Home Khám Phá Lịch Sử Hội Thánh – Hội Thánh Sau Cơn Bắt Bớ

Lịch Sử Hội Thánh – Hội Thánh Sau Cơn Bắt Bớ

0
Lịch Sử Hội Thánh – Hội Thánh Sau Cơn Bắt Bớ

Lịch Sử Hội Thánh

Phần II: XÁC NHẬN VÀ BẢO VỆ NIỀM TIN

(Năm 100 Đến 300)

Hội Thánh Sau Cơn Bắt Bớ

Trong thế kỷ thứ nhất, tuy còn ít người biết và yếu đuối, lâu lâu cũng có các sự bắt bớ do những chống nghịch địa phương, nhưng Hội Thánh cứ được phát triển trong yên lặng. Như chúng ta đã biết, nào là một đám đông Do Thái đã ném đá Ê-tiên, Sau-lơ làm khó cho những môn đồ của Chúa. Vua Ac-ríp-ba (Agrippa) chém đầu Sứ Đồ Gia-cơ, bắt giam Phi-e-rơ và Phao-lô cũng thường bị tầm nã và giam cầm. Hoàng Đế Nero giết nhiều người Cơ-Đốc La mã, có lẽ kể cả Phi-e-rơ và Phao-lô, việc đó không hẳn là chính sách của đế quốc, mà chỉ là một âm mưu đổ lỗi cho họ đã gây ra cơn hỏa hoạn khốc liệt của thành La Mã khiến cho các Sứ Đồ và tín hữu biến thành kẻ ‘đưa đầu chịu báng’.
Tuy nhiên vào cuối thế kỷ ‘vấn đề Cơ-Đốc’ cũng làm chính quyền La Mã đau đầu. Như đã chép trong Tân Ước vào năm 81 – 96 (15 năm), Hoàng Đế Domitian chính thức ra lệnh ruồng bắt tín đồ Cơ-Đốc và Hội Thánh gồng mình cầm cự (IPhi 4:12-17 và Kh 2:10). Một trong những nạn nhân của cuộc bắt bớ là tác giả Khải-huyền, bị đầy khổi sai ở đảo Bát Mô (Patmos) ngoài bờ biển Tiểu Á (1:9).Một nạn nhân khác là Khâm Sai Flavius Clements anh em họ của Hoàng Đế, năm 95 ông này bị xử tử có lẽ vì ông tin Chúa. Vợ ông tên là Flavia Domitilla bị đày. Tín hữu của Hội Thánh La Mã trốn tránh trong những hầm mộ dưới đất. Một trong những hầm mộ rất xưa ấy mang tên của Domitilla. Đến thời Hoàng Đế Trojan lên ngôi trị vì (98-117) mặc dầu có những sự bắt bớ trước đó, nhiều người tài giỏi, tên tuổi đã tin theo niềm tin mới, vì thế Cơ-Đốc Giáo trở thành một lực lượng đáng kể. Chính sách La Mã rộng rãi với các đạo giáo nhưng không áp dụng cho người Cơ-Đốc là vì họ không chịu theo quốc giáo và những thần của La Mã, họ lại từ chối không chịu đốt hương thờ cúng Hoàng đế như thần đang tôn thờ. Chính quyền kết án họ là vô thần, loạn phản và tuyên bố đạo của họ là bất hợp pháp. Người nào bị buộc tội là tin Chúa, có thể bị chém đầu, muốn khỏi tội chỉ cần từ chối Chúa Christ và thờ phượng các thần La Mã. Tuy chính quyền không theo dõi riêng từng cá nhân để đem ra xử án, nhưng quả thật các tín đồ đã phải sống trong bầu không khí thường xuyên bị đe dọa. Trước những đám đông cuồng nộ, nhiều người đã phải từ chối niềm tin, nhưng cũng có những người chọn tử đạo để làm chứng lần chót về đức tin của họ trong Chúa Giê-xu Christ.

Một trong những người này là Ignatius, Giám mục thành An-ti-ốt (Antioch). Năm 110 ông bị giải đến La mã như một tử tội. Nghĩ đến ngày sắp chịu hành hình tại công đường, ông viết : ‘Tôi muốn hết thảy ai nấy đều biết rằng tôi tự ý chịu chết cho Đức Chúa Trời. Tôi là hạt lúa của Đức Chúa Trời. Lũ thú rừng đã xay tôi để tôi được thành bột bánh tinh khiết cho Đấng Christ. Có thể Ignatius đã là môt môn đệ thân cận của Sứ Đồ Giăng. Ông chống lại phe ‘Trí Thức Luận’ duy trì sự hơp nhất trong Hội Thánh, và ông là người đầu tiên nói Hội Thánh là ‘chung ‘ nghĩa là ‘phổ thông’ ‘Hội Thánh’ không có tính cách ‘riêng của ai ‘ hay ‘riêng nơi nào’

Một vị tử đạo nổi tiếng khác là Polycarp, bạn của Ignatius và làm Giám Mục tại Si-miệc-nơ (Smyrna) thuộc Tiểu A. Năm 156 ông đã cao tuổi, đi truyền giáo tại La mã trở về Smyrna thấy Hội Thánh nhà đang bối rối vì có những kẻ chống báng nổi lên, lại thêm đám đông bên ngoài hò la : ‘ Tống khứ bọn vô thần này đi’. Rồi họ lại kêu : ”Hãy bắt lấy tên Polycarp!’. Chính quyền Smyrna khuyên vị giám mục già hãy từ chối đức tin mình đi, nhưng Polycarp trả lời : ‘Tôi đã hầu việc Ngài 86 năm, Ngài không làm gì thiệt thòi cho tôi. Làm sao tôi có thể nói điều gì xấu về Vua tôi là Đấng Cứu tôi ? ‘ Thế là dân chúng xô Polycarp chết thiêu trên đống gỗ, đầy đủ phẩm giá và lòng can đảm. Có lẽ ông là người cuối cùng còn lại trong số những người đã được tiếp xúc với những người đã đối diện với Chúa Giê-xu dưới thời Hoàng Đế Marcus Aurelius (161 – 180), vị Hoàng Đế này có thể đã là một người nhân từ và hiểu biết, nhưng dưới triều ông Hội Thánh lại càng bị truy nã nhiều thêm quá đỗi. Nguyên do chỉ vì Hoàng Đế ấy tin rằng chính đạo Cơ-Đốc đã gây nên nhiều rối loạn làm lung lay ngài vàng của ông. Thời ấy, trưởng Hội Thánh là Justin, có danh hiệu là ‘người tử đạo’ cũng bị xử tử tại La mã cùng với một số môn đồ khác.

Sau Marcus Aurelius thì đế quốc suy sụp rõ ràng. Số dân giảm xuống, thương mãi thu hẹp, thuế má gia tăng. Chính quyền bất lực, việc trấn giữ biên thùy không được như trước. Tuy có mộ quân ngoài vào hàng ngũ thật nhiều, nhưng quân lực La Mã không còn hùng mạnh như xưa. Rồi ông ta đổ tội đó cho người Cơ-Đốc; số người của họ tăng và họ từ chối không chịu thờ các thần xưa nên các thần nổi giận làm cho La Mã khốn khổ. Bởi thế, Cơ-Đốc Giáo vẫn bị chính quyền coi là bất hợp pháp. Nhưng trên thực tế Hội Thánh không bị quấy nhiễu luôn luôn, do đó Hội Thánh cũng đã hưởng một thế kỷ gọi là được dung túng và số tín hữu và lực lượng của họ tiếp tục gia tăng.
Đến thời Hoàng Đế Decius (249 – 251) ông ra lệnh rất nghiêm ngặt thẳng tay đối với tất cả những Cơ-Đốc nhân nào không chịu dân lễ cho Hoàng Đế. Chính sách rất tàn bạo này thi hành luôn trong 10 năm. Trong thời gian này, một học giả nghiên cứu Kinh Thánh, cũng là một trong những vĩ nhân Hy Lạp về thần học là Origen cũng bị tra tấn mà chết.

Dưới thời Hoàng Đế Diocletian (284 – 305) cuộc bắt bớ cuối cùng lại càng bội phần kinh khủng. Để thiết lập lại trật tự trong Đế Quốc rối loạn, Diocletian ban hành 4 sắc lệnh chống Cơ-Đốc Giáo. Họ bị cấm nhóm họp. Các nhà thờ bị phá hại, Kinh Thánh bị đem đốt, các người lãnh đạo Hội Thánh bị tra tấn và xử tử. Những người Cơ-Đốc Giáo trung tín bị lưu đày, tài sản bị tịch thu. Tất cả mọi người Cơ-Đốc bắt buộc phải tế thần và dâng lễ cho Hoàng Đế cũng như cúng thần. Từ thuở đầu, những người Cơ-Đốc vẫn vâng theo luật pháp. Và cứ theo sách ITi 2:1-2, họ thường xuyên cầu nguyện cho Hoàng Đế và tất cả những bậc cầm quyền, nhưng họ nhất mực không chịu cầu nguyện xin Hoàng Đế. Khi bị thử thách một số đã từ chối niềm tin, nhưng trong thời gian bị bắt bớ danh sách các người tử đạo vẫn mỗi ngày mỗi dài thêm. Chiến dịch khủng bố lan rộng toàn Đế Quốc. Người ta kể lai có một lính La Mã tên là Alban người tử đạo đầu tiên tại Anh Quốc bị xử tử tại Verulamium gần Luân Đôn vì ông ta đã giúp cho một người hầu việc Chúa ẩn trú. Cuối cùng chính sách của Hoàng Đế Diocletian cũng thất bại, qua cơ hành hại, khốn khó, Hội Thánh vẫn vươn mình lên trong thắng lợi, vì được dứt dấy bởi lòng can đảm và trung tín của những người chịu tử đạo, và càng ngày càng vững mạnh vì niềm tin sống động trong Chúa Cứu Thế.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here