Home Sách Trực Tuyến Vì Sao Chúng Ta Tin? Có Phải Đấng Christ Là Đức Chúa Trời Không?

Vì Sao Chúng Ta Tin? Có Phải Đấng Christ Là Đức Chúa Trời Không?

0
Vì Sao Chúng Ta Tin? Có Phải Đấng Christ Là Đức Chúa Trời Không?

Nếu Đức Chúa Trời không chủ động và bày tỏ chính Ngài thì chúng ta không thể biết được một cách chắc chắn là Ngài có hiện hữu không và Ngài ra làm sao. Nếu không có sự chủ động và sự tự mặc khải của Ngài chúng ta mắc kẹt trong sự phỏng đoán, những định kiến và những ý kiến không bao giờ được sáng tỏ. Chúng ta có quyền được thắc mắc Ngài như thế nào và thái độ của Ngài đối với chúng ta ra sao. Nếu chúng ta biết chắc chắn về sự hiện hữu của Ngài nhưng biết Ngài giống như Adolf Hitler, nghĩa là hay thay đổi ý kiến, nhiều tánh xấu, nhiều thành kiến và rất tàn bạo, thì khủng khiếp biết bao!

Nhìn lướt qua chân trời của lịch sử chúng ta thấy có những manh mối chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời tự bày tỏ chính Ngài. Có một sự việc nổi bật. Cách đây 2000 năm, tại một làng hẻo lánh thuộc xứ Palestine, một bé trai đã được sinh ra trong chuồng chiên. Sự ra đời của con trẻ đó đã khiến cho Hê-rốt, vị vua đang cai trị xứ ấy, khiếp sợ. Cố gắng tiêu diệt đứa trẻ được dự báo là sinh ra để “làm vua xứ Giu-đa”, vua Hế-rốt ra lệnh giết tất cả bé trai 2 tuổi trở xuống được sinh ra trong thành Bết-lê-hem. Ông hy vọng một cách vô ích rằng mình sẽ tiêu diệt được bất kỳ một địch thủ nào. Lịch sử gọi ông là “kẻ tàn sát những đứa trẻ vô tội” (Mat Mt 2:1-18).

Sự giáng sinh của Ngài chia đôi dòng thời gian. Cuộc đời của Con Trẻ này đã được định trước để thay đổi tiến trình của lịch sử. Hai ngàn năm trước, sự giáng thế của Ngài đã làm rung chuyển thế giới, thay đổi niên lịch và tập tục. Người theo thuyết vô thần ở Mỹ vẫn ghi ngày lên tờ ngân phiếu của họ với năm được tính từ ngày Chúa Giê-xu ra đời. Những người cai trị đất nước, ở phương Đông hay phương Tây, bất kể tôn giáo của họ là gì, đều dùng năm sinh gần đúng này của Ngài. Tự nhiên chúng ta tuyên bố sự giáng sinh của Ngài trên những bức thư, những giấy tờ hợp pháp, và những quyển lịch làm việc. Vào ngày chúng ta đặt ra để kỷ niệm ngày sinh của Ngài, thì khu đậu xe của phố thương mại hoàn toàn vắng hoe.

Cậu bé nầy, có ngày sinh mà chúng ta vẫn còn ăn mừng, cùng với cha mẹ sống ở thành Na-xa-rét, nơi Ngài học được nghề thợ mộc từ người cha trần gian của Ngài. Ngay từ đầu Ngài đã là một đứa trẻ khác thường. Năm được 12 tuổi, Ngài đã khiến các học giả và các giáo sư dạy đạo tại Giê-ru-sa-lem bối rối trước những câu hỏi của Ngài. Khi cha mẹ trách Ngài vì Ngài ở lại khi họ đã lên đường trở về, Ngài đáp lại bằng một câu trả lời rất khó hiểu: “Cha mẹ không biết tôi phải lo việc Cha tôi (Đức Chúa Trời) sao?” (LuLc 2:49). Câu trả lời của Ngài ngụ ý về mối quan hệ đặc biệt của Ngài với Đức Chúa Trời.

Chàng thanh niên này đã sống trong sự âm thầm cho đến khi được 30 tuổi, rồi bắt đầu chức vụ công khai suốt ba năm. Ngài là một người nhân hậu, và được truyền tụng là “giới bình dân vui vẻ nghe Ngài giảng dạy.” Khác với các giáo sư thời đó “Ngài giảng cách có quyền, chớ không phải như các thầy thông giáo và người Pha-ri-si” (Mat Mt 7:29).

Chúa Giê-xu tuyên b Ngài là Con Đc Chúa Tri

Chẳng bao lâu người ta thấy rõ ràng là Ngài đã làm xáo trộn tất cả và tuyên bố nhiều câu về chính Ngài khiến mọi người đều kinh ngạc. Ngài bắt đầu tự xưng là một nhân vật lỗi lạc hơn một giáo sư hay một nhà tiên tri nữa. Ngài bắt đầu nói phán rõ ràng rằng Ngài là Đức Chúa Trời. Những lời giảng dạy của Ngài đều qui tụ vào điều Ngài đã tự xưng. Câu hỏi tối quan trọng Ngài đã nêu lên cho những người theo Ngài là: “Còn các ngươi thì xưng ta là ai?” Khi Phi-e-rơ thưa rằng: “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống” (16:15-16), thì Chúa Giê-xu đã không cho là lạ và cũng không quở trách Phi-e-rơ. Ngược lại, Ngài còn khen ông!

Chúa Giê-xu tuyên bố một cách dứt khoát rằng Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Những người nghe Ngài đã bị lời giảng của Ngài công kích nặng nề. Chúng ta được biết rằng, dân Giu-đa càng kiếm cách nữa để giết Ngài, chẳng những vì Ngài phạm ngày Sa-bát thôi, mà lại vì Ngài gọi Đức Chúa Trời là Thân Phụ mình, tự cho mình bình đẳng với Đức Chúa Trời” (GiGa 5:18).

Vào một dịp khác, Ngài nói rằng: “Ta với Cha là một” (10:30). Dân Giu-đa lập tức muốn ném đá Ngài. Ngài hỏi họ muốn giết Ngài vì việc gì. Họ trả lời: “ Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá người, nhưng vì lỗi lộng ngôn; ngươi là người mà tự xưng mình là Đức Chúa Trời” (10:33).

Chúa Giê-xu cũng tự xưng rõ ràng rằng Ngài có những thuộc tính mà chỉ có ở Đức Chúa Trời. Khi người bại liệt được giòng xuống từ mái nhà và đặt dưới chân Ngài, Ngài phán: “Hỡi con, tội lỗi con đã được tha” (Mac Mc 2:5). Việc này gây ra bất mãn lớn giữa vòng các thầy thông giáo. Họ nghĩ thầm “Sao tên này dám phạm thượng như vậy? Ngoài Đức Chúa Trời ra, đâu có ai tha tội được?” (2:7).

Chúa Giê-xu biết ý tưởng họ nên phán: “Bảo rằng, tội ngươi đã được tha, hay là bảo người rằng: Hãy đứng dậy, vác giường mà đi, hai điều ấy đều nào dễ hơn?” (2:8-9). Để hiệu quả hơn, Ngài trả lời câu hỏi bằng cách: “Vả hầu cho các người biết Con người ở thế gian có quyền tha tội (ý Ngài muốn nói rằng các ngươi bảo chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền tha tội là rất đúng, nhưng việc đó không ai thấy, bây giờ ta làm một việc mà các ngươi có thể thấy)” (2:10). Quay sang người bại, Ngài truyền lệnh: “Ta biểu ngươi, hãy đứng dậy, vác giường đi về nhà” (2:11). Người đàn ông đứng dậy và đi!

Tên gọi Con người là danh xưng Chúa Giê-xu dùng để nói về chính Ngài, nhưng đi kèm với những thuộc tính mà chỉ Đức Chúa Trời mới có. Trong lời nói liên quan đến việc Chúa Giê-xu đến thế gian, Ngài nói về chính mình như Con người đến để “ban sự sống của Ngài làm giá chuộc nhiều người.” Đây không phải là lời phủ nhận về thần tính theo bất kỳ nghĩa nào. Đúng hơn là danh xưng này bao gồm cả thần tính và sự giáng sinh của Ngài như một phần của nhân loại. Quyền phép, những phép lạ, những sự dạy dỗ và tính cách của Ngài, là những đặc điểm thật mà chỉ ở Đức Chúa Trời mới có.

Đến giờ quyết định, khi mạng sống của Ngài đang lâm nguy vì cớ những lời tự xưng đó, thầy cả thượng phẩm đặt câu hỏi với Ngài một cách trực tiếp:

“Ấy chính ngươi là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời đáng ngợi khen phải không?” Chúa Giê-xu đáp một cách bình thản: “Ta chính phải đó, các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự giữa đám mây trên trời mà đến.” Bấy giờ thầy cả thượng phẩm xé áo mình ra mà phán rằng: “Chúng ta có cần kiếm chứng cớ khác nữa làm chi? Các ngươi có nghe lời lộng ngôn chăng?” (14:61-64).

John Stott tóm tắt lại như sau:

Mối liên hệ giữa Ngài với Đức Chúa Trời quá gần gũi nên tự nhiên Ngài xem thái độ của một người đối với Ngài là thái độ của người đó đối với Đức Chúa Trời. Cho nên:

Ai biết Ngài tức là biết Đức Chúa Trời

Ai thấy Ngài tức là thấy Đức Chúa Trời

Ai tin Ngài tức là tin Đức Chúa Trời

Ai tiếp nhận Ngài tức là tiếp nhận Đức Chúa Trời

Ai ghét Ngài tức là ghét Đức Chúa Trời

Ai tôn vinh Ngài tức là tôn vinh Đức Chúa Trời. 1

Ch có bn trường hp có th xy ra

Khi chúng ta đối diện với lời tự xưng về thần tính của Đấng Christ, chỉ có bốn khả năng. Ngài hoặc là một kẻ nói dối, một người điên, một nhân vật của truyền thuyết hoặc Ngài là Chân Lý. Nếu chúng ta nói Ngài không phải là Chân Lý, thì lẽ đương nhiên chúng ta đã nhận ba khả năng còn lại, dù chúng ta có ý thức như thế hay không. Xem xét những khả năng này rất ích lợi cho chúng ta.

Chúa Giê-xu có nói dối khi tự xưng Ngài là Đức Chúa Trời khi Ngài biết rằng Ngài không phải là Đức Chúa Trời không? Nếu như vậy, Ngài cố ý lừa dối những người nghe Ngài để mượn uy quyền của Đức Chúa Trời cho chính Ngài và cho lời giảng dạy của Ngài. Rất ít người hay hầu như không có ai giữ quan điểm này một cách nghiêm túc. Ngay cả những người chối bỏ thần tính của Ngài cũng khẳng định rằng Chúa Giê-xu là một giáo sư vĩ đại đầy đạo đức. Họ thất bại khi không nhận thấy rằng hai quan điểm này hoàn toàn trái ngược nhau. Chúa Giê-xu khó có thể là một giáo sư vĩ đại đầy đạo đức nếu ngay ở điểm chính yếu trong sự giảng dạy của Ngài – lai lịch của Ngài – Ngài lại là một kẻ nói dối có chủ ý.

Ngài có phải là một người điên không? Chấp nhận quan điểm này sẽ dẫn đến việc làm méo mó cho bằng cớ. Thật sự thì chẳng có bằng chứng nào ủng hộ quan điểm này. Trái lại, tất cả những bằng chứng đều hướng về phía ngược lại. Tuy có vẻ nhẹ hơn, nhưng cũng không kém phần kinh ngạc khi nói rằng Ngài chân thật nhưng tự lừa dối. Ngày nay một người nào đó tự xưng là mình Đức Chúa Trời hay là món khoai tây chiên thì sẽ bị coi là “kẻ điên”, và chúng ta sẽ giúp đỡ người ấy. Tuy nhiên từ ngữ nầy sẽ trở nên lố bịch nếu chúng ta áp dụng vào Đấng Christ.

Khi nhìn vào đời sống của Đấng Christ, chúng ta không thấy bằng chứng nào của sự dị thường và mất thăng bằng thường thấy trong những người loạn trí. Hơn thế nữa, chúng ta chỉ thấy một sự điềm tĩnh vô hạn dưới những áp lực của đối phương. Trước tòa công luận của Phi-lát, khi cuộc sống của Ngài đang lâm nguy, Ngài đã rất điềm tĩnh và thản nhiên. Như C. S. Lewis đã nói: “Lời giảng dạy sâu sắc và lành mạnh mang tính đạo đức của Ngài rõ ràng không phù hợp với một người được chuẩn đoán là mắc bệnh hoang tưởng” điều đó không thể nào hài hòa được. 2

Có phải Ngài là một truyền thuyết không? Khả năng thứ ba là tất cả những gì những môn đệ nhiệt thành của Ngài thuật lại về lời tự xưng rằng Ngài là Đức Chúa Trời và năng lực siêu nhiên của Ngài là một truyền thuyết. Thậm chí có những lời đồn đại rằng lời tự xưng là Đức Chúa Trời, sự giảng dạy và những phép lạ của Ngài chỉ được thêm vào từ thế kỷ thứ ba hay thứ tư sau này. Họ đã đặt những lời vào miệng Ngài mà nếu chính Ngài được nghe cũng phải kinh ngạc. Nếu Ngài tái lâm, chắc sẽ phủ nhận chúng lập tức.

Thuyết truyền khẩu này đã bị bác bỏ do những khám phá của ngành khảo cổ học hiện đại qua ba yếu tố.

Bốn quyển sách tiểu sử của Đấng Christ (Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca, Giăng) được viết ra trong thời của những người sống đồng thời với Ngài đã được chứng minh chắc chắn.

Tiến sĩ William F. Albright, một nhà khảo cổ học nổi tiếng thế giới đã kết luận như vậy: “Không có lý do gì để tin rằng có quyển sách Phúc Âm nào được viết sau năm 70 S.C.”

Cho rằng truyền thuyết về Đấng Christ, dưới dạng một sách Phúc Âm, lại được lưu hành khắp nơi và gây ảnh hưởng sâu rộng như thế mà không có một chút sự thật nào làm căn bản là điều không thể có được.

Nếu việc này xảy ra thì nó cũng kỳ lạ như việc có một người nào trong thời đại của chúng ta viết tiểu sử về cố tổng thống John F. Kenedy, trong đó nói rằng ông tự xưng mình là Đức Chúa Trời, tha thứ tội lỗi của mọi người và từ cõi chết sống lại. Một câu chuyện hoang đường như thế không thể nào đứng vững được bởi vì còn có quá nhiều người biết tổng thống! Trong ánh sáng của những biên niên rất sớm và hợp lý của các cổ bản sách Phúc Âm thuyết truyền khẩu không thể nào đứng vững được.

4. Chúa Giê-xu đã nói sự thật – Ngài chính là Đức Chúa Trời đến trần gian. Về một phương diện thì lời tự xưng chẳng đáng kể bao nhiêu. Tuyên bố ba hoa là điều rất dễ làm! Ai cũng có thể tự xưng hay được người ta xưng là thần này thánh nọ khắp nơi trên thế giới. Tôi có thể tự xưng là Đức Chúa Trời và bạn cũng có thể tự xưng là Đức Chúa Trời nhưng câu hỏi mà tất cả chúng ta phải trả lời là: “Chúng ta đưa ra những bằng chứng gì để hậu thuẫn cho lời tự xưng của chúng ta?” Trong trường hợp của tôi thì không cần đến 5 phút là tôi đã bị lột mặt nạ rồi. Và chắc trường hợp của bạn cũng không lâu hơn thế.

Nhưng trong trường hợp của Chúa Giê-xu người Na-xa-rét, vấn đề không đơn giản như vậy. Ngài có những bằng chứng để hậu thuẫn cho lời tự xưng của Ngài. Ngài nói rằng: “Dầu các ngươi chẳng tin ta, hãy tin những việc ta, để các ngươi hiểu và biết rằng Cha ở trong ta và ta ở trong Cha” (GiGa 10:38).

Nhng phm tính ca Chúa Giê-xu chng minh điu gì v Ngài?

Tính cách đạo đức của Ngài phù hợp với lời tự xưng của Ngài. Trước đây chúng ta đã đề cập đến nhiều bệnh nhân trong nhà thương điên thường tự xưng mình là thần thánh hay những nhân vật nổi tiếng nào đó, nhưng tính cách của họ trái ngược với những lời tự xưng đó. Với Đấng Christ thì không hề như vậy. Chúng ta không đem Đấng Christ để so sánh với những người khác; chúng ta đưa những người khác đối chiếu với Ngài để thấy Ngài hoàn toàn trái ngược với họ. Ngài là Đấng có một không hai – như chính Đức Chúa Trời vốn độc nhất vô nhị vậy.

Chúa Giê-xu không hề phạm tội. Những phẩm chất trong đời sống của Ngài cho phép Ngài thách thức kẻ thù của mình với câu hỏi: “Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng?” (GiGa 8:46). Mặc dù Ngài nói với những kẻ rất muốn bới lông tìm vết để vạch ra một yếu điểm trong tính tình của Ngài, nhưng tất cả đều im hơi lặng tiếng. Chúng ta đọc về chuyện Chúa Giê-xu chịu cám dỗ, nhưng chúng ta không hề nghe chính Ngài xưng tội. Ngài chẳng bao giờ xin Đức Chúa Trời tha tội, dầu Ngài dạy những kẻ theo Ngài làm điều đó. Việc Chúa Giê-xu không hề ý thức về tội lỗi của riêng Ngài là điều hoàn toàn trái ngược trong từng trải của các thánh nhân và các nhà thần bí học thuộc mọi thời đại. Loài người cả nam lẫn nữ, càng đến gần Đức Chúa Trời bao nhiêu thì họ càng cảm thấy những thất bại, hư hoại và khiếm khuyết của mình đè nặng trên mình. Điều này đúng trong lĩnh vực đạo đức cho những con người trần tục. Càng gần với ánh sáng bao nhiêu người ta càng nhận thấy mình cần phải được tắm rửa bấy nhiêu.

Những môn đệ của Ngài như Giăng, Phao-lô và Phi-e-rơ, là những người đã được dạy dỗ từ thuở nhỏ phải tin vào tính phổ quát của tội lỗi đều nói về tính chất không hề phạm tội của Chúa Giê-xu: “Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài thấy không có chút chi dối trá” (IPhi 1Pr 2:22) “Trong Ngài không có tội lỗi” (IGi1Ga 3:5) Chúa Giê-xu chẳng biết tội lỗi” (IICo 2Cr 5:21). Phi-lát, không phải là bạn của Chúa Giê-xu, cũng thừa nhận rằng: “Ta chẳng thấy người có tội lỗi gì cả” (GiGa 18:38). Ông hoàn toàn nhận thức được sự vô tội của Chúa Giê-xu. Và người sĩ quan La Mã chứng kiến cái chết của Chúa Giê-xu cũng thốt lên: “Thật người nầy là Con Đức Chúa Trời!” (Mat Mt 27:54).

Chúng ta tìm thấy một nhân cách hoàn hảo nơi Chúa Giê-xu. Bernard Ramm chỉ ra rằng:

Nếu Đức Chúa Trời đã từng là con người, thì chúng ta mong muốn rằng nhân cách của Ngài phải mang nhân tính thật sự. Chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể nói cho chúng ta biết một con người hoàn toàn phải như thế nào. Chắc chắn rằng đã có những người tin kính tiêu biểu trong Cựu Ước. Trước hết, người ấy phải hoàn toàn có ý thức, kết hợp với việc tận hiến và thánh hóa đời sống cho Đức Chúa Trời. Tiếp theo những điều đó là những đức tính, những đặc ân, và thuộc tính khác vốn là đặc trưng của một nhân tính trọn vẹn. Thông minh không thể ngăn lại sự tin kính, sự cầu nguyện không thể thay thế được cho việc làm, lòng sốt sắng không nên quá độ đến cuồng tín, và tính dè dặt không đến mức lãnh đạm.

Trong Đấng Christ chúng ta thấy một sự hòa lẫn rất hoàn toàn của những nét đặc biệt về con người, vì với tư cách Đức Chúa Trời nhập thể, Ngài là một người có nhân tính trọn vẹn. John Schaff mô tả như sau:

“Lòng sốt sắng của Ngài không bao giờ biến thành sự ham mê, hay sự chuyên tâm của Ngài trở thành ngoan cố, lòng nhân từ trở nên yếu đuối, hay tính dịu dàng trở thành đa cảm. Sự bất tiêm nhiễm thế gian của Ngài không bao hàm thái độ lãnh đạm, tính xã giao hay tình thân mật quá độ; tính tiết chế của Ngài không phải là sự phiền muộn; sự điều độ của Ngài không phải là nghiêm khắc. Ngài kết hợp được vẻ ngây thơ vô tội của trẻ con với sức mạnh của người trưởng thành, tận hiến hoàn toàn cho Đức Chúa Trời với thái độ thích thú không mệt mỏi của con người, tình yêu thương dịu dàng đối với tội nhân với sự nghiêm khắc không hề nhượng bộ trước tội lỗi, uy quyền ra lệnh với sự khiêm nhường được lòng người ta, lòng can đảm không hề biết sợ hãi với tính thận trọng đầy khôn ngoan, tính cương quyết không nhường bước, cùng với lòng tử tế dịu dàng!” 3

Đấng Christ chứng tỏ rằng Ngài có một năng lực siêu nhiên mà chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng tạo ra các năng lực đó mới có được. Ngài đã từng dẹp yên bão sóng trên biển Ga-li-lê khiến những người trong thuyền phải kinh ngạc thắc mắc: “Người nầy là ai, mà gió và biển cũng đều vâng lịnh người.” (Mac Mc 4:41). Ngài từng hóa nước thành rượu và dùng năm cái bánh và hai con cá nuôi 5000 người ăn, trả lại cho người quả phụ than khóc đứa con trai bằng cách khiến cho nó từ chết sống lại, cũng đã khiến đứa con gái của người cha đang tan nát lòng được hồi sinh. Ngài đã nói với một người bạn cũ: “Hỡi La-xa-rơ, hãy bước ra!” và đã khiến ông từ kẻ chết sống lại cách lạ lùng.

Điều có ý nghĩa nhất là kẻ thù của Ngài không hề chối bỏ những phép lạ này. Trái lại, họ đã tìm cách giết Ngài: “Họ nói với nhau rằng, nếu chúng ta để cho người làm, thì thiên hạ tin người” (GiGa 11:48).

Chúa Giê-xu đã chứng minh quyền năng của Đấng Tạo Hóa trên bệnh tật và sự đau yếu. Ngài khiến kẻ què đi được, người câm nói được và người mù thấy được. Một số bệnh Ngài chữa lành thuộc loại bệnh bẩm sinh mà khoa tâm lý cơ thể học cũng bó tay. Trường hợp nổi bật hơn hết là câu chuyện người mù được chép trong GiGa 9:1-41. Dù anh ta không trả lời được những câu hỏi của người chất vấn anh nhưng những kinh nghiệm mà anh có được đã đủ thuyết phục. Anh tuyên bố: “Trước tôi mù, bây giờ tôi nhìn thấy được”. Anh rất kinh ngạc vì bạn bè anh không nhận ra rằng Đấng chữa lành cho anh là Con Đức Chúa Trời. Anh bảo họ: “Từ tạo thiên lập địa đến giờ, người ta chẳng hề nghe nói có ai mở mắt kẻ mù từ lúc mới được sanh ra.” Đối với anh ta thì bằng chứng thật là rõ rệt.

Bằng cớ quan trọng nhất chứng tỏ lời tự xưng là Đức Chúa Trời của Chúa Giê-xu chính là sự phục sinh của Ngài. Ngài đã năm lần báo trước rằng mình sẽ chịu chết. Ngài cũng nói trước về cách Ngài sẽ chết và sau ba ngày sẽ sống lại như thế nào và hiện ra với các môn đồ ra sao (Mat Mt 16:21; 17:322-23; Mac Mc 8:31; 10:32-33; LuLc 9:22). Dĩ nhiên đây là một thử thách trọng đại. Rất dễ kiểm chứng lời tự xưng, hoặc là nó sẽ xảy ra hoặc là nó không bao giờ xảy ra.

Sự phục sinh là một đề tài tối quan trọng có tính cách căn bản cho nên tôi sẽ dành cả một chương cho nó. Nếu sự phục sinh đã thực sự xảy ra, thì những phép lạ khác không còn khó khăn gì nữa. Và nếu chúng ta có thể xác định sự phục sinh của Ngài, chúng ta đã có lời giải đáp cho câu hỏi quan trọng về Đức Chúa Trời, tính tình của Ngài và mối liện hệ của chúng ta với Ngài. Đã có lời giải đáp cho câu hỏi này rồi, chúng ta sẽ đủ khả năng giải đáp tất cả các câu hỏi có liên quan khác.

Đấng Christ điều khiển lịch sử mà chỉ một mình Đức Chúa Trời mới làm được. Schaff tóm lược lại bức chân dung của Chúa Giê-xu trong Tân Ước như sau:

Chúa Giê-xu người Na-xa-rét này, dầu không có tiền bạc và vũ khí cũng đã chinh phục nhiều triệu người hơn cả A-lịch-sơn Đại Đế, Sê-sa, Mohammed hay Napoleon; Ngài không cần khoa học hay học thức nhưng đã soi sáng trên các vấn đề nhân sinh và tâm linh nhiều hơn toàn thể các triết gia và học giả hợp lại; Ngài không cần học phương pháp hùng biện tại trường nhưng vẫn giảng ra những lời hằng sống chưa hề có ai từ trước tới nay nói và ảnh hưởng của Ngài đã vượt xa tầm các diễn giả hay thi sĩ; Ngài không cần viết một dòng chữ nào nhưng đã khiến cho nhiều ngòi bút chuyển động, cung cấp nhiều đề tài cho các bài giảng, bài diễn văn, bài tranh luận, nhiều tác phẩm nghiên cứu, tác phẩm nghệ thuật và những bài hát ca ngợi hơn cả một đạo binh của những vĩ nhân từ xưa tới nay họp lại. 4

Cuối cùng, chúng ta biết rằng Đấng Christ là Đức Chúa Trời bởi vì chúng ta vẫn có thể kinh nghiệm Ngài ngay trong thế kỷ hai mươi này. Kinh nghiệm tự nó không hẳn mang giá trị khẳng định, nhưng được kết hợp với những sự kiện khách quan của lịch sử về sự phục sinh, nó cho chúng ta một nền tảng để tin chắc. Không có một giả thuyết nào khác để giải thích tất cả các dữ kiện chúng ta có rõ ràng hơn sự kiện sâu xa rằng Chúa Giê-xu Christ là con Đức Chúa Trời.

Vì vậy sự giúp đỡ hiệu quả nhất chúng ta có thể làm cho mọi người là giới thiệu chính Chúa Giê-xu Christ này cho họ.

Đc thêm

Bruce, F. F. Jesus: Lord and Savior. Downers Grove, InterVasity Press; London: Hodder & Stoughton, 1986.

Kreeft, Peter. Between Heaven and Hell. Downers Grove, Ill.: InterVasity Press, 1982.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here