Home Sách Trực Tuyến Vì Sao Chúng Ta Tin? P6 Khảo Cổ Học Có Làm Sáng Tỏ Kinh Thánh Không?

Vì Sao Chúng Ta Tin? P6 Khảo Cổ Học Có Làm Sáng Tỏ Kinh Thánh Không?

0
Vì Sao Chúng Ta Tin? P6 Khảo Cổ Học Có Làm Sáng Tỏ Kinh Thánh Không?

Vào những năm đầu thế kỷ thứ mười chín, cánh cửa mới của ngành thông tin được mở ra để người ta khám phá những nguồn gốc mới nhất về loài người ở vùng cận đông. Nhiều chuyến du lịch và thám hiểm ngày càng gia tăng đã cung cấp thêm những điểm then chốt, và những nhà khảo cổ học hiện đại đã đi qua sự đột phá đó với lòng nhiệt tình. Họ bắt đầu đào xới dưới mặt đất tìm kiếm những dấu vết còn lại của quá khứ con người, được phát hiện trong các lâu đài cổ xưa, các đền thờ và các chuồng thú vật bị chôn vùi.

Nền văn minh nhân loại đã hiện hữu sống động từ thời xa xưa trước cả thế giới Hy Lạp cổ mà chúng ta biết. Ba-by-lôn (gọi là “vĩ đại”) nơi Đa-ni-ên sống, đã hiện ra với bức tường đôi và chín cổng thành được trang hoàng rực rỡ. Ai Cập trưng bày sự kỳ diệu của những mộ phần được tô vẽ, những xác ướp quấn kín mít, gương, bình dầu thơm và những hộp đồ trang điểm.

Lúc đầu thì chính nền văn hóa chôn vùi này là đối tượng của công tác nghiên cứu. Sau đó dần dần xuất hiện những địa danh và tên tuổi trong Cựu Ước trên các bức tường lâu đài. Người ta đã tìm thấy tên của những bạo chúa người A-sy-ri xâm chiếm dân Y-sơ-ra-ên, cùng với những thù địch và những phu tù bất hạnh. Chính quyền Ba Tư lên tiếng qua các lá thư của họ. Những Pha-ra-ôn của Ai Cập, một vài người nằm dưới những hòm kín bằng vàng, bây giờ có thể nhận dạng được.

Qua những khám phá này, các học giả Kinh Thánh tìm thấy bối cảnh phong phú về lịch sử Kinh Thánh của dân tộc Do Thái và các nước lân cận. Mức độ đáng tin cậy về mặt lịch sử và địa lý của Kinh Thánh đã được khẳng định qua một số lượng lớn những vùng quan trọng. Điều này đánh dấu sự mâu thuẫn với thế kỷ trước đó khi có rất ít bằng cớ để phân tích tỉ mỉ những lời nói có tính lịch sử trong Kinh Thánh. Những nhà phê bình sẽ xóa đi những phần tường thuật nầy bằng cách loại chúng ra như những câu chuyện không thuyết phục, đặt trong một bối cảnh tưởng tượng hơn là những sự kiện lịch sử.

Vào giữa thế kỷ XX, người ta bắt đầu nhận ra rằng những khám phá của khảo cổ học đang hậu thuẫn cho những điều được ghi chép trong Kinh Thánh. Những lời tuyên bố của những học giả không theo niềm tin Tin Lành có rất nhiều ý nghĩa. Tiến sĩ W. F. Albright, giáo sư của đại học Johns Hopkins phát biểu: “không ai có thể nghi ngờ gì về việc khảo cổ học đã khẳng định tính chất lịch sử cơ bản của truyền thống Cựu Ước”. 1 Cùng quan điểm đó, Millar Burrows của đại học Yale cũng đồng tình:

Tuy nhiên, nhìn chung, công tác khảo cổ chắc chắn đã củng cố niềm tin vào tính cách đáng tin cậy của những phần ghi chép trong Kinh Thánh. Nhiều nhà khảo cổ đã kính trọng Kinh Thánh hơn sau những khai quật ở Palestine. Trong nhiều trường hợp, khảo cổ học đã bác bỏ quan điểm của những nhà phê bình hiện đại. Trong rất nhiều trường hợp, rõ ràng là những quan điểm nầy đã được căn cứ trên những kết luận sai lầm và không có thật, trên những phối hợp giả tạo của diễn tiến lịch sử. Khảo cổ học là một cống hiến thật sự và không thể đánh giá thấp được. 2

Lch s Kinh Thánh được khng đnh

Sự hỗ trợ từ phía khảo cổ học bao quát rất nhiều phạm trù.

Ø Một vài sự kiện Kinh Thánh đặc biệt mà trước đó từng bị nghi ngờ, thậm chí bị chế giễu, nay đã được sáng tỏ. Kết quả thăm dò của một học giả cho thấy rằng hiếm có một phân đoạn Kinh Thánh nào mà không bị một ai đó đặt nghi vấn.

Ø Bối cảnh tổng quát của văn hóa và tập quán nhìn chung trong thời đại của Kinh Thánh đã được phô bày đầy đủ. Những sự việc như vấn đề kinh tế và phát triển văn chương mô tả thế giới cũng được các tiên tri thời Cựu Ước nói đến.

Ø Vài điểm dường như có mâu thuẫn giữa những lời ký thuật trong Kinh Thánh với những thông tin được cung ứng từ trước, bây giờ đã được làm sáng tỏ cách đáng kinh ngạc nhờ lượng thông tin thu thập ngày một phong phú hơn. Vậy, thái độ hợp lý cần có đối với vài lãnh vực dường như còn mâu thuẫn là, thay vì kết luận rằng Kinh Thánh sai, thì hãy thừa nhận vấn đề tồn đọng đó và chờ những khám phá khác để giải quyết.

Tuy nhiên, khi trình bày những điều nầy, quan điểm của chúng ta là không thể nào dùng khảo cổ học để “chứng nghiệm” Kinh Thánh, cũng như không thể căn cứ vào những “bằng cớ” khảo cổ học để tin Kinh Thánh. H. Darnel Lance viết về vấn đề nầy như sau: “Mặc dù đôi khi khảo cổ học có thể cung cấp những chứng cớ độc lập về một địa danh, một nhân vật hay một sự kiện nào đó được đề cập đến trong Kinh Thánh, nhưng nó không chứng tỏ được gì cả về việc Đức Chúa Trời có liên quan gì tới bất kỳ những điều đó hay không. Đối với những tín đồ thời hiện đại lẫn dân Y-sơ-ra-ên xưa kia, đó là vấn đề của đức tin.” 3

Thêm vào đức tin, chính Đức Chúa Trời là Đấng xác nhận dứt khoát những chân lý thuộc linh của Kinh Thánh khi chúng ta đọc nó. Khảo cổ học chứng thực những điều đã được ghi chép lại. Chính Đức Chúa Trời mới bày tỏ chân lý thuộc linh. Những chi tiết về mặt lịch sử liên tục được khảo cổ học khẳng định sẽ củng cố cho niềm tin của chúng ta khi nhìn đàng sau những sự kiện lịch sử để thấy “Câu Chuyện của Đức Chúa Trời”- Câu chuyện với chữ C viết hoa, theo cách Leighton Ford diễn tả. 4

Nhng ngun tài liu t các nhà kho c hc

Người ta đã định được vị trí hơn 25.000 địa điểm mà Kinh Thánh đã nhắc đến có liên hệ với thời đại của Cựu Ước. Nhưng vẫn còn vô vàn những địa điểm khác đang chờ được khám phá. Khắp vùng Cận Đông có nhiều mô đất và mảnh đất đánh dấu những địa điểm trước kia là làng mạc và thành phố đã phát triển. A. R. Millard nói rằng hầu hết các thành phố lớn trong Kinh Thánh đều có thể nhận diện được hoặc bằng “những nghiên cứu địa lý tổng quát” hay bằng truyền thống (mặc dù cái nầy có thể không đáng tin cậy lắm) hay bằng việc thời nay vẫn sử dụng những địa danh thời xưa.” 5

Một ví dụ cụ thể cho những địa danh cũ vẫn còn được tiếp tục sử dụng là tên thành phố Đa-mách. Chúng ta biết được tên thành phố nầy qua câu chuyện Phao-lô trở lại đạo trong Công Vụ đoạn 9, nhưng nó đã tồn tại dưới cái tên đó trong khoảng 3.500 năm hay lâu hơn nữa.

Những lời khắc trên bia đá của vùng Đông phương cổ đại trong toàn khu vực Trung Đông giúp chúng ta có sự so sánh sáng suốt với Kinh Thánh. Những hòn đá, đồ sứ, những bức tường và những nơi khác cung cấp những tài liệu theo ngôn ngữ của các vùng lân cận. Những bức tranh và những đồ tạo tác mở ra thêm những chi tiết về nền văn hóa. Những cuộc khai quật nơi các vùng của Kinh Thánh mở rộng những thông tin liên quan đến những câu chuyện được kể. Qua những câu chuyện nầy chúng ta biết con người đã sống như thế nào, họ xây nhà và làm việc ra sao. Những cuộc khai quật đã mở ra cả một nền văn hóa và sự hiện hữu thật sự của họ cũng như những kỹ năng đáng kinh ngạc của họ. Lãnh vực thông tin và mối tương quan với những chi tiết trong Kinh Thánh quá bao la đến nỗi chúng ta chỉ có thể vạch ra một vài khía cạnh chính yếu mà thôi.

Làm sao đnh thi đim cho nhng phát hin này?

Những thành phố cổ đã được xây đi xây lại trên cùng một địa điểm, cho nên thường thường người ta tìm thấy nhiều lớp đất chồng chất lên nhau, vậy lớp nằm dưới cùng dĩ nhiên là lớp xưa nhất. Câu hỏi được nêu lên là: Người ta đã định niên hiệu cho các khám phá ấy như thế nào?

Những kiểu đồ sứ được thay đổi theo từng nền văn hóa mới. Nếu một kiểu nào đó tại một khu vực khai quật có thể định được niên hiệu thì những kiểu mẫu đồ sứ tương tự như vậy được tìm thấy ở một nơi khác, cũng phải được gán cho một niên hiệu y như thế. Những bậc vua chúa thường khắc tên của mình trên những khung bản lề của các cửa trong đền miếu luôn với tên của những vị thần nữa. Những tảng đá khắc chữ cũng thường được đặt dưới các vách đền thờ hay cung điện để kỷ niệm người sáng lập. Những ngôi mộ khoét trong đá của hoàng gia cũng được nhận diện theo cách tương tự.

Có những văn kiện được xác định là đã có từ 2000 năm T.C. Một số do những “thư ký” người Sumerian khắc, liệt kê các đời vua theo thứ tự liên tục với phần ghi chú về thời gian cai trị của họ. Cách thành phố U-rơ một vài dặm, nguyên quán của Áp-ra-ham, người ta tìm thấy một tảng đá làm nền nhà. Lần đầu tiên được đề cập trong Sáng Thế Ký đoạn 11 và 15, tảng đá nầy đã được một vị vua vô danh đặt ở đó vào triều đại đầu tiên của các vua U-rơ. Điều có ý nghĩa là những người thư ký đã đề cập đến vua nầy như dòng vua thứ ba sau cơn đại hồng thủy. Rõ ràng là vị vua nầy đã cai trị trước Đấng Christ 3100 năm và hơn một ngàn năm trước Áp-ra-ham. 6

2000 T.C.: Thi đi Áp-ra-ham

Cuộc đời và thời đại của Áp-ra-ham (khoảng 2166-1991 T.C.) là một ví dụ điển hình về sự hỗ trợ của ngành khảo cổ học đối với chúng ta. Việc khám phá ra ba thành phố, Mari, Nuzi, và Alakakh, mở ra những thông tin mới về những nền văn hóa cổ đại, cung cấp những manh mối về cuộc sống ở Syria và Mê-sô-pô-ta-mi về mặt lịch sử lẫn chính trị. Ngoài ra, chúng ta có được một cái nhìn mới về kiểu sống thị dân trong thời đại Áp-ra-ham. Điều nầy rất mâu thuẫn với cuộc sống du mục mà chúng ta biết về “Những Tộc Trưởng” (Patriarchs), là những ông tổ trong năm sách đầu tiên của Kinh Thánh.

Những bản ghi chép này bao gồm phạm vi rộng lớn từ kinh doanh, chính trị, chính quyền và nghệ thuật. Chúng phản ánh phong tục và những mối quan hệ xã hội song song với những tình huống phải đối diện của những vị tộc trưởng trong Kinh Thánh. Khi chúng ta thấy Áp-ra-ham trong cùng một bối cảnh tương tự với những người ở những thành phố như Mari, Nuzi, thì những dữ liệu trong Kinh Thánh trở nên xác thực và đáng tin hơn. Cuộc đời và lịch sử, những hoạt động chính trị, những hoạt động văn hóa và buôn bán của những thành phố này đã soi sáng cách kỳ diệu về một bối cảnh của thế giới của tổ tiên dân tộc Hê-bơ-rơ.

Vào năm 1933 một tổ chức Ảrập đào một ngôi mộ

Bản đồ 7.1. Một vài địa điểm khảo cổ quan trọng

gần đầu nguồn sông Ơ-phơ-rát cách 10 dặm về phía biên giới I-rắc. Họ đào lên một tượng đá và báo cáo kết quả của mình. Một nhóm những nhà khảo cổ học tại khu vực đó cũng đã đào lên di tích của thành phố mang tên Mari. Họ đào được thêm những bức tượng nữa và dần dần quật lên được cả một cung điện xây dựng tỉ mỉ mang tên thành phố. Đây không phải là một hoàng cung nhỏ. Nó rộng hơn sáu mẫu và bao gồm hơn

260 phòng, sân để các quan chầu và lối đi. A. R. Millard phát biểu:

Những nhà khảo cổ học thường chú trọng vào những phần có ích hơn, là nơi có những tòa lâu đài và các điện thờ, hay đào những đường rãnh dò tìm dấu vết để biết mỗi giai đoạn có sự hiện hữu của cuộc sống ở nơi đó. Để thực hiện điều này, người ta đào xuống xuyên qua một ụ đất để có được một số lượng nhỏ thông tin ở mọi cấp độ.

Ở bất cứ khu vực nào cần quan tâm đặc biệt, người ta đánh dấu và đào đường rãnh lớn hơn. Mỗi một tòa nhà hay thời gian tồn tại đều để lại dấu ấn của nó trên những ụ đất trong dạng mặt sàn phẳng, những bức tường sạt lở và một đống rác lớn. Những thứ này sẽ bị kẹp giữa những di tích trước đó ở lớp phía dưới và những di tích sau đó ở lớp phía trên. 7

Millard miêu tả cung điện ở Mari gồm những căn phòng có những bức tường cao hơn 4m5, một vài phòng trống còn một số phòng khác chất đầy những bình để sẵn dùng chứa dầu, rượu hay lúa miến. Có những nơi dành cho Vua, vợ vua và hoàng thân quốc thích ở; những chỗ chật hẹp hơn dành cho những quan lại và tôi tớ. Người ta có thể tưởng tượng có những người thợ thủ công làm trong công xưởng, những đầu bếp trong nhà bếp, thư ký, người hầu cận và những ban văn nghệ phục vụ cho sự giải trí của nhà vua. Một trong số rất nhiều bức tượng được tìm thấy là tượng một người đàn ông để râu có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ mười tám T.C. và được khắc với tên Ishtupilum, Vua của thành phố Mari. 8

Khoảng hai chục ngàn bảng hình nêm (chữ viết có dạng hình nêm) được tìm thấy trong những chỗ lưu trữ văn thư của hoàng gia. Những nhân viên kế toán dùng những bảng này để ghi chép lại lúa miến, rau cải và những lượng cung cấp khác được đem vào trong lâu đài. Tất cả thư từ gửi cho nhà vua, những nhạc cụ và vàng để trang trí đều được đề cập đến. Thậm chí có cả những bức thư với những sứ điệp của những nhà tiên tri gởi cho các thần. Một hũ chứa châu báu được chôn cất và được khắc niên đại cho thành phố khoảng vào năm 2500 T.C.

Bộ sưu tập các bảng hình nêm là bảng được biết rộng rãi nhất trong nền văn học cổ đại của vùng Trung Đông, bao gồm những lời tiên tri so sánh với những loại được các tiên tri của Y-sơ-ra-ên viết ra vào cùng thời điểm đó. Vì Áp-ra-ham được nhiều người cho rằng ông sống vào cùng một niên đại tổng quát khoảng giữa thế kỷ XIX và XX T.C., đây chắc chắn là nền văn hóa mà ông sống.

Nuzi là một thành phố khác nằm về phía Đông thành phố Mari gần sông Tigris, có những bảng hình nêm ghi chi tiết một vài những tập quán xã hội của thành phố vào khoảng thế kỷ 14 và 15 T.C. Có nhiều gia đình được miêu tả trong những hoàn cảnh tương tự với tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà Áp-ra-ham đối diện trong SaSt 15:4 khi nhận Ích-ma-ên làm con ruột mình. Nếu sau đó cặp vợ chồng có một đứa con chung theo cách thông thường, đứa con nuôi phải nhường lại một số quyền cho người con thứ hai này. Trong trường hợp của Áp-ra-ham và Sa-ra, Ysác, con ruột của Sa-ra, được thừa kế toàn bộ tài sản của cha mẹ mình.

Bảng hình nêm Nuzi gợi lại một trường hợp khác tương tự với hoàn cảnh trong 16:1-2 khi Sa-ra đem đứa tớ gái người Ai Cập của mình là A-ga cho Áp-ra-ham để sanh một con trai vì Sa-ra không thể có con được. Học giả Kinh Thánh Edwin M. Yamauchi kể về “một bảng hình nêm đề cập đến việc nhận con nuôi, có quy định rằng người vợ son sẻ phải đưa đầy tớ gái của mình cho chồng để sanh con thế cho mình. Bảng hình nêm này và bộ luật Hammurabi đòi hỏi phải giữ lại đứa con của người đầy tớ – nhưng luật lệ nầy không áp dụng ở đây vì Đức Chúa Trời truyền cho Áp-ra-ham phải đuổi A-ga và Ích-ma-ên ” 9

Alalakh, một vị trí khác trong vùng Sy-ri nằm trên sông Orontes, có tài liệu mô tả việc sử dụng bạo lực với vợ. Khi một người chồng hành hạ vợ mình (theo nghĩa đen là “kéo mũi bà ta lôi đi ”) thì phải trả lại vợ, của hồi môn và quà cưới cho gia đình bà trong thời gian đám cưới. 10

Nhng tác phm trong thế k th ba T.C.

Có bao giờ bạn thắc mắc về trình độ văn hóa của những thư ký trong thời đại của những tộc trưởng trong Cựu Ước không? Thành phố Elba nhộn nhịp đã cung cấp một lượng dữ liệu dồi dào nhất được khai quật ở vùng cận Đông. Nó có niên đại vào khoảng thiên niên kỷ thứ ba T.C. Dầu người ta xác định sự hiện hữu của nó nhưng vẫn chưa chắc chắn về vị trí và nền văn hóa phát triển cao của nó. Sau này những nhà khảo cổ tìm ra rằng thành phố được chia thành hai phần, phần thành quách phía trên và phần thành phố phía dưới. Phần phía trên bao gồm 4 toà nhà lớn, gồm cả cung điện của nhà vua, đền thờ của nữ thần Ishtar và vô số chuồng ngựa. Phần thấp phía dưới được chia làm bốn khu vực với bốn cửa riêng biệt.

Những nhà khảo cổ tìm thấy một bộ sưu tập đáng kinh ngạc về hàng ngàn những bảng hình nêm chất đống trên nền nhà trong một căn phòng kế cận đền thờ. Căn phòng nhỏ đã bị đốt cháy. Trong sức nóng của ngọn lửa những đống gạch bị nung chung với những bảng hình nêm. Kết quả là cả căn phòng và những bảng hình nêm vẫn tồn tại hàng bao thế kỷ cho tới khi được khám phá vào năm 1975. Lịch sử đã được gìn giữ trong suốt 5000 năm! 11

Cần phải mất nhiều năm nữa để phiên dịch những văn bản quy mô này. Nhưng một trong những cống hiến giá trị của những văn bản này là nó cung cấp bằng chứng nghệ thuật viết hình nêm đã lan tràn đến phía Bắc Syria trước năm 2300 T.C. Nó cũng chỉ ra thói quen ghi chép lại mọi loại hoạt động, buôn bán và văn hóa. Có những cuốn tự điển khẳng định sự hiện diện của người Semetic phía Tây nói ngôn ngữ khác trong kỷ nguyên ấy. Bây giờ chúng ta biết lịch sử của Kinh Thánh đã xảy ra trong một thế giới có nghệ thuật viết được xác định.

Nhng đi vua ca Y-sơ-ra-ên

Khảo cổ học đã cung cấp những nguồn tài liệu quan trọng tạo bối cảnh cho việc nghiên cứu những vị vua trong Kinh Thánh. Sự giàu có của Sa-lô-môn là mục tiêu cho sự hoài nghi đặc biệt. Tài sản kếch xù của ông được mô tả trong IVua 1V 9:1-10:29 bao gồm lực lượng hải quân hoàng gia đóng trên bờ biển Đỏ dầu lúc ấy tại duyên hải Palestin không hề có một hải cảng nào thích dụng. Quân đội của ông có 1400 xe ngựa chiến và 1200 con ngựa. Công trình xây dựng vô cùng rộng lớn, bao gồm cả vách thành Giê-ru-sa-lem, Hát-so, Mê-ghi-đô và Ghê-xe (9:15). Những công trình khai quật gần đây trong ba thành phố vừa rồi còn tìm thấy những tài liệu về kỹ thuật xây cất của Sa-lô-môn.

Vào năm 1960, học giả nổi tiếng người Y-sơ-ra-ên là Yigael Yadin, trong khi khai quật thành phố Mê-ghi-đô, đã xác định được thời đại của Sa-lô-môn bằng cách so sánh các mẫu đồ sứ. Khi biết 9:15 đã gộp ba thành phố Mê-ghi-đô, Hát-so và Ghê-xe thành một nhóm do Sa-lô-môn xây dựng, ông bất chợt sáng ý ra. Ông nhớ lại rằng trong thời Sa-lô-môn cổng thành Mê-ghi-đô mỗi bên có ba phòng lớn. Hai thành phố còn lại có thể giống như vậy không? Ông kể lại câu chuyện thú vị sau đây trong lúc đào bới ở Hát-so:

Trước khi tiến xa hơn trong công tác đào xới Hát-so, chúng tôi thử đánh dấu trên mặt đất theo sự phỏng đoán của bản vẽ cổng, chủ yếu dựa trên cổng thành Mê-ghi-đô. Sau đó chúng tôi bảo những các công nhân tiếp tục dọn dẹp những mảnh đổ nát. Khi hoàn tất, họ nhìn chúng tôi với sự kinh ngạc cứ như chúng tôi là những thầy bói hay nhà ảo thuật. Vì, trước mặt chúng tôi là cổng thành mà chu vi của nó đã được đánh dấu, một mô hình của cổng thành Mê-ghi-đô. Điều nầy không chỉ chứng tỏ rằng cả hai cổng thành đều được Sa-lô-môn xây dựng mà cả hai cổng đều theo một kiểu mẫu chung. 12

Vàng ca Sa-lô-môn

IVua 1V 10:21 cho biết Sa-lô-môn sở hữu một số lượng lớn khí loại quý. Đền thờ ông xây cho Đức Chúa Trời, giống như đền vàng của vua Tutankhaman xứ Ai Cập, là sự vinh quang cho vàng theo sự mô tả trong nửa phần sau của 6:1-37. “Sa-lô-môn bọc vàng ròng phần trong của nhà, và lấy xiềng vàng giăng trước nơi chí thánh và bọc bằng vàng. Người cũng bọc vàng toàn cả nhà; người cũng lót vàng khắp mặt bàn thờ ở đằng trước nơi chí thánh” (6:21-22). Chúng ta phải choáng váng trước toàn bộ ý niệm nầy.

Dầu vị trí chính xác của đền thờ Sa-lô-môn xây vẫn chưa được tìm thấy, nhưng những khám phá khác cho thấy rằng những vị vua ở các nước lân cận trong thời của Sa-lô-môn cũng có công nghệ và tay nghề tương tự như những gì được ghi chép trong Kinh Thánh. Millard trình bày chi tiết:

Điều này có vẻ như phung phí, nhưng sự phô bày vàng là một vấn đề về danh dự cho bất cứ một vị vua có thế lực nào (giống như một chiếc đĩa vàng được trưng bày trong bữa dạ tiệc hoàng cung ngày nay vậy). Ngân quỹ quốc gia được tính bằng vàng, không cất kỹ trong kho bạc như những con số đơn thuần, nhưng được trưng bày ra trước công chúng. Khi quân địch mạnh hơn tấn công, tất cả vàng bạc bị tước đoạt và giao lại cho quân thắng trận (IIVua 2V 18:16).

Các vua xứ A-sy-ri, Ba-by-lôn, và Ai Cập khoe khoang về vàng được tiến cống để tô điểm thêm cho đền thờ trong thành phố của họ. Những lời khắc trên đá của họ nói về những bức tường “bao bọc bằng vàng giống như vôi”, về những cánh cửa và lối ra vào được chạm nổi và mạ vàng, về những vật dụng và trang trí trong nhà bọc bằng những chất liệu quý giá. Một vị vua xứ A-sy-ri đã chiếm được 6 cái khiên vàng trang trí trong đền thờ ở Armenia, mỗi cái nặng hơn gấp 12 lần chiếc khiên vàng Sa-lô-môn treo trong cung của mình (IVua 1V 10:1-17 xem thêm 14:16-27). Người ta cho rằng đây là những lời tuyên bố phóng đại của những vị hoàng đế khoa trương nhưng thực ra không phải như vậy. Bằng cớ là có những miếng vàng dát mỏng được tìm thấy ở A-sy-ri và Ba-by-lôn cũng như những lỗ đinh … để gắn kim loại trong những công trình xây bằng đá ở Ai Cập. 13

Theo chỗ chúng ta biết thì một số vàng của Sa-lô-môn xuất xứ từ xứ Ô-phia. IVua 1V 9:11 cũng như trong các phân đoạn khác, mô tả Hiram, vua xứ Ty-rơ, cung cấp cho Sa-lô-môn “gỗ bá hương, gỗ tùng và vàng tùy người muốn bao nhiêu”. Và câu 28 nói về quân lính của Hiram “đem về cho Sa-lô-môn bốn trăm hai mươi ta-lâng vàng”. Mặc dù vị trí chính xác của thành phố này vẫn còn là một bí ẩn ( người ta phỏng đoán thành phố nầy trải dài từ eo biển Sô-ma-li của Châu Phi đến Ấn Độ), nhưng sự hiện diện và tài sản của nó đã được xác định một cách độc lập. Một mảnh gốm từ giữa thế kỷ VIII T.C. đã được quật lên tại một cảng phía bắc của Tel Aviv. Trên đó có một lời chú thích rõ ràng cho nội dung được một thư ký địa phương đánh dấu rằng “Vàng từ Ophia dành cho Beth-Horon: 30 shekels (khoảng 340 g, 12oz). 14

Chúng ta có thể đưa ra một kết luận an toàn là: Đền thờ bằng vàng của Sa-lô-môn hoàn toàn không phải là một sáng tác cường điệu của những thư ký, nhưng nó bày tỏ đúng những kiểu mẫu của thực tế cổ đại trong thời đại của ông.

Trn chiến gia Y-sơ-ra-ên và Môáp được ghi trên đá!

Những nhà khảo cổ học đã đào lên vài vật thể để đưa ra những chi tiết rất cụ thể về sự kiện trong Kinh Thánh. Một minh họa cho trường hợp này là tảng đá tưởng niệm về trận chiến giữa dân Mô-áp và dân Y-sơ-ra-ên trình bày trong IIVua 2V 3:1-37. Kinh Thánh cho biết rằng Mê-sa, vua Mô-áp và dân sự của ông chống lại sự cai trị của dân Y-sơ-ra-ên nên không chịu tiến cống. Một trận chiến dữ dội xảy ra giữa dân Mô-áp và ba vua xứ Y-sơ-ra-ên, Giu-đa và Ê-đôm. Dân Mô-áp thắng trận và dân Y-sơ-ra-ên không còn cai trị trên họ nữa.

Trong cuộc khai quật năm 1868, một người Đức tên Klein tìm thấy một tảng đá được khắc chữ tại Dibon, thuộc xứ Mô-áp. Vì tảng đá thuộc quyền của người Ả-rập sinh sống tại Dibon, nên ông ta trở về Âu châu để kiếm tiền mua tảng đá đó. Người Ả-rập, nghĩ rằng họ có thể bán tảng đá với giá cao hơn nên họ nung hòn đá rồi đổ nước lạnh lên rồi chẻ ra làm nhiều miếng. May thay trước đó Klein đã có ấn tượng về hòn đá nguyên vẹn nên có thể ráp lại những mảnh vỡ và phiên dịch lại sau khi đã mua. Hiện nay tảng đá đang được giữ tại bảo tàng viện Louvre ở Paris. Trong dạng ký tự sơ khai của mẫu tự Phoenician (vùng đất thuộc Sy-ri ngày nay), phần ghi chép cho biết Mê-sa, vua xứ Mô-áp, nhờ sự phù hộ của thần Chemosh, đã cởi bỏ được sự thống trị của Y-sơ-ra-ên. Vua Ôm-ri của Y-sơ-ra-ên, cha của vua A-háp, được nhắc tới với tên trong bảng khắc chữ cùng với một số các địa danh trong Kinh Thánh. Đặc biệt là nó còn đề cập tới Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, gọi là “Yahweh.” 15

Đa-ni-ên và Bên-xát-xa

Từ vô số những khám phá khác, câu chuyện của Đa-ni-ên về vị vua bất kính Bên-xát-xa nổi bật. Đa-ni-ên gọi Bên-xát-xa là vị vua cuối cùng của triều đại Ba-by-lôn. Nhưng tất cả những bản ký thuật nổi tiếng của người Ba-by-lôn đều liệt kê Nabonidus là vị vua cuối cùng. Rõ ràng là thiếu nhất quán, một sai sót chăng!

Sau đó người ta phát hiện ra trong sử ký của người Ba-by-lôn viết rằng vua Nabonidus không hiểu vì lý do gì đã chuyển qua làm việc trong 10 năm ở Arabi, giao vương quốc lại trong tay của con trai mình là Bên-xát-xa. Sự nhầm lẫn xuất hiện vì vua Nabonidus không chính thức từ bỏ vương quyền . Ông ta vẫn được gọi là vua. Mặc dù Bên-xát-xa không phải là vị vua duy nhất, nhưng Đa-ni-ên và những người trai trẻ Hê-bơ-rơ cùng đi với ông đều xem Bên-xát-xa như một vị vua thật. Trước những cuộc nghiên cứu sử ký của Ba-by-lôn, vua Bên-xát-xa chỉ được nhắc đến trong bản ghi chép của Kinh Thánh mà thôi.

Sau khi nghiên cứu về những khám phá nầy, nhà khảo cổ học R. F. Dougherty kết luận : “Trong số tất cả những tài liệu không phải của người Ba-by-lôn liên quan đến trường hợp triều đại Tân Ba-by-lôn, chương thứ năm của sách Đa-ni-ên vốn được xếp loại cách chính xác ngay sau nền văn chương ghi bằng những bảng hình nêm.” 16

Tân Ước được kim chng

Những cuộc nghiên cứu khảo cổ học và khám phá về Tân Ước mang một tính chất khác với Cựu Ước. Phần lớn không phải là vấn đề đào xới những toà nhà bị chôn hay tìm các tấm bảng có khắc chữ; trái lại khảo cổ học nhằm vào Tân Ước trước hết là vấn đề liên hệ với các tài liệu đã được ghi chép. F. F. Bruce nhận xét:

Những tài liệu này có thể là những văn kiện công cộng hay cá nhân ghi lại trên đá hay trên vài vật liệu bền chắc nào đó: chúng có thể là những vỏ cây papyri nằm dưới cát của xứ Ai Cập, ghi lại những tác phẩm văn chương, hay những đơn kê hàng đi chợ của những bà nội trợ; chúng cũng có thể là những ghi chú cá nhân được vẽ nguệch ngoạc trên những mảnh đồ sứ chưa tráng men; cũng có thể là những truyền thuyết được khắc trên đồng tiền xu lưu giữ những thông tin về những người cầm quyền mà nếu không làm như vậy thì sẽ bị thiên hạ quên đi, hoặc để phổ biến một vài điều cho dân chúng ghi nhớ khi họ đang sử dụng đồng tiền đó.

Chúng cũng có thể tiêu biểu cho bộ sưu tập các cổ bản Kinh Thánh của một Hội Thánh Cơ Đốc, như cuộn Kinh Thánh bằng vỏ cây của Chester Beauty ( Chester Beauty Biblical Papyri); chúng có thể là tất cả những vật còn lại trong thư viện xưa của một cộng đồng tôn giáo cổ đại, như là những cuộn giấy da xuất xứ từ Qumran hay những tác phẩm của Trí Huệ phái từ Nag Hammadi. Nhưng dầu có mang tính chất gì, chúng đều có thể trở thành quan trọng và thích hợp cho việc nghiên cứu Tân Ước giống như dùng những bảng hình nêm trong việc nghiên cứu Cựu Ước vậy. 17

Giới bình dân đã viết thư trên những giấy vỏ cây và ghi chép các dịch vụ thương mại mỗi ngày trên đó. Một vật liệu ghi chép rẻ hơn để người ta có thể viết lên đó gọi là những mảnh sành, gọi là “ostraca”. Những miếng này được dùng cho những ghi chú lặt vặt. (Thêm nữa, nếu bạn muốn lưu giữ những ghi chép của mình cả ngàn năm sau thì hãy viết lên những ostraca này).

Một trong những điều có ý nghĩa quan trọng liên hệ đến các vật liệu nầy khám phá được từ trong đống rác thời xưa để chứng minh mối liên hệ giữa ngôn ngữ hằng ngày của những người dân thường và tiếng Hy Lạp là thứ tiếng viết ra phần lớn Tân Ước. So sánh những kết quả tìm thấy giúp cho việc đánh giá những khác nhau giữa tiếng Hy Lạp trong văn chương cổ điển và văn chương của Tân Ước. Nhưng nhờ những phát kiến về giấy vỏ cây thì rõ ràng là tiếng Hy Lạp của Tân Ước rất gần giống với ngôn ngữ của giới bình dân.

Vào năm 1931, một bộ sưu tập các văn kiện bằng giấy vỏ cây chép Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp đã được công bố. Bộ sưu tập nầy nổi tiếng là “Cuộn Kinh Thánh bằng giấy vỏ cây Chester Beauty” và là bộ sưu tập Kinh Thánh tiếng Hy Lạp được một số nhà thờ xa xôi hẻo lánh ở Ai Cập sử dụng, được gấp và sắp xếp như những quyển sách được đóng. 18 Bộ sưu tập này bao gồm mười một cuộn lẻ tẻ được viết ra trên lá của những cây papyrus, ba trong số mười một cuộn đó chứa hầu hết nội dung Tân Ước. Một cuộn bao gồm bốn sách Phúc Âm và sách Công Vụ. Cuộn sách chép tay các thư tín của Phao-lô là cuộn xưa nhất trong toàn bộ mười một cuộn, và nó được viết ngay đầu thế kỷ thứ ba. Cuộn nầy bao gồm chín bức thư của Phao-lô, Thư Tín cho người Hê-bơ-rơ và sách Khải Huyền.

Ngay cả trong tình trạng hiện tại rời rạc của mình, những cuộn sách bằng vỏ cây này đã là một lời chứng quan trọng nhất cho lịch sử đầu tiên của bản văn Tân Ước. Phần trích dẫn ở Tân Ước từ đoạn 6 của Phúc Âm Giăng có niên đại khoảng 100 S.C. và là cuộn xưa nhất trong những phần của Tân Ước mà hiện nay người ta biết đến.

Nhng bng đá khc ch

Các bia đá có khắc chữ trên đá là một nguồn tài liệu có giá trị khác. Một ví dụ về trường hợp này là sắc lệnh của Claudius được khắc vào thạch cao tại Delphi thuộc trung tâm Hy Lạp. Một lần nữa, F. F. Bruce viết:

Sắc lệnh này có niên đại (theo gốc) trong bảy tháng đầu của năm 52 S.C., và ghi rằng Gallio đang làm thống đốc của vùng A-chai. Từ một nguồn khác, chúng ta được biết chức thống đốc của Gallio chỉ có một năm, và vì thuật ngữ thống đốc chỉ xuất hiện hợp pháp vào ngày 1 tháng 7, chúng ta suy ra rằng Gallio bắt đầu chức thống đốc vào ngày đó năm 51 S.C. Nhưng quá trình làm thống đốc của Gallio trùng hợp với một năm rưỡi hoạt động truyền giáo của Phao-lô tại Cô-rinh-tô (Cong Cv 18:11-12) nên bảng khắc chữ về Claudius cung cấp cho chúng ta một thời điểm cố định cho việc sửa lại mốc thời gian trong sự nghiệp của Phao-lô. 19

Lu-ca, một nhà sử học chân chính, đặc biệt chú ý về tính chính xác trong chi tiết. Một ví dụ về sự chính xác của ông được đề cập trong Lu-ca 3:1 về “Lysania làm vua chư hầu xứ Abylen” hay nhà cầm quyền của một khu vực hay một tỉnh. Đây là một trong số những người nắm quyền trong thời điểm Giăng Báp-tít khởi đầu chức vụ vào năm 27 S.C. Người ta coi việc đề cập đến Lysania như là một sự lầm lỗi, vì nhà vua duy nhất mang tên đó và từng cai trị miền đất đó theo lịch sử cổ đại là vua Lysania, người đã bị Anthony xử tử do lời xúi giục của Cleopatra vào năm 36 T.C., hơn 50 năm trước thời của Giăng Báp-tít.

Sau đó có một bảng khắc đá tiếng Hy Lạp tìm được tại Abila (18 dặm về phía Tây Bắc thành Đa-mách), là tên dùng luôn cho xứ A-by-len có ghi lại về một tặng vật của Nymphaeus ” một nô lệ đã được Lysania là vua chư hầu phóng thích” giữa năm 14 và 29 S.C, nghĩa là đúng vào khoảng thời gian mà Lu-ca đề cập tới. Một lần nữa, sự chính xác đã được hậu thuẫn nhờ khảo cổ học. 20

Kinh Thánh hoàn toàn xác thc

Khảo cổ học khẳng định những dữ liệu được ghi chép trong Kinh Thánh.

Ø Những đồng tiền cổ đã cung cấp một vài dữ liệu về bối cảnh cho những phần trong lịch sử của Tân Ước. Một trong những vấn đề quyết định cho việc thiết lập niên đại cho sự nghiệp của Phao-lô là ngày Phết-tu thay thế Phê-lít làm quan thống đốc xứ Giu-đa (24:27). Hệ thống tiền đúc mới của Giu-đa bắt đầu vào năm thứ năm đời Nero, trước tháng 10 năm 59 S.C. Điều này có thể chỉ ra thời điểm bắt đầu của một chế độ thống đốc mới.

Ø Những khu vực hiếm hoi đã được xác định rõ ràng và những vị trí tổng quát cũng đã được khám phá. Những vị trí tổng quát dễ dàng được ấn định hơn là những vị trí chính xác, là nơi các biến cố quan trọng của Tân Ước đã xảy ra.

Ø Thành phố Giê-ru-sa-lem đã bị phá hủy vào năm 70 S.C. và một thành phố ngoại đạo khác đã được xây lên đó vào năm 135 S.C. Điều này đã gây phức tạp trong việc xác định những địa danh ở Giê-ru-sa-lem vốn được ghi trong các sách Phúc Âm và Công Vụ. Tuy nhiên, một vài nơi như khu vực đền thờ và ao Si-lô-ê, chỗ Chúa chúng ta kêu người mù đi đến để rửa mắt (GiGa 9:11), đã được xác định chắc chắn.

Khảo cổ học là một nguồn giúp đỡ ích lợi trong việc hiểu Kinh Thánh hơn. Nó đưa ra những thông tin vô cùng thú vị, giúp soi sáng những việc mà nếu không có nó, sẽ cứ nằm trong bóng tối; và trong một vài trường hợp khác, khảo cổ học đã giúp khẳng định những điều có thể xem là đáng nghi ngờ.

Chúng ta có thể đồng ý với Keith N. Schoville khi ông nhận định: “Điều quan trọng là nhận thức rằng những cuộc khai quật của khảo cổ học sẽ cung ứng bằng cớ phong phú để chứng tỏ một cách rõ ràng rằng Kinh Thánh là tài liệu đáng tin. Hơn nữa, đến bây giờ trên căn bản những bằng chứng được tìm thấy qua những cuộc tìm kiếm của khảo cổ học, chưa một lời nào trong Kinh Thánh bị chứng minh là giả dối.” 21

Đc thêm

Currid, John D. Archaeology in the Land of the Bible. Grand Rapids, Mich.: Baker, 1999.

Free, Joseph P., and Howard Vos. Archaeology and Bible History. Grand Rapids, Mich.: Zondervan,1992.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here