Home Khám Phá Lịch Sử Hội Thánh – Những Giảng Sư Và Người Lãnh Đạo Nỗi Danh

Lịch Sử Hội Thánh – Những Giảng Sư Và Người Lãnh Đạo Nỗi Danh

0
Lịch Sử Hội Thánh – Những Giảng Sư Và Người Lãnh Đạo Nỗi Danh

Lịch Sử Hội Thánh

Phần III: HỘI THÁNH THẮNG LỢI

(Năm 300 Đến 500)

Những Giảng Sư Và Người Lãnh Đạo Nỗi Danh

Trong thời kỳ từ cuối thế kỷ thứ 4 đến giữa thế kỷ thứ 5, có nhiều giảng sư có tài tại các thành phố. Những bài giảng của họ là phần quan trọng trong các buổi lễ ngày Chúa Nhật. Thường thường vị Giám Mục là giảng sư. Ông ta giải nghĩa Kinh Thánh và dạy dỗ, áp dụng vào đời sống hằng ngày những gì học được. Thường lệ hội chúng vỗ tay khi được nghe những đoạn thích thú. Có ba vị giảng sư nổi danh thời đó là ba Giám Mục: Ông John Chrysostom ở Hội Thánh miền Đông và các ông Ambrose và Augustine ở Hội Thánh miền Tây.

John Chrysostom (245 – 407) là một thầy tu khổ hạnh, chăm chỉ trong việc nghiên cứu. Ông là một trong những giáo phụ Hy Lạp xuất chúng, và được người ta gọi là Chrysostom, có nghĩa là ‘miệng vàng’ vì ông giảng rất hùng hồn. Ong giải nghĩa KinH Thánh không theo kiểu ‘hình bóng’ như mọi người quen làm hồi đó, nhưng ông đứng trên quan điểm văn chương và lịch sử. Ông nói Kinh Thánh là đồ dùng của người Cơ-Đốc. Ông khuyên các gia đình nên mời lân bang xóm giềng đến nhà đọc Kinh Thánh chung với họ. Ông có thể báo trước đoạn Kinh Thánh sẽ giảng tuần sau để Hội Thánh biết và nghiên cứu trước ở nhà và dự bị hiểu sứ điệp của ông. Ông giảng rất hay về những vấn đề thực tế của đời sống Cơ-Đốc, do đó trong 12 năm ông rất được ưa chuộng tại An-ti-ốt (Antioch). Có một lần ông trách hội chúng vỗ tay ca ngợi ông, lúc ông cho là không thích hợp, nhưng khi ông trách hội chúng lại càng vỗ tay nhiều hơn. Danh ông càng nổi. Năm 398, Hoàng Đế mời ông về Constantinople làm giáo phụ. Ở đây cũng như ở An-ti-ốt các đám đông say mê nghe ông giảng dạy. Tuy nhiên vì ông muốn cải tổ lối sống buông lung của các người lãnh đạo và không đồng ý với lối y phục quá đáng của phụ nữ. Nữ hoàng Eudoxia cho là ông chỉ trích chính bà cho nên cả phái lãnh đạo và nữ hoàng đều can gián ông. Họ triệu tập một cuộc họp mặt của hội đồng Hội Thánh một cách bất hợp pháp, lên án và cách chức vị giáo phụ, đổ tội vu vơ và đày ông đi Armenia. Giáo hoàng Innocent I lấy làm bất bình về việc này, dứt thông công với Constantine nhưng ông John Chrysostom qua đời tại nơi bị lưu đày.

Ambrose (337 – 397) được giáo dục tại La Mã, với mục đích giữ chức vụ hành chánh. Khi còn trẻ ông đã làm thị trưởng thành phố Milan. Một ngày kia người ta bầu một vị tân Giám Mục và có nhiều tiếng cãi cọ ồn ào. Ông thị trưởng muốn làm cho làm cho dân chúng yên lặng và bảo vệ trật tự, bèn đi vào trong nhà thờ. Đang khi ông nói thì có tiếng người la, rồi cả đám đông cùng reo lên : ‘Ambrose làm Giám Mục’ Tuy ông chưa nhận phép Báp Têm nhưng ông cho sự reo hò kia là một tiếng gọi từ Đức Chúa Trời, và dự bị chịu phong chức Giám Mục sau lễ Báp Têm và nhận chức vụ hầu việc Chúa. Ông đem tiền của cho người nghèo, đem tài sản cho Hội Thánh và đôc chỉ nghiên cứu thần học. Lòng trung thực của ông, thêm óc thông minh và tài quản trị đã giúp ông trở thành một người hầu việc xuất sắc ở Hội Thánh Miền Tây.

Đọc những sách thần học của ông viết về đức tin và ảnh hưởng của đức tin trong những vấn đề thực tế, người ta thấy ông là người biết rộng về nền học cổ điển cũng như thông thạo kinh điển. Ông có ý niệm sâu sắc về tội lỗi và ân điển nên ông viết :’Tôi không khoe mình vì tôi là công bình, nhưng khoe mình vì đã được chuộc. Tôi không khoe mình vì đã thoát khỏi tội, nhưng vì được tha thứ về những tội của tôi’. Về Kinh thánh ông viết :’Trên thiên đường cũng như trong những trang Kinh Thánh, Đức Chúa Trời bước đi tìm kiến con người. Khi một kẻ có tội đọc những lời Kinh Thánh, kẻ ấy nghe tiếng Đức Chúa Trời phán :’A đam ngươi ở đâu?’

Tại nhà thờ ông soạn những bài Thi Thiên cho hội chúng hát đối đáp. Ông chép một số Thánh Ca xưa ra thành những đoạn thơ 4 dòng, có bài còn được giữ trong những sách Thánh Ca hiện nay, ông cũng cho sử dụng loại bài ca ngâm không có nhịp điệu, có lẽ lấy từ lời ca ngâm của Do Thái và Hy Lạp xưa. Bây giờ tại Milan, người ta còn giữ lời ca ngâm của Do Thái và Hy Lạp xưa này gọi là ‘Ambrosian Chant’

Danh tiếng của ông đã làm cho ông phải đối đầu với đại đế Theodosius ngay tại cửa nhà thờ. Ông cấm đại đế bước vào thánh đường trước khi công khai nhận tội đã tàn sát dân chúng tại thành Tê-sa-lô-ni-ca (Thessalonica) và xin Đức Chúa Trời tha tội cho. Đại đế Theodosius phải làm theo, và như vậy là công nhận sự ưu việt của uy quyền thuộc linh của Giám Mục, và Giám Mục có quyền can thiệp vào đời sống thế gian.

Ông Ambrose có nhiều tài năng, và trên hết ông là một giảng sư hùng biện. Augustine thích nghe ông, có lần được cảm động , và trở thành tín đồ.

Augustine (354 – 430) sinh tại Bắc Phi, cha là người ngoại đạo và mẹ là tín ồ tên là Monica. Tuy khi còn trẻ ông sống chỉ để tìm lạc thú, không bỏ qua cơ hội vui chơi nào, nhưng tâm trí ông vẫn đăm chiêu dò tìm ý nghĩa của đời sống. Ông tìm hiểu Kinh Thánh nhưng bất mãn với lời văn chương khi ông so sánh với các tác giả La Tinh Và Hy Lạp mà ông ưa thích. Sau khi ông trở thành giảng sư về khoa luận thuyết ở La Mã và Milan, chính tại Milan ông được những buổi giảng của Ambrose thu hút.

Ông Ambrose làm phép Báp Têm cho Augustine vào năm 387. Đời sống tín đồ đã hoàn toàn thay đổi ông và ông trở lại Bắc Phi. Ông dâng trọn đời sống hầu việc Chúa, nghiên cưú Kinh Thánh viết sách và giảng đạo, sau đó ông làm giám mục tại Hippo. Khi quân Vandal đến đây vây Hippo thì ông qua đời.

Ảnh hưởng của Augustine trong tư tưởng Cơ-Đốc chỉ đứng sau Phao-lô mà thôi. Tuy nhiên, trong thời ông còn sống, lý thuyết căn bản của ông về tội lội và ân điển cũng bị người ta chỉ trích. Năm 400 có Pelagius, một thầy tu, cũng là một nhà thần học gốc Anh có lễ là Ai Nhĩ lan, đến La Mã giảng một thuyết mới bác bỏ tội nguyên thủy. Pelagius dạy rằng ai nấy, đàn ông, đàn bà, đều có thể tự sức làm nên sự cứu chuộc mình. Họ có thể trở thành người trọn vẹn bởi đức tin nhờ việc lành của họ. Năm 415, Augustine viết thư cho Jerome, bấy giờ làm chủ tọa tại Tu Viện Bết-lê-hem, tỏ ý lo lắng là Pelagius có mưu đồ đưa tà thuyết của mình vào miền Đông, Jerome viết thư nói thẳng với Pelagius, gọi ông là ‘kẻ ngu nhất trong đám kẻ ngu, trí óc đã trở nên tối tăm vì ăn nhiều cháo lúa Ai Nhĩ Lan. Người ta lên án tà thuyết của Pelagius, nhưng vấn đề tự do ý chí và ân điển mà Pelagius nêu ra vẫn còn chưa giải quyết được.

Mặc dầu có những thách thức như trên, ảnh hưởng của Augustine lúc đương thời cũng như sau đó rất rộng rãi. Ông luôn luôn viết thư, luận thuyết, viết sách, viết bài giảng. Năm trăm bài giảng còn lưu lại đến bây giờ. Hai quyển sách ông viết gây ảnh hưởng sâu xa trong Cơ-Đốc Giáo tây phương và được coi là những sách tôn giáo cổ điển đó là quyển Xưng tội (Confessions) và Thành Đức Chúa Trời (De Civitate Del). Quyển ‘Xưng tội ‘ viết vào năm 400 là sách tự thuật đời sống thuộc linh, nói lên một trình độ tin kính cá nhân rất sâu đậm, chỉ thua Phao-lô. Trong lời cầu nguyện mở đầu ông viết như sau :’Chúa đã làm nên chúng ta cho chính mình Chúa, lòng chúng ta không tìm được yên nghỉ cho đến khi tìm được sự yên nghỉ trong Chúa’.

Ông bắt đầu viết quyển ‘Thành của Đức Chúa Trời ‘ vào năm 412, tên sách lấy ở Thi Tv 87:3. Mới hai năm trước đó, vua quân Visigoth là Alaric đã đánh chiếm La Mã là thành đưọc phòng thủ kiên cố. Những người có tâm tư suy nghĩ đều bàng hoàng và sợ đây là mở màn cho những ngày tàn của lịch sử. Nhiều người không tìm được lý do tai nạn, đổ cho Hội Thánh là đã gây ra sự suy sụp của La Mã vì đã bỏ những thần xưa là những vị thần vẫn giữ gìn bảo vệ thành. Dầu vậy, Augustine cũng nhìn cuộc chiến của Alaric trong bối cảnh lịch sử và trích dẫn Kinh Thánh để giải thích một triết lý về lịch sử, đem lại niềm tin nơi Đức Chúa Trời và khiến người ta hiểu được cả cuộc thắng trận. Về tấn kịch của nhân loại ông cho rằng những quyền lực của thế gian, lên rồi xuống, nhưng Thành của Đức Chúa Trời là Hội Thánh, nơi ẩn trú và quê hương thật của loài người, còn mãi đời đời. Trong thời Trung Cổ cả Hội thánh lẫn Đế quốc cũng tìm cảm hứng từ giấc mơ ‘Thành của Đức Chúa Trời trên đất ‘ của Augustine. Người ta kể lại là Đại đế Charlemagne thường để một sách này dưới gối lúc nằm ngủ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here