Home Sách Trực Tuyến Vì Sao Chúng Ta Tin ? Phần 1: Cơ Đốc Giáo Có Hợp Lý Không?

Vì Sao Chúng Ta Tin ? Phần 1: Cơ Đốc Giáo Có Hợp Lý Không?

0
Vì Sao Chúng Ta Tin ? Phần 1: Cơ Đốc Giáo Có Hợp Lý Không?

“Niềm tin là gì?” Vị giáo viên Trường Chúa Nhật hỏi và một cậu bé trả lời trong chớp mắt: “Là tin điều mà ta biết là không có thật.”

Không có gì ngạc nhiên khi có những người đang tìm hiểu về niềm tin và Cơ Đốc giáo định nghĩa theo cách này. Trong thực tế, có nhiều tín đồ âm thầm hay công khai chấp nhận quan điểm như thế. Hơn hai mươi năm qua, tôi đã từng đưa ra câu hỏi này trong các buổi thảo luận ở các trường đại học và cao đẳng khắp đất nước. Một sinh viên đại học trung bình cũng có thể sẽ đưa ra cùng một câu trả lời như cậu bé nọ. Có thể được diễn tả bằng những từ ngữ khác nhau nhưng câu trả lời vẫn tiềm tàng ý tưởng tự đánh lừa và không tin chắc.

Khi trình bày cho các sinh viên tôi dùng những từ ngữ đơn giản để mô tả ý nghĩa niềm tin mà Kinh Thánh trình bày. Sau đó tôi đặt ra những câu hỏi cho thính giả ở dưới. Những câu trả lời của họ cho thấy vấn đề đã được sáng tỏ.

Bn vn cn đến trí óc

Những người tìm hiểu sẽ nhận xét một cách đầy thách thức rằng buổi thảo luận thật là ích lợi bởi vì lần đầu tiên họ được nghe một bản đúc kết súc tích và thực tế về sứ điệp Tin Lành. Những người đã tin thỉnh thoảng cũng nói rằng họ rất thỏa mãn được nghe câu chuyện Tin Lành được biện giải một cách mạch lạc trong những cuộc thảo luận công khai như vậy. Họ nhận ra rằng họ không phải từ bỏ trí óc của mình khi trở thành một tín đồ!

Chúng ta sống trong một thế giới ngày càng có nhiều người sành điệu và học thức với nhiều sự chọn lựa lôi cuốn sự chú ý của chúng ta. Vô tình những điều chúng ta tin tưởng sẽ bị suy giảm vì nhiều thứ hấp dẫn khác và hệ thống niềm tin của chúng ta bị lung lay. Thế giới như thế đòi hỏi chúng ta phải biết tại sao chúng ta tin và xem xét những chân lý hỗ trợ cho niềm tin đó. Chúng ta sống dựa trên những chân lý nào?

Đối với câu hỏi quan trọng là Cơ Đốc giáo có hợp lý không và có thể đứng vững trước sự khảo nghiệm hay không, chúng ta cần bắt đầu với từ ngữ niềm tin, một từ ngữ rất thường bị hiểu lầm. Có ba ý nghĩ nảy ra trong tâm trí chúng ta.

Hằng ngày tất cả chúng ta đều sử dụng niềm tin. Khó tránh sử dụng niềm tin – ngay cả khi gạt bỏ niềm tin tôn giáo qua một bên. Chúng ta có niềm tin nơi bác sĩ, niềm tin nơi quầy hàng rau cải, niềm tin nơi người hò hẹn với chúng ta. Thậm chí chúng ta cũng có niềm tin với chuyến xe lửa chở chúng ta đến chỗ làm hay người bưu tá đem phiếu chi trả đến cho chúng ta. Nhà khoa học có niềm tin nơi những phương pháp khoa học được nghiên cứu bởi những nhà khoa học trước mà họ tin rằng là những con người chân thật. Niềm tin đơn giản là sự tin cậy; chúng ta phải vận dụng niềm tin, ít ra trong một mức độ nào đó, để có thể giao tiếp với thế giới thực tế này một cách có ý nghĩa.

Niềm tin chỉ có giá trị khi đối tượng được đặt đúng chỗ. Tin cậy vào một thức ăn chưa được kiểm nghiệm, một bác sĩ không đủ trình độ hay một người gian dối, thì niềm tin đó không có giá trị gì cả. Một ví dụ đáng buồn về niềm tin bị đặt sai chỗ là câu chuyện của một sinh viên khi nói với tôi rằng bạn gái của cậu từ lâu đã hẹn hò với một chàng trai khác nay cô ta sắp kết hôn với cậu. Niềm tin có thể có ý định tốt nhưng đối tượng không đáng tin và như thế niềm tin trở thành vô ích. Niềm tin dù ít ỏi nhưng được đặt nơi một đối tượng đáng tin cậy thì vẫn có thể đem lại kết quả. Chẳng hạn, bạn có một niềm tin yếu ớt trên một tảng băng dày, kết quả vẫn rất tích cực: tảng băng sẽ chịu trọng lượng của bạn bất chấp niềm tin của bạn mạnh như thế nào.

Thử nghiệm mức độ đáng tin cậy của đối tượng niềm tin là một lời khuyên hợp lý và chắc chắn. Sự khôn ngoan dẫn chúng ta đến chỗ tìm hiểu sự thật về bất cứ đối tượng nào của niềm tin chúng ta. Nếu đồng hồ chạy sai, chúng ta chỉnh nó lại. Đó là một việc làm khôn ngoan. 1

Xét li nhng suy nghĩ trước đây ca chúng ta

Một vài ví dụ sau đây sẽ giúp chúng ta xem xét niềm tin như một phần bình thường trong cuộc sống chúng ta. Từ đó chúng ta sẽ quay sang kiểm nghiệm mức độ hợp lý của niềm tin Cơ Đốc cách khách quan nhất có thể được. Tính khách quan chắc chắn được tô điểm do những suy nghĩ trước đây của chúng ta về Cơ Đốc giáo. Những sự kiện nào chúng ta biết về nó? Chúng ta xem xét nó như là điều hợp lý hay không hợp lý? Thích đáng hay không thích đáng? Đối với những sinh viên thì suy nghĩ trước đây của họ được thể hiện rõ ràng qua những câu hỏi họ đặt ra. Một số câu hỏi phần lớn liên quan đến sự thiếu hiểu biết, một số khác là do hiểu lệch lạc nội dung cơ bản của Cơ Đốc giáo. Luôn có những câu hỏi sâu sắc và yếu tố “tại sao” đầy bí ẩn được đặt ra với lòng sốt sắng thật sự.

Suy nghĩ đầu tiên của một người là yếu tố cơ bản. “Những gì bạn nghĩ bạn biết có thể làm bạn đau khổ” là tựa một bài báo của tờ Chicago Tribune. “Ít hiểu biết cũng có thể tác hại đến khả năng tài chính của bạn” là đề mục nhỏ, liệt kê khoảng hơn mười lăm ví dụ về những suy nghĩ ngớ ngẩn thông thường của những nhà đầu tư, như “tôi cố gắng tiết kiệm tiền bạc bằng cách đi mua đồ mỗi khi có hàng hạ giá.” Thiếu hiểu biết về niềm tin Cơ Đốc cũng có thể tai hại như vậy. Lãnh vực nào chúng ta hiểu hết sức rõ ràng về Cơ Đốc giáo và chỗ nào suy nghĩ chúng ta còn ngớ ngẩn?

Ngoài những suy nghĩ trước kia của chúng ta, một áng mây khác che mờ niềm tin chúng ta là “chỉ số tình cảm” hay thường được gọi là E. Q. Dù cho tổ tiên của chúng ta ở Hoa Kỳ hay ở một đất nước nào khác, thường có những kiểu mẫu sai lầm về đời sống Cơ Đốc nhân làm cho chúng ta thất vọng. Chỉ số tình cảm của chúng ta thậm chí lên đến tức giận khi chúng ta nghe đến từ “Cơ Đốc nhân.” Dĩ nhiên chúng ta đều có một sự khó chịu về một vài chuyện nào đó, nhưng sự nhận thức về nó cũng giúp ích cho chúng ta. Mặt khác, có thể chúng ta không có một mối liên hệ nào với các Cơ Đốc nhân hay Cơ Đốc giáo, nên chẳng hiểu biết gì và cũng không có sự khó chịu nào cả. Dù sao khi tìm hiểu những suy nghĩ và cảm xúc nguyên thủy của chúng ta càng nhiều, chúng ta càng có thể xem xét một cách khách quan “trường hợp của Cơ Đốc giáo,” như cách C. S. Lewis dùng.

Cơ Đốc giáo theo Kinh Thánh có nền tảng rất rõ ràng và đầy đủ. Đây không phải là một tôn giáo huyền bí. Nội dung của nó ẩn nấp dưới những biểu tượng kỳ bí nào đó, như học giả R. C. Sproul nói. Theo Sproul, khi ai đó thì thầm với bạn rằng ý nghĩa của cuộc sống là “một cái vỗ tay”, thì đó là huyền bí. Đó không phải là nền tảng suy nghĩ hợp lý. Tất nhiên đó cũng không phải là ý tưởng chúng tôi muốn trình bày về “lối suy nghĩ hợp lý”.

Bất cứ một tôn giáo nào cũng nhận rằng mình có những kinh nghiệm thuộc linh suýt soát với chúng ta. Từ thế kỷ 19 vào thời của triết học gia Friedrich Neitzsche đến ngày hôm nay, từ bên ngoài cộng đồng Cơ Đốc đến bên trong, người ta cũng bảo là Đức Chúa Trời đã chết rồi. Chủ nghĩa đạo đức nhân bản đang thu hút người ta mạnh mẽ hơn. Quyển Tôn Giáo Không Mạc Khải (Religion Without Revelation) của Julian Huxley là một dẫn chứng rõ ràng trong việc đề cập đến vấn đề Đức Chúa Trời đã chết. Tính đa nguyên đã chiếm phương tiện thông tin hiện đại trong việc biến thế giới trở nên một nhà. Chúng ta thường nghe những điều đại loại như:

  1. Tất cả các tôn giáo đều có giá trị ngang nhau.
  2. Những mâu thuẫn giữa các hệ thống tôn giáo được hoàn toàn chấp nhậ
  3. Chân lý tuyệt đối không hề hiện hữ

Cơ Đc giáo được th nghim mt cách khách quan

Triết gia chuyên về phân tích Antony Flew chứng minh rằng đối với những người còn đang tìm kiếm thì những khẳng định tôn giáo không thể kiểm chứng được một cách khách quan cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi. Ông dẫn chứng một câu chuyện ngụ ngôn của John Wisdom:

Lần nọ, có hai nhà thám hiểm đến một khu đất trống trong rừng già. Trong khu đất trống ấy có rất nhiều hoa và cỏ dại. Một nhà thám hiểm nói: “Chắc phải có một người trông vườn chăm sóc cho khu đất này.” Nhưng người kia không đồng ý như vậy, ông ta bảo: “Không hề có ai lập vườn ở đây đâu.” Thế là cả hai cắm trại ở đó để rình xem. Họ không thấy ai cả. ”Có lẽ người làm vườn là một kẻ vô hình chăng? Vậy, họ làm một hàng rào bằng dây kẽm gai. Rồi họ mắc điện vào đó. Họ cũng thả chó canh phòng (vì họ nhớ chuyện Con Người Vô Hình của H. G. Well, tuy không bị nhìn thấy, nhưng có thể bị đánh hơi và sờ chạm được). Nhưng họ không nghe một tiếng kêu nào chứng tỏ có người đã xâm nhập khu đất ấy và bị điện giật. Cũng không hề có sự chuyển động nào trên các đường dây kẽm gai cho thấy người vô hình có leo vào. Bầy chó săn cũng không hề sủa lấy một tiếng. Dầu vậy, nhà thám hiểm tin có người làm vườn, vẫn chưa chịu khuất phục và nói rằng: “Phải có một người làm vườn vô hình mà điện không giật được; phải có một người làm vườn vẫn bí mật đến chăm sóc khu vườn mà ông ấy yêu mến.” Cuối cùng, kẻ hoài nghi đó cũng thất vọng: “Thế thì lời khẳng định ban đầu của mình còn lại cái gì? Người làm vườn mà ta gọi là vô hình, không sờ chạm được, vĩnh viễn mơ hồ kia có khác gì với một người làm vườn tưởng tượng hay với một người làm vườn chẳng bao giờ hiện diện chút nào đâu?”

John Montgomery, một học giả Tin Lành, đã nhận xét về câu chuyện nầy: “Trong niềm tin Cơ Đốc chúng ta không chỉ chủ trương suông rằng khu vườn của thế gian này được một Đấng Làm Vườn đầy yêu thương chăm sóc, nhưng chúng ta còn có những kinh nghiệm thực sự về chính Đấng Làm Vườn nầy đã bước vào khung cảnh loài người qua con người Chúa Giê-xu Christ (GiGa 20:14-15), và sự bước vào đó có thể kiểm chứng được qua sự sống lại của Ngài.”

H thng chân lý hp lý

Niềm tin Cơ Đốc nhân ít được xem xét một cách nghiêm túc, nó chỉ được xem như một trong số các chân lý được chứng thực mà không được nhìn nhận dưới khía cạnh là được xây dựng trên một một chân lý được sáng tỏ nào. Chân lý và mê tín khác nào bạn đồng hành.

Tuy nhiên điều ngược lại mới là thật. Chính Kinh Thánh nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình thể hiện hợp lý. Chúa Giê-xu cũng nhấn mạnh điều này với các môn đệ của Ngài: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi” (Mat Mt 22:37). Toàn bộ con người chúng ta có liên quan đến việc chúng ta đặt niềm tin nơi Ngài, tâm trí, tình cảm và ý chí. Sứ đồ Phao-lô mô tả chính mình như là người “binh vực và làm chứng đạo Tin Lành”, chẳng hạn ông đưa ra một lời biện giải cho niềm tin của mình (Phi Pl 1:7). Tất cả những điều này ngụ ý về một sứ điệp rõ ràng dễ hiểu có thể được hiểu và ủng hộ một cách hợp lý. Một đầu óc không được soi sáng là một đầu óc không bao giờ cởi mở trước chân lý của Đức Chúa Trời, nhưng sự soi sáng đem lại sự hiểu biết hoàn toàn thỏa đáng khi dựa trên hệ thống chân lý hợp lý. Mỗi chúng ta từ lúc thơ ấu cho đến khi trưởng thành đều cần lý luận và giải thích. Hãy nói với một đứa trẻ rằng nó sẽ bị phỏng nếu sờ vào một bếp lò nóng. Bấy giờ nó mới quyết định sờ vào hoặc không sờ vào. Nhưng nó đã được giải thích rồi. Tương tự như thế, sự soi sáng xuất phát từ sự hiểu biết những chân lý Cơ Đốc cơ bản.

Niềm tin của Cơ Đốc nhân luôn luôn đi đôi với chân lý. Và chân lý luôn luôn đối lập với sự giả dối (IITe 2Tx 2:11-12). Phao-lô đã gọi những người không biết Chúa là người “không vâng phục lẽ thật” (RoRm 2:8). Những lời khẳng định như vậy sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có một cách nào đó để định nghĩa thật khách quan chân lý là gì. Vì những lý do thực tiễn, nếu điều gì không thể thực hiện được thì chân lý và ngụy lý cũng như nhau. Câu hỏi cơ bản là, chân lý tuyệt đối có hiện hữu không? Chúng ta có một bằng chứng rõ ràng.

S to dng tri đt làm sáng t chân lý

Như sứ đồ Phao-lô dẫn chứng, bản thân thiên nhiên cung cấp cho con người đủ thông tin để nhận biết rằng có một Đức Chúa Trời. Trong 1:19, ông nói rằng “Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi.” Rất dễ cho con người thấy Đức Chúa Trời, Ngài không hề giấu mặt. Sau đó Phao-lô bảo chúng ta nhìn vào thiên nhiên. “Những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được… thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy”, rồi ông tiếp tục kể ra hai phẩm tánh chủ yếu của Ngài vẫn được bày tỏ ngang nhau “Quyền phép đời đời và thần tính của Ngài ” (1:20).

Câu Kinh Thánh ngắn ngủi nhưng hiệu nghiệm này đã giải thích rằng Đức Chúa Trời trông đợi chúng ta tin nơi Ngài dựa trên những bằng chứng đầy đủ. Ngài cho chúng ta trí thông minh và lý luận hợp lý. Ngài đang nói với chúng ta rằng: “Hãy nhìn xem thiên nhiên, ngay cả vũ trụ này, hoặc chính thân thể của con thì con sẽ có bằng cớ về niềm tin nơi Đấng Tạo Hóa.” Tác phẩm “thủ công”, một tuyệt tác đặc biệt của Đấng Tạo Hóa thiên thượng nói cho chúng ta biết về sự chăm sóc tỉ mỉ và công việc liên tục của Ngài trong công trình sáng tạo.

“Quyền phép đời đời” của Ngài không phải là một thuật ngữ dễ thuyết phục trí óc của chúng ta. Bill Hybels cho chúng ta cách nhìn sơ khởi:

Đức Chúa Trời biết hết mọi việc. Không có câu hỏi nào làm Ngài phải lúng túng… nhưng tri thức này còn vượt xa hơn cả những sự kiện hiện thời. Đức Chúa Trời biết tất cả mọi việc vận hành ra sao. Hãy nghĩ về điều đó. Ngài có sự hiểu biết trọn vẹn về tất cả bí ẩn của các ngành sinh vật học, sinh lý học, động vật học, y học, tâm lý học, địa lý học, vật lý học, hóa học, và di truyền học. Ngài biết các quy định của Thiên Đàng, cả những nguyên lý và sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và những đám mây.

Chúng ta có thể nói rằng những điều trên cho chúng ta một định nghĩa về sự vô hạn, chứ không phải giới hạn như chúng ta. Hơn nữa, Đức Chúa Trời còn biết cả bức tranh tổng quát vẽ mỗi khía cạnh trong đời sống cá nhân của chúng ta nữa.

Nhìn vào bc tranh ln

Sự kiện này càng động viên chúng ta khám phá những câu trả lời cho việc làm thế nào chúng ta có thể thích hợp với “bức tranh lớn” từ chân trời của Đức Chúa Trời. Tại sao chúng ta ở đây, sống trong gia đình này và ở nơi này? Những việc chúng ta chọn lựa và những gì chúng ta làm mỗi ngày có gì quan trọng không? Làm sao chúng ta lại sống ở đất nước này mà không phải là một đất nước nào khác? Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta lìa cõi đời này?

Nhiều chương đã được viết ra dựa trên cái “tại sao” về sự hiện hữu của chúng ta, đây không phải là câu hỏi mới. Thỉnh thoảng đây là những điều mà chúng ta thắc mắc. Trong quyển sách bán chạy nhất, Khái Quát Lịch Sử Của Thời Đại (A Brief History of Time), Stephen Hawking tổng kết cả cuộc đời nghiên cứu và suy gẫm của mình bằng một câu hỏi. Sau khi kết luận những luận điểm của mình về “cái gì” và “như thế nào” của vũ trụ, ông nói với vẻ khao khát: “Giờ đây nếu chúng ta có thể biết được tại sao, thì chắc chắn chúng ta đã có đầu óc của Đức Chúa Trời rồi.” 6

Đối với nhiều người, có thể nào có những câu hỏi riêng tư của “tấm lòng” hoặc có thể là một cảm giác trống trải và mất mác kích thích những câu hỏi như vậy? Một nữ diễn viên nổi tiếng đã diễn tả rất thích hợp cái cảm giác “một khoảng trống trong tâm hồn” đã khiến cô bắt đầu tìm kiếm. Thực chất bức tranh của Đức Chúa Trời cho chúng ta trong Kinh Thánh là đưa cho chúng ta câu trả lời. Chúng ta không cần phải ở trong bóng tối. Có đầy đủ từng chứng cớ chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta biết câu trả lời.

  1. S. Lewis giải thích: “Chúng ta rất dễ tin rằng sợi dây thừng rất chắc khi chúng ta chỉ dùng nó để cột một cái hộp, nhưng giả sử chúng ta phải dùng sợi dây thừng đó để đu mình leo lên một vách núi dựng đứng. Chúng ta sẽ thật sự muốn biết sợi dây thừng đó đáng tin cậy tới mức nào.”

Màn kính đo đc b che m

Màn kính đạo đức bị che mờ, hoặc sự mạc khải đầy trí tuệ của Đức Chúa Trời có thể vô tình che mờ sự hiểu biết của chúng ta. Sức kéo của đạo đức có thể trở nên nan giải, quá độ và không chịu từ bỏ chúng ta. Trong một số trường hợp, vấn đề thật sự không phải là con người không thể tin – nhưng mà là họ “sẽ không tin.” Chúa Giê-xu đã thẳng thừng vạch rõ đây chính là cội rễ của vấn đề khi nói chuyện với những người Pha-ri-si sùng đạo, những nhà cầm quyền hợp pháp thời bấy giờ. Ngài bảo họ: “Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống” (GiGa 5:40). Sau đó Chúa Giê-xu tiếp tục dạy rằng khi một kết ước đạo đức được thiết lập, nó sẽ đem lại sự hiểu biết cho tâm trí. Thậm chí nó còn đem lại sự quyết tâm loại bỏ những cản trở từ tâm trí. “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý ta có phải là bởi Đức Chúa Trời, hay là ta nói theo ý ta” (7:17).

Những nan đề về trí tuệ được khẳng định mà không được chứng minh thường là màn khói bao phủ sự nổi loạn của đạo đức. Như nhà thơ Emily Dickinson đã viết: “Không ai thất bại trong khoảnh khắc. Trượt ngã – là định luật phá sản.”

Một câu hỏi lạc đề nữa chúng ta thường nghe là: “Nếu Cơ Đốc giáo là hợp lý thì tại sao đa số những người có học thức lại không tin?” Câu trả lời thật giản dị. Họ không tin chính vì một vấn đề giống y như lý do khiến đa số những người không có học thức thường làm. Họ không muốn tin. Đó không phải là một vấn đề của năng lực trí óc, vì có rất nhiều Cơ Đốc nhân xuất sắc trong mọi lãnh vực về nghệ thuật và khoa học. Cuối cùng thì niềm tin cũng chỉ là vấn đề của ý chí. Và Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những chứng cớ khởi điểm qua công trình sáng tạo của Ngài.

Có một sinh viên nọ nói với tôi rằng tôi đã trả lời thỏa mãn tất cả các câu hỏi của anh. Tôi bèn hỏi: “Vậy anh sẽ trở thành một Cơ Đốc nhân chứ?”

“Không đâu”, anh ta trả lời.

Lúng túng, tôi hỏi: “Sao lại không?”

Anh ta thú nhận: “Thú thật là điều đó sẽ làm xáo trộn cuộc sống hiện tại của tôi.” Anh ta nhận thức được rằng vấn đề thật sự của anh ta nằm ở phương diện đạo đức chứ không phải trí thức.

John Stott thiết lập một thế quân bình khi ông tóm tắt câu chuyện Tin Lành: “Chúng tôi không thể đồng lõa với sự kiêu ngạo về phương diện tri thức của con người, nhưng phải nâng đỡ cho sự ngay thẳng của trí tuệ người ấy.”

S nghi ng dn đến s s hãi

Ngay cả những Cơ Đốc nhân tận hiến cũng đặt vấn đề với niềm tin của mình và tự hỏi không biết điều đó có thật hay không. Sự nghi ngờ có thể đem lại nỗi sợ hãi đối với tâm linh và thường bị đè nén cách bệnh hoạn. Những người sinh ra trong gia đình Cơ Đốc và giáo hội Cơ Đốc thấy rằng họ rất dễ nghi ngờ tính xác thực của những kinh nghiệm thời thơ ấu. Từ nhỏ họ đã chấp nhận sự kiện Cơ Đốc giáo chỉ dựa trên căn bản là sự tự tin và tin tưởng nơi cha mẹ, bạn bè và mục sư. Khi lớn lên và phát triển về phương diện học vấn, thì họ xét lại những sự dạy dỗ trước kia.

Kinh nghiệm như thế rất lành mạnh và cần thiết cho niềm tin đích thực và vững chắc. Không có gì phải sợ hay lo lắng về điều đó. Những lúc tôi đi du lịch tới một chỗ mới, tôi vẫn thường tự hỏi khi nhìn vào đường phố và những con người xa lạ “Little này, làm sao cậu biết là mình không hề bị một chương trình tuyên truyền rầm rộ lôi kéo? Dù sao thì cậu cũng đâu có thấy Đức Chúa Trời, có rờ, có nếm hay cảm biết Ngài đâu.” Và rồi tôi tiếp tục tự hỏi làm sao tôi biết Đức Chúa Trời và Đức Chúa Giê-xu Christ của Kinh Thánh là thật. Tôi luôn quay về với hai yếu tố cơ bản:

Khía cạnh khách quan, ngoại tại, những sự kiện lịch sử về sự phục sinh.

Khía cạnh chủ quan, nội tại, những từng trải cá nhân về Chúa Giê-xu mà tôi đã nhận biết trong chính cuộc đời của mình qua những cuộc giải phẫu nguy kịch và những quyết định khó khăn trong sự nghiệp.

Khi một người, dù già hay trẻ, bắt đầu thắc mắc và Đức Chúa Trời dường như xa cách họ, thì chúng ta nên hoan nghênh sự nghi ngờ ấy như một cách thức để tăng trưởng. Một Cơ Đốc nhân có thể giúp đỡ bằng cách hoan nghênh sự chân thật và thẳng thắn, để tạo ra một bầu không khí cho một người cảm thấy thoải mái để “trút bầu tâm sự” và bày tỏ những nghi ngờ của mình. Nếu không, người đó có thể bị đẩy vào đường cùng, thậm chí họ sẽ thối lui vì cớ họ nghĩ rằng một Cơ Đốc nhân tốt không bao giờ được nghi ngờ. Họ không phải là người ngu ngốc. Thật đáng buồn, tôi đã chứng kiến một vài người gặp phải sự phản hồi chẳng có chút cảm thông nào, họ nhanh chóng sang số và kịch liệt binh vực ý kiến của mình, dầu việc làm đó không xuất phát từ tấm lòng họ. Khi họ thoát ra khỏi áp lực phải tuân theo các hình thức, họ giũ bỏ niềm tin của mình như lột bỏ một cái áo mưa bởi vì nó chưa bao giờ là niềm tin của riêng họ cả.

Nghi ngờ và thắc mắc là bình thường đối với những con người biết suy nghĩ. Thay vì tỏ ra khó chịu, bất mãn, tốt hơn là chúng ta nên lắng nghe người hỏi mình, và nếu có thể, nên xoáy sâu vào câu hỏi hơn nữa. Rồi ta nên đề nghị một lời giải đáp. Vì Cơ Đốc giáo tập trung vào một Đấng vốn là Chân lý nên một cuộc khảo sát tỉ mỉ, cặn kẽ chẳng bao giờ làm hại cho đạo ấy cả.

Đng hong s

Nếu chúng ta không có ngay câu trả lời, thiết tưởng không cần gì phải tỏ ra hoảng sợ. Chúng ta có thể tiếp tục tìm kiếm, kết tinh câu hỏi lại và kiểm tra ở những quyển sách chuyên về giải đáp những thắc mắc dường như khó giải đáp. Không có lý gì một câu hỏi mới do một ai đó nghĩ ra tuần trước lại có thể làm cho cả Cơ Đốc giáo phải sụp đổ. Những người sáng suốt đã từng suy nghĩ về những câu hỏi thật sâu sắc của mọi thời đại và đều trả lời được cả.

Chúng ta không cần trả lời thật đầy đủ tất cả các câu hỏi, vì Chúa không hề mạc khải đầy đủ tâm trí Ngài cho chúng ta về mọi vấn đề. “Những sự bí mật thuộc về Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta; song những sự bày tỏ thuộc về chúng ta, và con cháu chúng ta đời đời” (PhuDnl 29:29). Đây không phải là điều để trốn tránh trách nhiệm! Đức Chúa Trời ban cho chúng ta dư dật những hiểu biết để có một nền tảng vững chắc đằng sau niềm tin và cuộc sống của chúng ta. Cơ Đốc giáo dựa trên một niềm tin hợp lý. Nếu dùng cả núi chứng cớ để kiểm tra ý tưởng bạn thì đừng sợ hãi. Ở trường cao đẳng và đại học, khán giả có thể bao gồm 98% những người theo thuyết bất khả tri. Định thần một chút bạn có thể dễ dàng đoán được câu hỏi thường được đặt ra trong phần nửa tiếng đồng hồ. Những câu hỏi có thể đa dạng về mặt từ ngữ, nhưng vấn đề tiềm ẩn đều giống nhau. Sự nhất quán này là cả một nguồn giúp đỡ ích lợi để biết được những câu hỏi trọng tâm, chỗ nào cần mài giũa sự hiểu biết của mình và làm thế nào để mài giũa những tư tưởng trong quyển sách này.

S đáp ng ca nhng người nghi ng

Những người nghi ngờ là những người nhìn thấy những vấn đề rắc rối nằm ở đâu. Sau khi được giải đáp cho những thắc mắc của mình, bước kế tiếp là sự quyết định. Không quyết định gì cả tức là quyết định chống lại lập trường Cơ Đốc giáo. Nghi ngờ liên tục về những thông tin đầy đủ có nghĩa là không bỏ cuộc mà tiếp tục tìm kiếm và từ từ bạn sẽ được tưởng thưởng. “Cơ Đốc giáo không phải là một phương thuốc có bằng công nhận sáng chế. Nó nêu lên một loạt những sự kiện để trình bày cho bạn biết vũ trụ như thế nào. Nếu Cơ Đốc giáo là giả dối thì không có một con người thành thật nào muốn tin vào nó hết. Tuy nhiên, nếu nó là có thật, thì mọi con người thành thật đều muốn tin vào nó… Đúng, Cơ Đốc giáo sẽ làm cho chúng ta trở nên tốt hơn – tốt hơn nhiều so với bất cứ điều gì bạn có thể trông đợi!” 8

Chúng ta tin chắc rằng sự tìm kiếm hết lòng của chúng ta sẽ được thưởng. Trong những trang tiếp theo chúng ta sẽ nhấn mạnh một số câu trả lời cho những thắc mắc thường gặp và làm rõ những vấn đề đó. Bạn có thể tin điều này, bỏi vì Cơ Đốc giáo là có thật và hợp lý. Chúa Giê-xu cho chúng ta một lời khích lệ: “Ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật” (Giăng 10:10).

Đc thêm

Clark, Kelly James. Philosophers Who Believe. Downers Grove, Ill: InterVarsity Press, 1993.

Johnson, Philip E. Reason in the Balance. Downers Grove, Ill: InterVasity Press, 1995.

____________. Objections Sustained. Downers Grove, Ill: InterVasity Press, 1998.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here