dịu của Đức Chúa Trời. Nhưng một người cần phải học biết để lắng nghe tiếng của Chúa. Ngài sẽ không bao giờ áp đặt tiếng phán của Ngài trên chúng ta. Đức Thánh Linh là một người lịch sự và Ngài phán với lòng chúng ta bằng một tiếng êm dịu, khuyên giục chúng ta làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, đem ra ánh sáng bản ngã ẩn giấu của chúng ta.

Bởi vì lòng chúng ta là lừa dối, Đức Chúa Trời xem xét chúng ta trong ánh sáng của sự hiện diện Ngài (Xem Gie Gr 17:9-10). Khi ánh sáng của Ngài chiếu rọi tấm lòng chúng ta, Ngài sẽ cáo trách chúng ta về tội lỗi, về sự công bình, và về sự phán xét (GiGa 16:8). Ví dụ của Cựu ước về bệnh phung giúp chúng ta hiểu cách Đức Chúa Trời xử lý tội lỗi chúng ta ngày nay. Luật pháp Môise đã quy định rằng khi người nào nghi ngờ mình mắc bịnh phung, người ấy phải đến thầy tế lễ thượng phẩm để xác nhận sự việc đó. Quan niệm của chính người đó không thành vấn đề, quan niệm của xã hội, bạn bè hoặc những người bà con cũng vậy. Chỉ một người có quyền thẩm định trường hợp đó, và chỉ có một tiếng nói có thẩm quyền – đó là tiếng nói của thầy tế lễ thượng phẩm. Điều nầy cũng đúng với lòng của Đức Chúa Trời – duy Đức Chúa Trời là Đấng thánh có thể phán xét tội lỗi trong đời sống chúng ta. Chúng ta phải tỏ mình ra trước mặt Chúa và thưa rằng: “Xin hãy xem xét tôi dò xét tôi bằng ngọn đèn của Ngài .”

Chúng ta phải tỏ mình ra trước mặt Đức Chúa Trời và thưa rằng : “Xin hãy xem xét tôi , dò xét tôi bằng ngọn đèn của Ngài .”

Nếu bạn mời một người thật lịch thiệp vào nhà mình và nói với người ấy rằng: “Xin mời ngồi vào chiếc ghế bành nầy” người ấy sẽ ngồi đó và chờ đợi. Người ấy chắc không đứng lên và lục lọi các phòng trong ngôi nhà hoặc mở tủ lạnh; người ấy có thể sẽ đợi cho đến khi bạn ngồi xuống và trò chuyện với người ấy. Bạn càng dành nhiều sự quan tâm chú ý cho người khách thì bạn sẽ càng có nhiều cơ hội để trao đổi giúp cho bạn biết rõ người ấy hơn. Nếu bạn không để ý đến người ấy, người ấy có thể sẽ hỏi: “Vì sao bạn mời tôi đến nhà bạn?” Với Đức Thánh Linh cũng giống như vậy. Chúng ta phải tìm kiếm sự hiện diện của Đức Chúa Trời để cầu xin Ngài ban cho sự khôn ngoan và sự sáng trên đường lối mình. Một khi Ngài đã hiện diện chúng ta phải dành tất cả sự chú ý mà Ngài đáng phải được. Đức Thánh Linh mong muốn có mối tương giao thân mật với chúng ta.

Chúng ta có thể tự do bước vào nơi chí thánh. Chúng ta làm như vậy hay không là tùy thuộc vào chính mình. Khi con trai của Đức Chúa Trời kêu cầu Ngài trong sự cầu nguyện, người cha không bao giờ bảo các thiên sứ trả lời như vầy: “Hãy bảo nó tôi không có nhà”. Ngài luôn luôn “trả lời điện thoại”; chúng ta sẽ không bao giờ nhận một tín hiệu máy bận. Đức Chúa Trời phán với chúng ta rằng: “Hãy trở lại cùng Ta , thì Ta sẽ trở lại cùng các ngươi .” (MaMl 3:7).

Đức Chúa Trời muốn trò chuyện với chúng ta về những việc lớn và ẩn dấu. Ngài không những muốn cho chúng ta biết về những kế hoạch kỳ diệu mà Ngài có cho đời sống của chúng ta mà còn muốn nói về tình trạng tấm lòng của chúng ta và về những bông trái mà Ngài muốn thấy nơi đời sống chúng ta. Khi chúng ta bước vào đền thánh của Ngài, ánh sáng hiện diện của Ngài soi sáng tình cảnh của chúng ta (Thi Tv 73:17).

Gióp đã binh vực sự ngay thẳng của mình ở trước mặt Chúa cho đến khi ông được diện kiến với Ngài. Sau đó ông đã kêu lên rằng:

Tôi biết rằng Chúa có thể làm được mọi sự , chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm … Phải , tôi đã nói những điều tôi không hiểu đến , tức các sự lạ lùng quá cho tôi , mà tôi chẳng không biết . Hỡi Chúa , xin hãy nghe , tôi sẽ nói ; tôi sẽ hỏi Chúa , Chúa sẽ chỉ dạy cho tôi . Trước lỗ tai tôi có nghe đồn về Chúa , nhưng bây giờ mắt tôi đã thấy Ngài : Vì vậy tôi lấy làm gớm ghê tôi và ăn năn trong tro bụi

– Giop G 42:2-6

Tiên tri Habacúc đã phàn nàn dữ dội ở trước mặt Chúa. Nhưng khi Chúa phán cùng ông, ông nhận ra sự vô giá trị của mình và đáp lại bằng một bài ca chiến thắng đẹp đẽ.

Vì dầu cây vả sẽ không nứt lộc nữa , và sẽ không có trái trên những cây nho ;cây ôlive không sanh sản , và chẳng có ruộng nào sanh ra đồ ăn ; bầy chiên sẽ bị dứt khỏi ràn , và không có bầy bò trong chuồng nữa . Dầu vậy tôi sẽ vui mừng trong Đức Giêhôva , tôi sẽ hớn hở trong Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi tôi .

– HaKb 3:17-18

Chúng ta nhất định phải bước đi trong Thánh Linh, chìm ngập trong dòng sông của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta lặn ngụp trong dòng nước, đến một mức độ nhất định, chúng ta mất khả năng nghe và thấy. Bên dưới dòng sông của Đức Thánh Linh, chúng ta thôi nghe những gì thế gian nói, những nhận xét vụn vặt của thế gian, những chuyện tầm phào. Không điều gì trong các loại ấy làm chúng ta quan tâm nữa. Chúng ta chăm chú vào mối tương giao thân mật với Đức Thánh Linh. Nhưng ngay khi chúng ta trồi đầu lên khỏi mực nước thuộc linh, chúng lại nghe những tiếng lừa dối của ma quỷ, những tiếng nói làm ngã lòng. Đó là lý do vì sao chúng ta phải cầu nguyện: “Lạy Chúa xin cho con được chìm ngập trong dòng sông của Ngài. Hãy giữ con tại đó. Con muốn được lệ thuộc vào Ngài con muốn được nghe tiếng phán của Ngài.”

Bên dưới dòng sông của Đức Thánh Linh chúng ta thôi nghe những gì thế gian nói , những nhận xét vụn vặt , những chuyện tầm phào của thế gian . Không một điều nào thuộc các loại đó làm chúng ta quan tâm nữa .

Đôi khi Đức Chúa Trời sẽ chỉ dẫn chúng ta để kết hợp một thời gian kiêng ăn và cầu nguyện. Các môn đồ, cùng với Hội Thánh đầu tiên, đã thực hành cầu nguyện và kiêng ăn (Cong Cv 13:3). Chúa Jêsus đã truyền cho chúng ta hãy kiêng ăn và đừng tỏ cho người ngoài biết, xem kiêng ăn như một hành động thờ phượng riêng tư dành cho Đức Chúa Trời (Mat Mt 6:16-18). Chúa Jêsus, gương mẫu cao quý nhất của chúng ta, cũng đã kiêng ăn (4:2).

Khi Đức Chúa Trời mời gọi tôi kiêng ăn theo định kỳ, tôi đã khám phá ra rằng có một năng quyền lớn lao trong sự kiêng ăn. Trong Kinh Thánh, kiêng ăn có thể được xem như một hành động thờ phượng bởi những người hạ mình, sấp mặt xuống trước Chúa, thừa nhận nhu cầu lương thực thuộc linh của họ từ Đức Chúa Trời là trên cả nhu cầu lương thực loài người. Khi ma quỷ cám dỗ Chúa Jêsus trong đồng vắng, Ngài đã quở trách ma quỷ bằng cách phán rằng: “Có lời chép rằng : người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi , song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời ” (4:4).

Kiêng ăn không phải là điều gì đó phù phép. Đó không phải là một sự thực hành chúng ta làm để ép buộc Chúa phải làm thành các ước ao của chúng ta. Những người kiêng ăn không nên khoe khoang là mình thuộc linh hơn những người không kiêng ăn. Trái lại, chức năng của việc kiêng ăn là để hạ bệ xác thịt của chúng ta, kỷ luật chúng ta để chúng ta tìm kiếm Chúa, và giúp chúng ta lui vào giữa lòng sông thiên thượng.

Động cơ tốt nhất dành cho việc kiêng ăn là hoàn toàn chỉ để tìm kiếm mặt Chúa và làm mới lại mối tương giao của chúng ta với Ngài.

Trước khi Đức Chúa Trời tuôn đổ một sự xức dầu tươi mới và đầy quyền năng trên tôi vào năm 1992, tôi đã được thúc giục để dành suốt nhiều tuần lễ kiêng ăn, tôi cảm thấy một sự khao khát lớn về Chúa! Tôi mong muốn được kinh nghiệm một mối tương giao mới với Ngài, và tôi đã cố gắng đạt được điều đó. Ngày nay tôi đã nhận biết giá trị của những giờ phút ấy và tôi biết chúng đã liên quan rất nhiều đến sức sống thuộc linh của chức vụ hiện nay của tôi.

Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì cớ những công cụ của sự cầu nguyện và kiêng ăn làm biến đổi và thanh tẩy chúng ta và ban cho chúng ta sự chỉ dẫn theo ý muốn Ngài.

Mối Thông Công Với Nhau

MỐI THÔNG CÔNG CỦA HỘI THÁNH là một yếu tố quan trọng liên hệ đến sự thanh tẩy của chúng ta. Khi chúng ta bước đi với Chúa, không thể nào lớn lên một cách lành mạnh nếu chúng ta cứ cô lập khỏi mối tương giao với thân thể Ngài. Chúng ta cần các anh chị em của mình. Họ có một nguồn nước sống bên trong giúp chúng ta trong việc thanh tẩy mình.

Kiêng ăn không phải là điều gì phù phép . Đây khơng phải là một sự thực hành nhằm bắt buộc Chúa phải làm thành các ước muốn của chúng ta . Chức năng của việc kiêng ăn là để hạ bệ xác thịt chúng ta , kỷ luật chúng ta ngõ hầu chúng ta tìm kiếm Đức Chúa Trời .

Phúc âm Giăng thuật lại một thời điểm trong cuộc đời Chúa Jêsus khi Ngài san sẻ mối thông công thân mật với các môn đồ. Thời điểm nầy, ngay trước khi Ngài chịu đóng đinh, nhấn mạnh sự gần gũi của Ngài với các môn đồ và cho chúng ta một nguyên tắc về mối thông công.

Đức Chúa Jêsus biết rằng Cha đã giao phó mọi sự trong tay mình , và mình đã từ Đức Chúa Trời đến , cùng sẽ về với Đức Chúa Trời , nên đứng dậy khỏi bàn , cởi áo ra , lấy khăn vấn ngang lưng mình . Kế đó Ngài đổ nước vào chậu , và rửa chơn cho môn đồ , lại lấy khăn mình đã vấn và lau chơn cho .

– GiGa 13:3-5

Hành động rửa chơn cho các môn đồ của Ngài có một hàm ý lớn lao dành cho người tin Chúa hơn là việc phục vụ nhau đơn giản. Điều nầy có liên quan mật thiết đến đời sống thánh khiết của chúng ta. Trong bước đi hằng ngày với tư cách những Cơ Đốc Nhân, chân chúng ta thường xuyên bị vấy bụi tội lỗi. Sự xưng tội một mình của chúng ta ở trước mặt Chúa đủ để giúp chúng ta kinh nghiệm sự tha thứ của Ngài và nhận được sự đắc thắng trên mọi điều ác. Nhưng có những giờ phút khi chúng ta khẩn cấp cần được sự xác nhận về sự tha thứ từ một anh em, một tôi tớ của Đức Chúa Trời, là người có thể quỳ gối mà rửa chân cho chúng ta. Chúa phán cùng các môn đồ Ngài rằng: “Vì Ta đã làm gương cho các ngươi , để các ngươi cũng làm như Ta đã làm cho các ngươi .” (13:15).

TrGv 4:9-10 chép rằng: “Hai người hơn một … nếu người nầy sa ngã thì người kia sẽ đỡ bạn mình lên ; nhưng khốn thay cho kẻ ở một mình mà sa ngã , không có ai đỡ mình lên !” Những con người vĩ đại của Đức Chúa Trời trước nay vẫn luôn diễn thuyết hùng hồn nhưng thình lình mất chức vụ là bởi vì họ thấy mình cô độc và đã không cầu cứu vào đúng thời điểm. Satan thường tìm cách cô lập một người tin Chúa bởi hoàn cảnh của người ấy hầu cho nó có thể khiêu chiến nghịch cùng người đó một mình. Trong những lần cô độc như vậy, tội lỗi ra sức nắm quyền và sở hữu người đó, và sự cám dỗ đã đẩy người ấy đến bên bờ vực thẳm. Đôi khi sự cầu nguyện và đọc Kinh Thánh dường như không đủ để chiến thắng sự cám dỗ. Nếu chúng ta kêu cầu Chúa mở đường trong những thời điểm như vậy, Ngài sẽ chỉ chúng ta đến với Hội Thánh, với gia đình mà Ngài đã ban cho chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ nỗ lực xử lý các tình huống ấy một mình. Có thể hãy hạ mình thú nhận những thất bại của mình với một người khác – không ai thích phơi bày “bàn chân bẩn của mình cho người khác!” Nhưng cần thiết phải làm như vậy!

Trên con đường dẫn tới sự thánh khiết nầy, Đức Chúa Trời hành động bằng cách dùng các tín hữu để nâng đỡ nhau trong sự cầu nguyện, để kỷ luật chúng ta khi có cần, hoặc để lắng nghe chúng ta trong sự im lặng yêu thương. Khi Đức Chúa Trời chất vấn về Abên, Cain đã không đúng khi ông trả lời: “Tôi há là người giữ em tôi sao ?” (SaSt 4:9). Tất nhiên chúng ta là người chịu trách nhiệm với anh em mình! Tội lỗi và những nan đề trong đời sống hoặc của anh em hoặc chị em cũng ảnh hưởng đến chúng ta nữa. Chúng ta là một thân trong Chúa Cứu Thế. Trong mối thông công với nhau, Đức Chúa Trời thánh hóa chúng ta. Như IGi1Ga 1:17 chép rằng: “Nhưng nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng , thì chúng ta giao thông cùng nhau ; và huyết Đức Chúa Jêsus , Con Ngài , làm sạch mọi tội chúng ta .”

Bàn Của Đức Chúa Trời

CHÚNG TA HÃY RỜI HÀNH LANG với bàn thờ bằng đồng và chậu rửa mà bước vào nơi thánh, gian phòng đầu tiên của đền tạm, là nơi chỉ những thầy tế lễ mới được phép vào. Mỗi đồ vật trong phòng nầy đều có gì đó để dạy dỗ chúng ta về chức vụ của mình với tư cách một Hội Thánh. Bàn có bánh trần thiết của sự hiện diện Đức Chúa Trời phán với chúng ta về chức vụ chúng ta hướng vào trong, tức là về mối thông công của Hội Thánh. Chơn đèn, thành phố thứ hai trong nơi thánh, liên hệ đến chức vụ của chúng ta hướng ra bên ngoài đối với thế gian hư mất. Bàn thờ xông hương nhấn mạnh chức vụ chúng ta hướng lên trên chính mình Đức Chúa Trời.

Bàn được làm bằng gỗ sitim và được bọc bằng vàng. Có mười hai ổ bánh được đặt trên bàn – mỗi ổ tượng trưng cho mỗi chi phái Ysơraên – cho thấy dự đa dạng trong sự hiệp nhất trọn vẹn. Tất cả mọi người ở trên bàn đều được thay mặt bởi một người dâng của lễ cho Chúa. Mỗi khi chúng ta nhóm nhau lại để dự tiệc thánh, chúng ta kỷ niệm lẽ thật nầy. Khi Phaolô dạy các tín hữu Côrinhtô về tầm quan trọng của việc dự tiệc thánh ông nói rằng: “Vì chỉ có một cái bánh , chúng ta dầu nhiều , cũng chỉ một thân thể ; bởi chưng chúng ta đều có phần chung trong một cái bánh .” (ICo1Cr 10:17).

Là một thân thể, điều cần thiết và đúng Kinh Thánh đó là chúng ta phải học tập lẫn nhau. Đức Chúa Trời đã dùng các tín hữu khác để làm gương cho đời sống chính chúng ta. Nếu chúng ta muốn lớn lên về mặt tâm linh, chúng ta phải vây phủ chính mình bằng những người được xức dầu, những người lãnh đạo Cơ Đốc và các anh em tín hữu là những người yêu kính Chúa, biết Ngài cách mật thiết và trung tín với Ngài. Khi chúng ta đến gần họ chúng ta sẽ thấy cách họ sống, cách họ cầu nguyện, và cách họ hành xử.

Sứ đồ Phaolô đã nói rằng: “Hãy bắt chước tôi , cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng Christ vậy .” (11:1). Ai có thể nghi ngờ những ảnh hưởng tích cực mà Môise để lại trên Giôsuê, Êli để lại trên Êlisê, và Phaolô để lại trên Timôthê? Chúng ta tăng trưởng khi chúng ta học tập lẫn nhau, theo như điều mà mỗi người đã nhận lãnh từ Chúa (IPhi 1Pr 4:10).

Êlisê là một gương mẫu tốt cho chúng ta. Sự kiên trì của ông khi ông đi theo Êli, việc ông từ bỏ mọi sự khác để trung tín với sự kêu gọi của mình, và sự khao khát sâu xa bên trong ông để được đầy dẫy thần linh khiến ông phải được ban cho một chức vụ thật xuất sắc. Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta nhiều hơn nữa quyền phép của Ngài, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ được ban cho quyền phép ấy nếu chúng ta rút lui khỏi thân thể hoặc giao du với những kẻ thày lay việc người khác, kẻ chỉ trích, hoặc kẻ vô kỷ luật, chúng ta phải gắn bó với những người mà lời nói của họ là “Một nguồn sự sống ” (ChCn 10:11). Họ sẽ giúp chúng ta lớn lên. Họ sẽ cảm động chúng ta để chúng ta học tập yêu thương và hầu việc Chúa ở mức độ lớn hơn.

Bàn và bánh trần thiết cũng tượng trưng cho sự cung ứng của Đức Chúa Trời đối với dân sự Ngài. Mỗi ổ bánh dành cho một chi phái. Đức Chúa Trời đã có một phần được chọn cho mỗi chi phái. Sự cung ứng nầy không phải chỉ có mặt vật chất, bởi vì bánh tượng trưng cho chính mình Chúa Cứu Thế. “Ta là bánh của sự sống , ai đến cùng Ta chẳng hề đói và ai tin Ta chẳng hề khát ” (GiGa 6:35). Không có loại thức ăn nào khác làm thỏa mãn linh hồn. Chúa Cứu Thế Jêsus là mọi sự của chúng ta, là bánh thật của chúng ta. Càng dự phần với Ngài qua Thánh Linh, khao khát của chúng ta để trở nên một phần lớn vào bánh sống càng lớn lao hơn! Chúng ta đừng bao giờ thôi ăn nuốt bánh nầy. Nếu chúng ta thôi không ăn nuốt từ Thánh Linh chúng ta sẽ trở nên yếu đuối rơi vào một thông lệ và sống một hình thức Cơ Đốc Giáo đáng thương và vô vị.

Bạn có đang dự phần với bánh nầy chăng? Chất bổ dưỡng ngon ngọt nhất trên đất nầy phải được tìm thấy trong phòng cầu nguyện. Chúa đang chờ đợi bạn. “Nầy Ta đứng ngoài cửa mà gõ , nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho , thì Ta sẽ vào cùng người ấy ăn bữa tối với người và người với Ta ” (KhKh 3:20).

Nếu bạn đã dời khỏi bàn, là nơi bạn đang được nâng đỡ bởi bánh sống, có lẽ bạn đang sống như đứa con trai hoang đàng. Những đồ thừa thải vô vị của thế gian nầy sẽ không bao giờ làm thỏa mãn linh hồn bạn. Bạn sẽ nói với chính mình như vầy: “Tại nhà Cha ta , biết bao người làm mướn được bánh ăn dư dật , mà ta đây phải chết đói !” (LuLc 15:17). Người đàn bà Syrôphênixi đã bày tỏ đức tin lớn khi bà đáp lại những ý kiến của Chúa phán cùng bà bằng cách nhất định rằng một vài mẫu bánh vụn rơi xuống khỏi bàn là đã đủ giải phóng con gái bà (Mac Mc 7:28). Huống chi chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, sẽ nhận được những thức ăn bổ dưỡng để lập những đại công cho Chúa nhờ việc được ngồi ở tại bàn ăn của vua! Hãy vui hưởng các món ăn bổ béo của Ngài!

Sự Sáng Của Thế Gian

CHƠN ĐÈN BẰNG VÀNG LÀ ÁNH SÁNG duy nhất trong đền tạm. Các thầy tế lễ phải canh thức để giữ cho đèn không bao giờ tắt. Trong KhKh 1:20 Chúa Cứu Thế Jêsus bày tỏ rằng “bảy chơn đèn là bảy Hội Thánh vậy ”. Hội Thánh là sự sáng của thế gian (Mat Mt 5:16). Chức vụ hướng ra bên ngoài của chúng ta là thiết yếu cơ bản để gia tăng sức mạnh của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta.

Khi chúng ta làm thành chức vụ Chúa đã giao phó cho mình, ban cho điều mình đã nhận lãnh, sự xức dầu của Đức Chúa Trời gia tăng trong đời sống chúng ta. Dầu của người đàn bà góa không ngừng chảy cho đến khi không còn bình để rót vào nữa. (IIVua 2V 4:6). Nếu chúng ta thôi ban cho dầu của mình, dầu sẽ ngừng tuôn chảy.

Có lẽ bạn nghĩ:Tôi không giỏi.Tôi chẳng có ơn tứ gì. Tôi chưa được chuẩn bị cho chức vụ. Đừng xem thường điều Chúa đã ban cho bạn. Hội Thánh bị suy yếu khi các tín hữu chôn giấu các ta lâng của họ bởi vì họ nghĩ mình không có gì để ban cho.

Khi chúng ta hoàn thành chức vụ Chúa giao phó cho mình , ban cho điều mình đã nhận lãnh , sự xức dầu của Đức Chúa Trời gia tăng trong đời sống chúng ta .

Đã đến lúc tất cả các Cơ Đốc Nhân, không phải chỉ có các mục sư, phải trở thành các người đại diện cho công việc Đức Chúa Trời. Êtiên là một chấp sự của Hội Thánh đầu tiên. Công việc của ông là giúp việc bàn tiệc. Nhưng Êtiên đã không giới hạn chức vụ của mình nơi những việc vật chất; ông đã trau dồi đời sống tâm linh của mình. Ông đã tận tụy làm theo ý muốn của Chúa, thậm chí đến chỗ phó dâng mạng sống mình. Ông không phải là một con người tầm thường, cũng không phải là một người giữ thông lệ. Kết quả thật kinh ngạc. Đức Chúa Trời đã dùng ông một cách mạnh mẽ. “Êtiên được đầy ơn và quyền , làm dấu kỳ phép lạ rất lớn trong dân .” (Cong Cv 6:8). Khi ông đối mặt với những người lãnh đạo tôn giáo, uy quyền của ông về Lời Chúa mạnh mẽ đến nỗi “Chúng không chống lại nổi với trí khôn người cùng Đức Thánh Linh , Đấng người nhờ mà nói ” (6:10).

Để chiếu sáng thế gian nầy, chúng ta cần một khải tượng như khải tượng của Êtiên. Nhiều nơi cần phải được nghe lời ban sự sống. Bẩm sinh chúng ta không phảilà một nhân sự Cơ Đốc đâu nhưng chúng ta cần được huấn luyện để trở thành nhân chứng Cơ Đốc. Đức Chúa Trời uốn nắn chúng ta dần dà khi chúng ta đầu phục trước ý muốn của Ngài. Giống như Chúa Jêsus đã kêu gọi mười hai môn đồ… những người nam mà theo cái nhìn của con người, không xứng đáng để được chọn… vậy Chúa đã kêu gọi chúng ta bởi đức tin để làm những việc lớn và Ngài đang chuẩn bị chúng ta để thực hiện những việc đó.

Nguồn năng lực của chúng ta để hầu việc Chúa phải là Đức Thánh Linh. Chúng ta cần quyền năng để đối mặt với thế giới bằng uy quyền mà Chúa Jêsus đã dùng để đối mặt với thế gian. Người ta đã chán ngấy với những lời không có sự sống. Chúng ta không thể đụng đến thế gian nếu Đức Chúa Trời chưa trước hết đụng đến chúng ta.

Có một giai đoạn mà ưu tiên của tôi là công việc. Tôi thường thức dậy sớm, chạy đây chạy đo, bận rộn suốt cả ngày. Càng bận rộn tôi càng thỏa mãn với những nỗ lực của mình. Nhưng Đức Chúa Trời đã phán với tôi qua một cuộc phỏng vấn mục vụ mà tôi có được với một thành viên trong hội chúng của mình. Khi tôi chăm chú lắng nghe những nan đề của người đang được phỏng vấn, trong khi ông ta khóc lóc trong nỗi thống khổ, Đức Thánh Linh đã đến trên tôi với quyền phép. Kinh nghiệm nầy mạnh mẽ đến nỗi tôi buộc phải giữ chặt lấy chiếc ghế của mình. Sau đó Ngài đã phán cùng tôi: “Claudio Freidzon con đang làm gì ở đây?”

Tôi thưa rằng: “Lạy Chúa con đang làm công việc Ngài”

Đức Thánh Linh nhỏ nhẹ phán với tôi rằng: “Ta đang đợi con trong phòng cầu nguyện” Tôi tin rằng là việc bắt buộc bổn phận mục vụ của mình và lắng nghe bầy chiên, nhưng Đức Chúa Trời muốn sắp xếp lại thứ tự các ưu tiên của tôi. Ngài không muốn tôi tận tụy với một thông lệ của chức vụ mục sư, mặc dầu một thông lệ với đầy dẫy những ý định tốt lành. Điều quan trọng nhất đối với bất cứ một tín hữu nào là phải gặp gỡ Đức Chúa Trời. Chỉ khi ấy chúng ta mới kết quả trong chức vụ mình. Chúng ta phải gặp gỡ Chúa trước hết, bởi vì Ngài chính là nguồn năng lực của chúng ta.

Để hầu việc Ngài chúng ta cần có sự phong chức của Ngài về mặt thuộc linh , tức là sự che phủ của Ngài. Một ngày nọ khi tôi lái xe qua một trong các đường phố chính của thành phố Buenos Aires, giao thông đang bị ách tắc vì dân chúng đang từ các sở làm về nhà. Đối với một khách bộ hành bình thường thì thật rất nguy hiểm để băng qua đường trong một tình huống như vậy. Nhưng một người đàn ông đứng ở giữa các tuyến giao thông và tất cả các xe cộ đều phải dừng lại lập tức. Bạn có biết vì sao không? Anh ta đang bận bộ quân phục của một cảnh sát viên. Anh ta là một người bình thường, nhưng anh đã có điều gì đó làm cho anh khác hơn, anh ta được phong cho uy quyền. Nếu không có bộ sắc phục, hẳn anh ta đã bị cán chết một cách không thương xót, nhưng sự hiện diện của anh ta đòi hỏi sự tôn trọng. Sự xức dầu của Đức Thánh Linh là sự phong chức về mặt thuộc linh của người tin Chúa. Khi Đức Chúa Trời xức dầu chúng ta, Ngài ban cho chúng ta uy quyền thuộc linh mà ai nấy đều thừa nhận. Mặc dầu chính mình ma quỷ chống nghịch chúng ta, khi nó nhìn thấy sự phong chức của Đức Chúa Trời trên đời sống chúng ta nó phải ngừng lại và nói rằng “Ta không làm chi ngươi được , Đức Chúa Jêsus sẽ hậu thuẫn ngươi .” Tay Chúa sẽ ở cùng chúng ta! Ngài sẽ làm mạnh mẽ chúng ta và giày đạp các kẻ thù chúng ta. (Thi Tv 89:20-23).

Sự xức dầu khiến cho chúng ta chiếu sáng trong một thế giới tối tăm

Sự xức dầu khiến chúng ta chiếu sáng ra trong một thế giới tối tăm. Chúng ta là ngọn đèn của Đức Chúa Trời, là sự sáng của thế gian. Nếu chúng ta muốn tiến đến một chiều kích vinh hiển chúng ta phải hành động với tư cách là những tôi tớ của Đức Chúa Trời. Mục đích của Đức Chúa Trời là chúng ta phải chinh phục các dân cho Chúa Cứu Thế bằng quyền phép của Đức Thánh Linh. Nếu chúng ta giữ sự xức dầu của mình bên trong Hội Thánh, tự vui hưởng và nhảy múa đằng sau những cánh cửa đóng kín trong khi thế giới bên ngoài đang chết mất, Chúa sẽ cất lấy khỏi chúng ta quyền năng đó và ban cho những người bằng lòng đưa sự xức dầu ấy vào trong thế gian. Hãy giảng Tin lành cho thế giới nghèo thiếu, và Đức Chúa Trời sẽ thêm nhiều vinh hiển cho đời sống bạn! Hãy cầu xin Đức Chúa Trời ban cho quyền năng. Chúa phán rằng: “Hãy cầu Ta , Ta sẽ ban cho con các ngoại bang làm cơ nghiệp ”. (2:8).

Hương: Lời Cầu Nguyện Của Các Thánh Đồ

BÀN THỜ XÔNG HƯƠNG là vật thánh cuối cùng trong nơi thánh. Nó được đặt phía trước bức màn dày phân cách nơi thánh và nơi chí thánh. Mùi thơm của hương thẩm thấu qua bức màn bay đến nơi hiện diện vinh hiển của Đức Chúa Trời trên hòm giao ước. Biểu tượng của bàn thờ xông hương được mở rộng trong sách Khảihuyền tại đó Giăng đã nói rằng: “Bốn con sanh vật và hai mươi bốn trưởng lão đều sấp mặt trước mặt chiên con , mỗi kẻ cầm một cây đờn và những bình vàng đầy hương ; đó là những lời cầu nguyện của các thánh ” (KhKh 5:8).

Hương tượng trưng cho những lời cầu nguyện của chúng ta lên đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời. “Nguyện lời cầu nguyện tôi thấu đến trước mặt Chúa như hương , nguyện sự giơ tay tôi lên được giống như của lễ buổi chiều .” (Thi Tv 141:2). Ngoài những lời cầu nguyện của chúng ta, lời ngợi khen, sự thờ phượng, các ân tứ của chúng ta cũng được đặt ở trước mặt Chúa (Xem Cong Cv 10:31).

Bàn thờ xông hương liên kết chúng ta với chức vụ của Hội Thánh: Ngợi khen, thờ phượng, và thông công với Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện. Đây là chức vụ “hướng lên trên” của chúng ta. Bức thư gởi cho người Êphêsô cho thấy rõ ràng chúng ta được chọn để “khen ngợi sự vinh hiển của ân điển ” (Eph Ep 1:6) mối thông công với những người ở chung quanh chúng ta, cũng như lời chứng của chúng ta đối với thế gian, đều phụ thuộc vào chức vụ tế lễ nầy. Hội Thánh ban đầu đã hành động trong một bầu không khí cầu nguyện và thờ phượng sâu nhiệm. Khi các môn đồ hầu việc Chúa, họ được ban cho sự chỉ dẫn cần thiết để thi hành công việc Ngài (Cong Cv 13:2-3). Trên con đường chúng ta tiến đến đời sống Cơ Đốc đắc thắng, bàn thờ xông hương nối kết chúng ta với sự vinh hiển.

Trên con đường dẫn đến đời sống Cơ Đốc đắc thắng , bàn thờ xông hương (sự ngợi khen thờ phượng , và mối tương giao với Cha trong sự cầu nguyện ) đưa chúng ta vào chỗ tiếp xúc với sự vinh hiển .

Lời cầu nguyện bằng đức tin đánh dấu giai đoạn bắt đầu của đời sống Cơ Đốc chúng ta khi chúng ta chấp nhận Phúc âm không ngừng là phương tiện kỳ diệu nhất để đạt đến sự hiểu biết vinh hiển của Đức Chúa Trời (RoRm 10:9, 10).

Hòm Giao Ước

NƠI CHÍ THÁNH là nơi mà một cuộc đối mặt cá nhân giữa Chúa và con cái Ngài diễn ra.

Rương giao ước là đồ vật duy nhất ở trong nơi chí thánh. Trong số những vật khác, rương giao ước còn chứa một bình ma na, cây gậy của Arôn trổ hoa, và hai bảng giao ước (HeDt 9:4). Ở trên nắp thi ân (hoặc ngôi thi ân), huyết được rưới để tẩy sạch tội lỗi của dân sự, và bên trên huyết, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời tự bày tỏ ra.

Bức màn đã được xé làm hai khi Chúa Cứu Thế chịu chết mời gọi chúng ta bước vào các nơi trên trời một cách tự do thông qua sự cầu nguyện. Không ai được phép bước vào nơi chí thánh nếu không bởi công lao của Chúa Cứu Thế, là Thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta, là Đấng mà sự hiện diện của Ngài được biểu trưng bởi hòm giao ước. Đời sống chúng ta có một giá trị vượt trội là bởi vì Chúa Cứu Thế đã rảy trên chúng ta huyết của Ngài và bày tỏ trong những chiếc bình bằng đất của chúng ta của báu chiếu sáng bởi sự hiện diện của Ngài.

Khi chúng ta đi vào nơi chí thánh, vào trong mối tương giao với Đức Chúa Trời thánh khiết, chúng ta kinh ngạc khi khám phá rằng Chúa Jêsus Christ đã không ngừng cầu thế cho chúng ta, chỉ cho Cha Ngài những dấu đinh trên tay mà Ngài đã bị đâm tại thập tự giá. Trước sự vinh hiển của Ngài, chúng ta được thêm sức bởi ma na từ trời mà Ngài cung ứng cho chúng ta. Ở trong nơi chí thánh chúng ta khám phá uy quyền được tượng trưng bởi cây gậy của Arôn. Chúa Jêsus tuôn đổ trên chúng ta sự sống của chính Ngài. Ngài là sức mạnh của sự sống lại đã ban cho chúng ta đắc thắng trên sự chết và Satan. Ở dưới chân thầy chúng ta, trong nơi ngự thiên đàng của Ngài, chúng ta học biết các luật lệ của Ngài và nhận được sức mạnh để sống theo lời của Ngài đã được chép trên các bảng lòng của chúng ta.

Thực hành mối tương giao với Đức Thánh Linh là quyết định mà chúng ta phải coi trọng hết sức. Như OsHs 6:3 đã khuyên: “Chúng ta khá nhìn biết Đức Giêhôva ; chúng ta khá gắng sức nhìn biết Ngài .”

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here