Home Sách Trực Tuyến Sách – Tình Yêu, Tình Dục Và Hôn Nhân 10

Sách – Tình Yêu, Tình Dục Và Hôn Nhân 10

0
Sách – Tình Yêu, Tình Dục Và Hôn Nhân 10

TÌNH YÊU, TÌNH DỤC VÀ HÔN NHÂN

Tác giả:  Evelyn Miranda Feliciano

Chương 10: SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG GIA ĐÌNH

Vấn đề không phải là treo trên tường một câu khẩu hiệu với mấy chữ “Đức Chúa Trời chúc phước cho gia đình chúng tôi” thì sẽ giữ được sự hiện diện của Đấng Christ. Cũng không phải là dán những câu Kinh Thánh thích hợp trong mỗi căn phòng và nghĩ thế là đủ. Có thể những câu ấy sẽ khiến bạn lưu ý, nhưng điều thiết yếu hơn là suy nghĩ cách cân nhắc và thường xuyên thực hiện tinh thần và thái độ của Đấng Christ trong đời sống nhàm chán mỗi ngày giữa vòng những người mà chúng ta xưng là thân thiết. Đó là một công tác không dễ dàng chút nào.

Một số những lãnh đạo Cơ Đốc cấp cao giữa vòng chúng ta thành công trong hầu hết mọi nỗ lực của họ ngoại trừ trong nơi riêng tư là chính gia đình mình. Đôi khi người đã gây ấn tượng nơi chúng ta về hình ảnh tin kính và trầm lặng lại hoàn toàn khác hẳn với hình ảnh mà chúng ta thấy họ tiếp xúc với vợ và con. Những cặp vợ chồng nào hay phô trương trước mặt chúng ta như họ là người rất hào phóng trong việc chia xẻ những phước hạnh vật chất với người chung quanh có thể là những người bóc lột, lợi dụng và cư xử tồi tệ với người giúp việc của mình. Dường như việc kỷ luật tốt lành cho con trẻ ở hội thánh lại quay ngược thành những điều khinh suất và làm cho hư hại trong gia đình.

Khi sống trong gia đình, chúng ta không còn quan tâm đến bộ mặt của mình ngoài xã hội nữa. Chúng ta đã cất bỏ cái mặt nạ thanh nhã và ân cần thân mật thường được trau chuốt, nhưng trở về với chính con người không kiên nhẫn, thiếu yêu thương, thô bạo và không biết điều của mình.Những ông chồng nổi tiếng là chịu đựng giỏi trong văn phòng có thể đang nhiếc móc vợ mình… Những cô vợ có gương mặt dịu dàng ngoài xã hội nay được tự do xỉ vả người giúp việc hoặc người phụ giúp công việc nhà bằng những từ ngữ không ngờ.

Nơi chính yếu bày tỏ tinh thần của Đấng Christ chính là trong gia đình. Có người nói rằng, gia đình là vùng đất để thử luyện tâm tánh của một người. Tôi hoàn toàn đồng ý. Còn hơn là sự thử nghiệm nữa,gia đình bày tỏ con người thật của tôi và con người thật của bạn. Vậy, chúng ta hãy cố gắng nhìn vào chính mình, nào là những tư tưởng, những lời nói, những hành động và những phản ứng của chúng ta trong sự thân mật của gia đình. Tự xem xét chính mình theo góc độ này một cách chân thật là điều rất quan trọng. Vì công việc ấy sẽ khiến chúng ta ý thức được nhu cầu cần Đấng Christ giúp chúng ta đắc thắng những tánh xấu ấy.

Những bậc cha mẹ Cơ Đốc được Chúa kêu gọi để thiết lập gia đình theo ý Chúa và đẹp lòng người ta. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng tinh thần Cơ Đốc không tự động đến với gia đình chúng ta vì chúng ta là Cơ Đốc Nhân đâu. Nhưng tinh thần ấy đòi hỏi chúng ta phải có sự tu dưỡng những tâm tánh Cơ Đốc một cách có mục đích, trước hết trong đời sống riêng tư của chúng ta và sau đó là đời sống của những người chúng ta yêu mến.

Vì thế, chính cha mẹ là người phải bắt đầu từ điểm này. Một người cha ao ước bầu không khí tin kính trong gia đình mình thì phải quan tâm đến đời sống tin kính của chính mình. Như Chúa đã phong chức cho người cha làm đầu gia đình thể nào thì trách nhiệm của anh không phải chỉ về mặt kinh tế và thể xác nhưng chủ yếu là về mặt thuộc linh và đạo đức.Trong những lời dạy dỗ của Chúa Jêsus, Ngài đặt những gánh nặng trách nhiệm lớn lao hơn trên những người được đặt vào vị trí nắm quyền hành. Ngài nói trong Mat 10:24,25 rằng, :“Môn đồ không hơn thầy, tôi tớ không hơn chủ. Môn đồ được như thầy, tôi tớ được như chủ, thì cũng đủ rồi.” Phẩm chất thuộc linh trong gia đình của chúng ta chỉ có thể được đo lường tùy theo mức độ thuộc linh mà chính bậc cha mẹ đã đạt đến. Vì chúng ta không thể sống vượt quá mức độ thật của mình. Một người cha không đặt Chúa lên trên mọi phúc lợi trong đời sống hàng ngày không thể nào mong đợi những thành viên trong gia đình đặt Chúa lên hàng ưu tiên. Một bà mẹ lúc nào cũng than phiền về tiền bạc và công việc sẽ không thể có được những đứa con biết cách tin cậy nơi Chúa. Những giờ lễ bái gia đình đều đặn sẽ góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng với Chúa trong đời sống riêng tư của mỗi cá nhân.

Nhóm họp cả gia đình lại với nhau vào một thì giờ cụ thể trong ngày để suy gẫm về những gì Chúa đã thực hiện trên đời sống mình là truyền thống của người Philippine. Tôn giáo truyền thống đã dạy chúng ta “đọc kinh” vào mỗi cuối ngày hoặc “vừa đọc kinh vừa lần tràng hạt.” Với ý định được truyền thông với Đức Chúa Trời như là một đơn vị của xã hội. Tuy nhiên, giống như việc thực hành bất cứ truyền thống nào, công việc ấy đã bị thoái hóa chỉ còn là một nghi thức chiếu lệ chẳng có ý nghĩa gì và cũng chẳng còn thích hợp với những người Philippine tân thời.

Buổi nhóm gia đình lễ bái nào tập trung vào lời Chúa có thể trở thành một nguồn phước hạnh thuộc linh dồi dào và sự hài hòa trong gia đình khi công việc ấy được thực hiện với một thái độ trông mong lời Chúa sẽ phán hay dạy dỗ cho cả gia đình. Thì giờ này có thể trở nên một cơ hội được chia xẻ với nhau cách đầy ý nghĩa. Cách Đức Chúa Trời đáp lời hiệp nguyện của cả gia đình sẽ nâng đỡ đức tin chúng ta trong đời sống với Đấng Christ. Phần Kinh Thánh mà chúng ta đọc với nhau sẽ nhắc nhở khi những thành viên trong gia đình gặp sự cám dỗ hoặc có vấn đề cần quyết định.

Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là có bao nhiêu bậc cha mẹ chịu dành thì giờ để cả gia đình quây quần bên Lời Chúa? Người ta chưa từng nghiên cứu chính xác, nhưng con số phỏng đoán cho biết rằng không có quá 30% các gia đình Cơ Đốc thực hiện công việc này.

Tình trạng nhạt nhẽo và vô vị của buổi lễ bái gia đình có thể vì nhiều yếu tố. Một nguyên nhân quan trọng có thể là vì đời sống tâm linh cằn cỗi của chính bậc cha mẹ. Nếu chúng ta không thấy tươi mới trong sự gặp gỡ Đức Chúa Trời, và lời cầu nguyện của chúng ta chỉ vì những mục đích khẩn cấp mà thôi, thì chúng ta có thể chia xẻ gì với những người khác trong gia đình? Điều gì sẽ giúp họ thấy được sự thực hữu của DCT?

Có lần trong buổi nhóm gia đình lễ bái,một bà mẹ đã cầu nguyện, :“Lạy Chúa, con biết ngày nay con đã rất hung dữ, con đã đánh Bé Huy trong cơn nóng giận và con biết Ngài không đẹp lòng. Xin Chúa hãy tha thứ cho con và dạy con biết kiên nhẫn với nó hơn.”

Không cần ai nhắc, có tiếng cầu nguyện của một đứa bé nối tiếp mẹ nó. Đó là Bé Huy, thằng bé sáu tuổi. Nó cầu nguyện,“Chúa Jêsus ôi, con nghĩ là vì mẹ con rất mệt. Xin giúp con không hay chọc giận mẹ và cũng tha thứ cho con nữa. Hôm nay con gây gỗ với Jojo rất nhiều. Xin giúp con biết thương em mặc dầu nó rất quậy phá. Nhơn danh Chúa Jêsus, Amen.”

Bố mẹ nhìn nhau. Người mẹ lấy làm hài lòng. Lời xưng nhận về sự yếu đuối đã không làm giảm giá trị của cô trước mặt con. Nó nói rất chính xác. Vì cô rất mệt. Nhưng bên cạnh sự sâu sắc của nó, lời xưng nhận ấy còn khiến con cô ý thức về sự bất toàn của nó trước mặt Chúa. Thế thì,điều cần thiết là phải đến với Ngài để được sự tha thứ. Gia đình đã dấy lên những con người tốt đẹp hơn từ những buổi lễ bái.

Một lý do nữa khiến cho buổi gia đình lễ bái không được ưa thích là vì tính chất giảng thuyết của buổi thờ phượng. Thông thường, ông bố hay có khuynh hướng dùng bài giảng để nhắm vào những kẻ có lỗi trong gia đình để làm thỏa mãn những kẻ khác cho rằng mình công bình. Một sự moral liên miên như vậy vào một người nào đó và xem người ta là con “zero” là cách tốt nhất để giết chết lòng ham thích buổi nhóm lại của gia đình. Đặc biệt những thiếu niên sẽ tránh những buổi thờ phượng ấy như tránh dịch lệ.

Thêm vào cho sự giảng huấn là hát những bài thánh ca cũ rích, dài ngoằn, mệt mỏi mà sứ điệp của lời ca được dự định cho những người ở một vùng khác hoặc lứa tuổi khác. Cũng vì lời cầu nguyện dài nhẹ như gió của người mẹ bao trùm mọi lãnh vực của đời sống mà lại không trình dâng gì được bao nhiêu. Thông thường, điều này làm cho mọi người ở trong tình trạng buồn ngủ mê mệt.

Gia đình lễ bái là phương tiện để chúng ta có thì giờ chia xẻ và thông công quanh Lời Chúa. Một gương mẫu thực tiễn là tập trung sự chú ý của gia đình vào một chủ đề hay đề tài. Những câu chuyện Kinh Thánh với những sự áp dụng thực tiễn luôn luôn là sự thu hút cho cả con nít lẫn người lớn. Những sách hướng dẫn buổi nhóm gia đình lễ bái có bày bán rất rẻ tại các tiệm sách Cơ Đốc sẽ giúp chúng ta đơn giản hóa việc chọn nguyên một khúc Kinh Thánh hay từng phần. Quyển Scripture Union Notes là tài liệu rất tuyệt cho mục đích này.

Chúng ta có thể làm cho DC trở nên thật và Lời Ngài trở nên sống động bằng cách để cho từng người trong gia đình đóng góp ý kiến hay kinh nghiệm khi người ấy liên hệ khúc Kinh Thánh đang nghiên cứu vào đời sống của chính mình. Bằng cách này, cả gia đình đều được giúp đỡ để ý thức rằng những chân lý của DCT rất năng động vì Lời Chúa rất thật đối với đời sống chúng ta.

Hát thánh ca, kể chuyện, đọc Kinh Thánh, suy gẫm, chia xẻ và cầu nguyện là những phần mà chúng ta thực hiện trong buổi nhóm gia đình lễ bái. Dầu chúng ta có kết hợp hay thí nghiệm thế nào đi chăng nữa thì cũng phải luôn nhớ rằng thì giờ đó phải được sự quan tâm thích thú từ người nhỏ nhất cho đến người lớn nhất. Chúng ta cũng nên mời cả người giúp việc trong nhà nữa chứ đừng bỏ mặc cô ta với đống bát đĩa dơ ở dưới bếp trong khi chúng ta lại đang vật lộn với những linh hồn hư mất trong những vùng núi xa xăm tận đâu đâu.

Gia đình nào có một thời khóa biểu không cho phép họ nhóm gia đình lễ bái mỗi ngày không cần phải mang mặc cảm tội lỗi nếu họ chỉ có thể nhóm lại một tuần một lần hay một tuần hai lần. Số lần nhóm lại không quan trọng bằng tinh thần và thái độ mà chúng ta đến với sự nhóm lại. Điều thiết yếu là “đời sống bày tỏ” Chúa Jêsus trong những ngày thuận lợi cũng như trong lúc buồn phiền hoặc thời điểm gặp cơn khủng hoảng. Đức tin Cơ Đốc được truyền thông một cách hữu hiệu cho những người thân của chúng ta bằng cách để đức tin ấy “hấp thu” từ con người của chúng ta nhiều hơn là qua lời dạy dỗ của chúng ta. Con cái chúng ta sẽ không học biết yêu Chúa Jêsus nhiều khi bạn hình phạt vì chúng không cầu nguyện được nhưng chúng sẽ học yêu Ngài khi thấy chúng ta cầu nguyện cho chúng và cho những người khác.

Điều tốt nhất chúng ta cũng phải ghi nhớ là buổi nhóm gia đình lễ bái không phải là một sinh hoạt mà gia đình buộc phải làm vì Hội Thánh khuyên phải như thế. Chúng ta cũng không nhóm lại vì đó là một điều phổ biến và mọi người đều làm như vậy. Nhưng việc tham dự buổi gia đình lễ bái phải xuất phát từ một sự thuyết phục mạnh mẽ đặc biệt từ phía cha mẹ rằng đây là ý chỉ của DCT dành cho gia đình và chúng ta đang làm vinh hiển Ngài.Nhóm hay không nhóm gia đình lễ bái không phải là một vấn đề để lựa chọn. Nói tóm lại, tinh thần Cơ Đốc trong một gia đình không chỉ được đo lường qua những buổi lễ bái gia đình mà thôi, nhưng còn trên những phẩm chất của đời sống được bày tỏ bởi mỗi cá nhân nữa.

Một gia đình muốn trở thành gia đình tin kính, thành Cơ Đốc Nhân thật không thể tự nhiên mà có được. Người ấy phải xây dựng gia đình. Sự tin kính phải được bắt đầu từ những cá nhân, đặc biệt là từ cha mẹ là những người DCT đã thiết lập làm lãnh đạo của gia đình. Giôsuê trong Cựu Ước đã cảm nhận được tinh thần lạnh lẽo đang len lỏi vào các gia đình của dân Ysơraen, đã đưa ra một lời thách thức để kêu gọi sự quyết định: “Nhưng nếu các ngươi chẳng thích phục vụ Đức Giêhôva thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự…Nhưng ta và nhà ta sẽ phụng sự Đức Giêhôva.”

Gia đình của bạn có tỏa ra niềm vui và tình thân hữu cùng mối thông công chân thật không? Nó có thật không? Nếu cởi bỏ tất cả những sự giả mạo của đời này thì có sống với nhau được không? Người ta có thể bước vào và cảm nhận được sự khác biệt không? Thì giờ mà gia đình cùng chia xẻ với nhau trong sự hiện diện của DCT có thể nói được sự khác biệt ấy. Sự lựa chọn là của chúng ta.

— Hết Chương 10 —

Sưu Tầm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here