Home Sách Trực Tuyến Vì Sao Chúng Ta Tin? Phụ Lục Câu Hỏi Nghiên Cứu

Vì Sao Chúng Ta Tin? Phụ Lục Câu Hỏi Nghiên Cứu

0
Vì Sao Chúng Ta Tin? Phụ Lục Câu Hỏi Nghiên Cứu

Cơ Đc Giáo Có Hp Lý Không?

1. Hàng thế kỷ trước niềm tin của một người vào Đức Chúa Trời hiếm khi bị thách thức. Giáo hội hầu như không làm gì để khuyến khích cá nhân có mối thông công riêng tư với Đấng Christ. Giáo hội thậm chí còn không cho phép sử dụng Kinh Thánh nơi công cộng. Xã hội ngày nay thường coi niềm tin của một người vào Đức Chúa Trời như là một di tích của quá khứ. Dầu vậy Cơ Đốc nhân có nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết để giúp họ phát triển niềm tin cá nhân vào Đấng Christ – hàng triệu quyển Kinh Thánh, hàng ngàn hội thánh và hàng trăm đài cùng những chương trình ti-vi Tin Lành. Bạn nghĩ rằng có một mối thông công đích thực và tăng trưởng với Đấng Christ bây giờ dễ hơn hay khó hơn trong những thế kỷ trước? Giải thích.

2. Bạn cảm thấy cụ thể thế gian đang thách thức niềm tin của bạn như thế nào?

3. Theo IPhi 1Pr 3:15, chúng ta “luôn luôn chuẩn bị đưa ra câu trả lời cho bất kỳ ai hỏi chúng ta, đưa ra lý do cho niềm hy vọng mà chúng ta có, nhưng làm điều này với sự mềm mại và tôn trọng. Tại sao Kinh Thánh lại bao gồm một mạng lệnh như vậy?

4. Làm thế nào để việc vâng theo câu này giúp hóa giải quan niệm sai lầm trong tâm trí người chưa tin Chúa cho rằng đức tin chỉ là “tin vào điều bạn biết là không có thật”?

5. “Những nan đề về trí tuệ thường là bức màn khói bao phủ sự nổi loạn của đạo đức” (tr.18). Bạn đồng ý hay phản đối? Tại sao?

6. Bởi vì sẽ dễ dàng hơn khi xếp tất cả những người hoài nghi vào loại những màn khói phản nghịch về đạo đức, John Stott mô tả như sau: “Chúng tôi không thể đồng lõa với sự kiêu ngạo về phương diện tri thức của con người, nhưng phải nâng đỡ cho sự ngay thẳng của trí tuệ người ấy” (trang 17). Lưu ý đến lời nhắc nhở này giúp Cơ Đốc nhân đối xử với những người hoài nghi công bằng và ích lợi như thế nào?

7. Những yếu tố khác (như hình ảnh một người cha trần thế tàn ác hay những vết sẹo tình cảm) ảnh hưởng đến khả năng tin cậy vào Đức Chúa Trời như thế nào?

8. Những Cơ Đốc nhân hoài nghi và chất vấn thường được giải quyết như thế nào trong nhóm thông công của bạn?

9. Phản ứng thông thường của bạn là gì đối với sự nghi ngờ của người khác – đặc biệt là Cơ Đốc nhân đã mài dũa đức tin trong một thời gian?

10. Có một nhóm nào trong hội thánh của bạn mà “những người nghi ngờ” có thể tranh luận những vấn đề của họ một cách không hấp tấp và không bị đe doạ không? Nếu không, và nếu bạn nghĩ rằng một nhóm như vậy sẽ rất ích lợi, bạn làm thế nào để bắt đầu một nhóm như vậy?

11. Nghĩ về một người nào đó thật sự cởi mở để tin Đấng Christ nhưng vẫn có vấn đề trong việc tin nhận. Lý do gì có thể gây ra điều này? Bạn có thể làm gì để giúp người đó vượt qua những chướng ngại vật?

12. Lời khích lệ của Phi-e-rơ dành cho chúng ta là sẵn sàng cung cấp câu trả lời về niềm hy vọng trong chúng ta rất đáng tiếp tục được nắm giữ. Vậy khi bạn đọc quyển sách này, hãy dành thời gian soạn ra một danh sách những lý do cho việc đó. Bạn có thể bắt đầu suy tưởng. Từ bất cứ cái gì bạn tìm thấy trong khi đọc chương này.

Có Đức Chúa Trời Không?

Theo tác giả thì điều gì phải xảy ra để có thể cho rằng một việc được chứng minh một cách khoa học?

Tại sao sự hiện hữu của Đức Chúa Trời không thể được chứng minh theo cách này?

Theo nhân chủng học thì tất cả những nền văn hóa trên thế giới đều khởi điểm là tin vào một Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo. Tại sao thuyết vô thần cho rằng họ thắng thế khi họ có thể chứng minh rằng điều này không phải như vậy?

Hãy tóm tắt bằng chứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời dựa trên luật nguyên nhân – hậu quả và dựa vào trật tự, kiểu mẫu của vũ trụ.

Bạn nghĩ gì về thuyết “thời gian vô hạn cộng với sự ngẫu nhiên”? Bạn sẽ nói gì với người tin vào thuyết này?

“Cuộc tranh luận về mặt đạo đức” về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời là gì?

Bạn binh vực hay phản bác “cuộc tranh luận về mặt đạo đức” này như thế nào?

Paul Little đưa ra những bằng chứng về “những cuộc đời được thay đổi” như là bằng chứng sâu rộng cho sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Bởi vì bằng chứng này mang tính chủ quan, nó khó chứng minh và rất dễ để phản bác. Lời chứng của một Cơ Đốc nhân đã được tái sanh có khác gì lắm với lời chứng của một người mà cuộc đời được biến đổi bởi niềm tin mới tìm thấy nơi một đạo giáo khác không? Tại sao có và tại sao không?

Nếu bạn phải đưa ra những bằng chứng về “những cuộc sống được biến đổi” như là bằng chứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời thì bằng chứng cá nhân nào bạn sẽ đưa ra?

Còn những cuộc tranh luận binh vực hay phản bác nào khác về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời mà bạn có thể nghĩ ra?

Luận chứng nào có vẻ ích lợi nhất đối với bạn trong việc giải thích về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời? Tại sao?

Cái nào xem ra ít ích lợi nhất? Tại sao?

Nếu bạn muốn có thêm kinh nghiệm trong việc giải thích những bằng chứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, hãy nghĩ tới một người nào có thể thích thú lắng nghe những lý do cho niềm tin của bạn. Xếp thời gian để nói chuyện với người đó về những lý do khiến bạn tin.

Bây giờ hãy dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Có Phải Đấng Christ Là Đức Chúa Trời Không?

1. Chúa Giê-xu Christ nhận Ngài là Con của Đức Chúa Trời qua những cách nào?

2. Khi chúng ta đối diện với lời tự xưng của Chúa Giê-xu Christ, chúng ta có bốn chọn lựa để giải thích hàng động của Ngài: Ngài là kẻ nói dối, một người điên, một truyền thuyết hay chính là con của Đức Chúa Trời. Bằng chứng nào phản bác lại việc Chúa Giê-xu là một kẻ nói dối?

3. Bằng chứng nào ủng hộ hay phản bác thuyết cho rằng Chúa Giê-xu là một người điên?

4. Tại sao có thể tranh luận rằng các sách Phúc Âm là tư liệu về một người có thật chứ không phải một truyền thuyết?

5. Nhiều người cho rằng Chúa Giê-xu là “một thầy giáo đạo đức vĩ đại” nhưng không phải là Con của Đức Chúa Trời. Bạn trả lời người đó như thế nào?

6. Chúa Giê-xu hỗ trợ lời tự xưng là Con Đức Chúa Trời của Ngài như thế nào?

7. Đọc lại đoạn miêu tả Chúa Giê-xu của Bernard Ramm. Yếu tố nào trong tính cách của Ngài bạn thấy được an ủi nhất đáng có trong một người bạn thân?

8. Yếu tố nào bạn muốn bắt chước nhất? Bạn có thể bắt đầu phát triển điều này hơn bằng cách nào?

9. Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Đấng Christ Có Sống Lại Từ Cõi Chết Không?

1. Đọc 1Cô-rinh-tô 15:3-28. Sứ đồ Phao-lô nói trong những câu này là sự phục sinh của Chúa Giê-xu Christ là “điều quan trọng nhất” chứng tỏ thần tánh của Đấng Christ, chứng tỏ sự đảo lộn nguyên tội của A-đam vốn dẫn đến kết quả là sự chết, và chứng tỏ một sự bảo đảm về sự sống đời đời của chúng ta. Làm thế nào sự phục sinh của Đấng Christ thực hiện được tất cả những việc này?

2. Paul Little chỉ ra thế nào giáo hội Tin Lành, ngày nghỉ Sa-bát của Tin Lành và Kinh Thánh Tin Lành được thay đổi bởi sự phục sinh của Đấng Christ. Cuộc sống của bạn sẽ khác như thế nào nếu Chúa Giê-xu không sống lại từ cõi chết?

3. Đọc Mat Mt 28:11-15. Ngay cả kẻ thù địch của Chúa Giê-xu cũng thừa nhận rằng ngôi mộ của Ngài trống. Sự thật về sự phục sinh của Đấng Christ định đoạt dựa trên việc làm thế nào ngôi mộ lại trống. Những nhà cầm quyền cho rằng môn đồ của Chúa Giê-xu đã dời cái xác đi. Và sau đó tất cả các môn đệ của Ngài đều chịu bắt bớ để rao truyền tin mừng về sự phục sinh của Đấng Christ, tác giả nghĩ gì về điều này?

4. Những lời giải thích khác thường được đưa ra là những nhà cầm quyền dời cái xác đi hay các sứ đồ trở lại nhầm ngôi mộ. Điều gì làm cho những câu trả lời này có lý và không có lý?

5. Một lời giải thích mới cho rằng Chúa Giê-xu thật sự chưa chết hẳn nhưng chỉ ngất xỉu thôi. Điều gì làm cho giải thuyết này trở nên thuyết phục? Điều nào giả thuyết này bỏ lửng?

6. Trong thời đại những sách Tân Ước được viết, vẫn còn rất nhiều người còn sống tuyên bố rằng họ nhìn thấy Chúa Giê-xu sống lại sau khi bị tử hình. Có 3 lời giải thích là những người đó nói dối, bị thôi miên hay thật sự đã nhìn thấy Ngài. Bằng chứng nào khẳng định hay phủ nhận từng ý kiến trên?

7. Một số những bằng chứng lớn nhất về sự phục sinh của Chúa Giê-xu là (1) những sự khó khăn Chúa Giê-xu đối diện khi thuyết phục những môn đệ của Ngài rằng Ngài đã sống lại; (2) tin mừng đã biến đổi họ từ những người lẩn trốn đầy sợ hãi thành những nhân chứng bạo dạn và tích cực như thế nào. Đời sống bạn được thay đổi như thế nào bởi niềm tin vào sự phục sinh?

8. Có cách nào bạn muốn hành động trên niềm tin vào sự tự xưng nhận và năng quyền của Đấng Christ không?

9. Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Kinh Thánh Có Phải Là Lời Của Đức Chúa Trời Không?

1. Paul Little chủ trương rằng vì mục đích giới thiệu Chúa Giê-xu Christ và những lời tuyên bố của Ngài với một người chưa tin, điều cần thiết chỉ là chứng minh rằng Kinh Thánh được xây dựng từ những tài liệu lịch sử đáng tin cậy. Trước khi trở thành Cơ Đốc nhân bạn có tin rằng Kinh Thánh được hà hơi không hay bạn chỉ nghĩ rằng nó đáng tin cậy? Hãy giải thích. Bạn làm thế nào để tập trung câu chuyện với người chưa tin Chúa về những lời tuyên bố của Đấng Christ thay vì quan niệm của họ về Kinh Thánh?

2. Theo cách sử dụng của Kinh Thánh về từ ngữ hà hơi, sự linh cảm của Kinh Thánh khác với cảm hứng trong những vở kịch của Shakepeare như thế nào?

3. Quan niệm của chính Chúa Giê-xu về Kinh Thánh Cựu Ước và năng lực tiên tri của Giăng Báp-tít hỗ trợ sự hà hơi của Kinh Thánh như thế nào?

4. Chúa Giê-xu bày tỏ rằng Ngài tin Cựu Ước là lời của Đức Chúa Trời. Bằng cách nào bạn có thể bày tỏ niềm tin rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời?

5. Thường khi những người chưa tin Chúa cho rằng Cơ Đốc nhân hiểu Kinh Thánh theo sát nghĩa đen quá, ý họ là gì? Điều này có khi nào là chướng ngại vật cho bạn không? Tại sao có và tại sao không?

6. Tác giả cho rằng một định nghĩa rõ ràng về sự vô ngộ (không hề sai) là điều cần thiết. Bạn định nghĩa từ ngữ này thế nào?

7. Những lời tiên tri được ứng nghiệm vừa tăng giá trị về tính xác thực của tài liệu Cựu Ước vừa giúp chứng tỏ những lời tuyên bố của Đấng Christ. Bạn có dùng loại tranh luận như vậy với loại người này hơn loại người khác không? Giải thích.

8. Xem xét lời của tác giả: “Sự xác thực của Đức Thánh Linh là điều cuối cùng biến sự nghi ngờ thành niềm tin rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời”. Nếu bạn đã từng kinh nghiệm điều này, kinh nghiệm này đối với bạn như thế nào? Điều này ảnh hưởng đến đời sống Cơ Đốc nhân của bạn như thế nào?

9. Nói một cách thực tế, tại sao việc khẳng định Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, bức thư của Ngài cho thế giới lại quan trọng như vậy?

10. Có thể trông đợi điều gì nơi bức thư của Đức Chúa Trời mà chúng ta không thể trông đợi nơi bất cứ bản văn nào khác?

11. Có điều gì bạn cần điều chỉnh lại suy nghĩ của mình để sử dụng Kinh Thánh theo đúng cách mà Đức Chúa Trời định cho nó không?

12. Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Tài Liệu Kinh Thánh Có Đáng Tin Cậy Không?

1. Văn bản tồn tại sớm nhất là quyển Gallic War của Caesar được sao chép lại 900 năm sau thời của Caesar – hơn 500 năm khoảng thời gian giữa quyển Tân Ước hoàn chỉnh sớm sủa nhất và văn bản gốc của nó. Vậy tại sao các nhà lịch sử học chấp nhận mức độ đáng tin cậy của tác phẩm Gallic War của Caesar trong khi một người trung bình cũng chất vấn về mức độ đáng tin cậy của Kinh Thánh?

2. Những cuộn văn bản Biển chết và nhiều bản dịch Kinh Thánh khác đã giúp như thế nào trong việc làm cho các nhà sử học, cùng đồng ý với R . Laird Harris cho rằng: “Thật sự, sẽ là một sự hoài nghi hấp tấp nếu phủ nhận rằng chúng ta đang sở hữu quyển Cựu Ước trong một dạng rất gần với quyển đã được E-xơ-ra sử dụng khi ông dạy luật pháp cho những người dân trở về từ cuộc lưu đày ở Ba-by-lôn”?

3. Vấn đề thứ hai trong việc khẳng định mức độ đáng tin cậy của Cựu Ước là khẳng định sách nào có quyền thuộc về tiêu chuẩn. Ánh sáng nào trong việc sử dụng Kinh Thánh Cựu Ước của Chúa Giê-xu hắt bóng lên tính xác thực của Tân Ước?

4. Nhưng vấn đề về tính xác thực của Tân Ước không dừng lại do việc thiếu những tài liệu ban đầu. Tuy nhiên, chúng ta không có “con dấu chấp nhận” của Đấng Christ trên những sách chúng ta bao gồm trong bộ kinh vì chúng được viết ra sau sự giáng thế của Ngài. Bằng chứng nào hỗ trợ mức độ đáng tin cậy của những sách Tân Ước?

5. Câu hỏi nào liên quan đến mức độ đáng tin cậy của Kinh Thánh có vẻ gây khó khăn cho bạn hay những người bạn biết? Tại sao?

6. Câu trả lời nào trong chương này giúp giải quyết câu hỏi đó của bạn? Câu hỏi nào vẫn chưa được giải đáp trong tâm trí bạn?

7. Nếu bạn có câu hỏi chưa được giải đáp nào khác quan trọng để tiếp tục tìm hiểu xa hơn, bạn có thể tìm ở đâu để giải quyết chúng?

8. Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Khảo Cổ Học Có Làm Sáng Tỏ Kinh Thánh Không?

1. Trong số những khám phá của khảo cổ học được đề cập trong chương này, cái nào bạn thấy thú vị và ấn tượng nhất? Giải thích câu trả lời của bạn.

2. Rất hợp lý khi cho rằng nếu Kinh Thánh là thật thì khảo cổ học chỉ có thể hỗ trợ thêm cho những lời trong Kinh Thánh mà thôi. Vậy tại sao Cơ Đốc nhân đã từng sợ hãi trước những lựa chọn của khảo cổ học?

3. Những nhà khảo cổ học tìm thấy “những lỗi sai” trong những sự kiện của Kinh Thánh khi nào?

4. Trong việc chứng minh tính chính xác của Kinh Thánh thì điều nào là giới hạn của khảo cổ học?

5. Việc khảo cổ học hỗ trợ Kinh Thánh có quan hệ gì tới niềm tin của bạn?

6. Khi nói chuyện với một người chưa tin về những lời tuyên bố của Đấng Christ, bạn có đề cập đến những khám phá của khảo cổ học liên quan đến Kinh Thánh không? Tại sao có và tại sao không?

7. Một vài năm trước, có một tin đồn được ấn hành rộng rãi rằng những nhà khoa học đã chứng minh rằng trái đất đã dừng quay trong một ngày – một khoảng thời gian tương tự điều trong Gios Gs 10:1-43 khi Giô-suê cầu xin Đức Chúa Trời làm ban ngày dài ra để dân Y-sơ-ra-ên có thể đánh một trận chiến chủ chốt. Tin đồn dần trở thành một suy nghĩ viển vông, nhưng nó chứng tỏ khao khát của con người muốn chứng minh những yếu tố phi thường trong Kinh Thánh. Bạn có bao giờ có khao khát đó không? Tại sao có và tại sao không?

8. Bạn có nghĩ rằng những bằng chứng như vậy thật sự có thể gây ra một sự thay đổi trên những người chưa tin không?

9. Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Có Thể Có Phép Lạ Không?

1. Hãy suy nghĩ lại. Khi bạn đọc về những phép lạ của Đấng Christ trong các sách Phúc Âm phản ứng của bạn là gì?

2. Bạn muốn nói gì khi đề cập đến những quy luật của tự nhiên và luật tự nhiên?

3. Đức Chúa Trời có thống trị bằng những quy luật của tự nhiên không? Giải thích.

4. Giữa những quy luật của tự nhiên và những phép lạ có mối quan hệ gì?

5. Một vài cơ quan sức khỏe cho rằng 85% mọi bệnh tật đều liên quan đến tâm lý. Bạn có tin rằng Đấng Christ chỉ chữa lành những bệnh tật về tâm lý thôi khi Ngài còn ở trên đất không? Giải thích.

6. Hai mục đích mà những phép lạ trong Kinh Thánh đạt được là gì?

7. Chương sách đề cập đến việc có sự mạc khải trọn vẹn của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh rồi thì chúng ta không cần những phép lạ mới được thực hiện trong thời đại khoa học của chúng ta nữa. Bạn có đồng ý với điều này không? Tại sao có và tại sao không?

8. Bạn có tin rằng việc có Kinh Thánh để đọc cũng là làm trọn mục đích thứ hai của những phép lạ “bộc lộ tình yêu của Đức Chúa Trời qua việc giải tỏa những sự đau đớn? Tại sao có và tại sao không?

9. Bên cạnh những phép lạ, những cách nào khác Đức Chúa Trời dùng dân sự Ngài để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời trong việc củng cố đức tin và bày tỏ tình yêu của Ngài qua việc giải tỏa những đau đớn?

10. Làm sao bạn có thể phân biệt giữa những phép lạ của Kinh Thánh và những phép lạ “ngoại giáo”?

11. Những lý do nào được đưa ra để bác bỏ những lời chứng của các sứ đồ về những phép lạ mà Đấng Christ đã làm?

12. Bạn nghĩ những lời phê bình này có giá trị như thế nào?

13. Nhiều lần khi một người bày tỏ sự nghi ngờ về những phép lạ và lời tiên tri, người đó thường có một vấn đề sâu sắc hơn đang tiềm ẩn. Làm sao bạn có thể đụng tới nguyên nhân cội rễ của sự vô tín đó?

14. Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Khoa Học Và Kinh Thánh Có Mâu Thuẫn Không?

1. Điều gì có thể xảy ra khi những người có thẩm quyền, như những học giả Kinh Thánh hay những nhà khoa học đưa ra những kết luận vượt ngoài phạm vi những nguyên tắc của họ?

2. Bạn nói sự khác nhau giữa khoa học và chủ nghĩa khoa học là gì? Một vài ví dụ.

3. Những người Do Thái hay những Cơ Đốc nhân đáng kính “đã thêm vào Lời của Đức Chúa Trời như thế nào?”

4. Tại sao chúng ta giới hạn những cuộc tranh chấp giữa khoa học và Kinh Thánh bằng việc “gắn bó với những sự kiện”? “Những sự kiện nào” đáng để tranh luận?

5. Paul Little cảnh báo hai điều quan trọng tột đỉnh một Cơ Đốc nhân cần tránh khi xem xét về sự tiến hoá: (1) tiến hóa đã được chứng minh mà không hề có sự nghi ngờ gì. (2) tiến hóa chỉ là một giả thuyết với rất ít bằng chứng ủng hộ nó. Sự tiến hóa đã được trình bày cho bạn trong quá khứ qua những hệ thống bên ngoài và hệ thống Cơ Đốc như thế nào?

6. Sau khi đọc xong chương này, bạn quan niệm thế nào về sự tiến hóa và thuyết sáng tạo?

7. Nghĩ đến một người bạn tin thuyết tiến hóa. Bạn làm thế nào để xoay chuyển cuộc đối thoại từ việc tranh luận khoa học thành cuộc thảo luận về Đấng Christ và những lời tuyên bố của Ngài?

8. Bạn có thể nghĩ đến những cách bạn giả định rằng khoa học “sai” vì sợ khi thấy nó mâu thuẫn với Kinh Thánh? Nếu như vậy, những cách đó là gì? Bây giờ bạn nghĩ thế nào?

9. Nếu bạn đã từng nghi ngờ khoa học vì sợ nó mâu thuẫn với những điều một Cơ Đốc nhân tin, những cách nào bạn có thể cởi mở hơn với khoa học mà không thỏa hiệp với những giả định lấy Chúa làm trung tâm của bạn?

10. Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Tại Sao Có Đau Khổ Và Điều Ac?

Trong những ví dụ nào con người đổ lỗi cho Đức Chúa Trời một cách không công bằng về những sự đau khổ và tội ác?

Bạn có thể nghĩ ra được trường hợp nào mà Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về sự đau khổ và tội ác trong Kinh Thánh, những sự kiện lịch sử và những việc gần đây? Nếu có thì chúng là gì?

Điều gì sẽ xảy ra cho thế giới mà chúng ta biết khi Đức Chúa Trời dẹp bỏ tội ác hoàn toàn? Điều gì cản trở Đức Chúa Trời khỏi việc đôi khi chi phối những chuyện của con người để đánh bại điều ác hay giải phóng những sự đau khổ?

Đức Chúa Trời đã bày tỏ rằng Ngài muốn giải thoát thế giới đau khổ và tội ác như thế nào?

Bạn có thấy Đức Chúa Trời làm việc đó ngày hôm nay không? Lời cầu nguyện có làm cho Ngài làm điều này nhiều hơn không?

Bạn có thích một thế giới mà trong đó con người luôn luôn được thưởng cho những điều tốt và bị trừng phạt vì những việc xấu hơn không? Tại sao có và tại sao không?

Kinh Thánh nói cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đôi khi cũng thưởng cho những việc tốt và cảnh cáo rồi sau đó trừng phạt những việc xấu. Bạn nhìn thấy điều này trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?

Đức Chúa Trời ở đâu khi những loài thọ tạo của Ngài chịu đau khổ?

Câu hỏi tại sao Đức Chúa Trời cho phép những đau khổ và điều ác vượt ngoài phạm vi câu hỏi “tại sao chúng ta tin nơi Đức Chúa Trời” đến việc “chúng ta sẽ tin gì về Đức Chúa Trời”. Câu trả lời cho câu hỏi này ảnh hưởng đến đời sống Cơ Đốc nhân của chúng ta như thế nào?

“Cùng một ánh mặt trời có thể làm chảy bơ cũng có thể làm cứng đất sét”. Bạn có biết ai mà có vẻ như đất sét lại trở thành bơ không? Bạn trình bày về Đấng Christ cho người đó như thế nào?

Theo kinh nghiệm cá nhân của mình, sự đau khổ kéo bạn lại gần với Chúa hơn hay đẩy bạn xa Ngài hơn?

Nếu Đấng Christ đang đứng bên cạnh bạn, bạn sẽ nói gì với Ngài về những sự đau khổ hay bất công mà bạn chứng kiến? Bạn sẽ hỏi Ngài điều gì?

Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Cơ Đốc Giáo Khác Gì Với Các Tôn Giáo Khác?

Nhiều người tin rằng tất cả các tôn giáo đều thờ phượng chung một Đức Chúa Trời nhưng gọi vị Chúa Trời đó bằng cái tên khác mà thôi. Để phản bác lời tuyên bố này, Paul Little phác họa khái quát 4 đạo giáo lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Dành thời gian để tóm tắt những điểm chính trong mỗi tôn giáo, bao gồm mục tiêu tối hậu của tôn giáo đó, phương pháp để đạt được mục tiêu đó và quan niệm về thần tánh.

Sự tương đồng lớn nhất giữa Cơ Đốc giáo và những tôn giáo này là gì? Điểm khác nhau lớn nhất là gì?

Liệt kê những điểm này chúng ta thấy việc so sánh những tôn giáo để xem cái nào tốt hơn có giá trị gì? (cung cấp sự bảo đảm về sự cứu rỗi, đóng góp nhiều nhất cho xã hội, đưa ra những lời giải thích dễ chấp nhận về điều ác trong thế giới, v.v…)

Những sự so sánh như vậy ảnh hưởng thế nào đến việc chọn tôn giáo của một người, bảo vệ tôn giáo của một người? Giải thích.

Tác giả dẫn chứng rằng: “Trong cuộc đối thoại với những nhà lãnh đạo tôn giáo của Do Thái, Chúa Giê-xu tranh luận (về việc Đức Chúa Trời có phải là Cha của Chúa Giê-xu không)… Họ nói rằng: “Đức Chúa Trời là Cha chúng tôi”. Chúa Giê-xu nói với họ rằng: “Các ngươi không thuộc về Đức Chúa Trời” (Giăng 8:47)…. Khá rõ ràng rằng những nhà lãnh đạo Do Thái này không phải là những người tìm kiếm chân thành. Nếu con người thật sự tìm kiếm một Đức Chúa Trời thật, sự thành tâm của họ sẽ rất hiển nhiên”. Sự thành tâm có phải là điều kiện tiên quyết duy nhất cho việc có thể chấp nhận Đấng Christ không? Giải thích.

Sự chữa lành nào cần thay thế trước khi bạn hay một vài người tìm kiếm chân thành nào đó sẽ tìm thấy Đấng Christ hay tin cậy Ngài một cách trọn vẹn?

Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Kinh Nghiệm Cơ Đốc Nhân Có Giá Trị Không?

Những cách thông thường nào những người ngoại đạo thường bỏ qua việc hợp lý hóa kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân?

Đâu là “những yếu tố ngụy biện thông thường”?

Trong những năm gần đây, xã hội và những phương tiện truyền thông đã dùng nó như thế nào để phủ nhận kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân?

Cơ Đốc nhân cũng thường dùng những giả định như vậy để hiểu những người của những tôn giáo khác? Tại sao lại như vậy?

Có thể kiếm ra 100 người vô thần mà cuộc sống được thay đổi theo hướng tốt hơn nhờ đạo vô thần không? Đây có phải là một cuộc tranh luận có giá trị ủng hộ hay chống lại thuyết vô thần không? Tại sao?

Điều gì đem lại cho kinh nghiệm Cơ Đốc nhân một giá trị lớn hơn một người trong ví dụ của Paul Little về một người tin rằng cái trứng chiên trên lỗ tai đã đem lại cho ông niềm vui, sự bình an, mục đích trong cuộc sống, sự tha thứ tội lỗi và sức mạnh để sống? Bạn nói gì với một người chân thành tiếp nhận Đấng Christ như Đấng cứu chuộc và Chúa nhưng không cảm thấy niềm vui, sự bình an, mục đích cho cuộc sống, sự tha thứ tội lỗi và sức mạnh để sống vốn là những điều đồng hành sau kinh nghiệm cải đạo của Cơ Đốc nhân?

Bạn có biết người nào được kéo đến với Đấng Christ không bởi những bằng chứng của trí óc về Đấng Christ nhưng bởi vì Cơ Đốc giáo có vẻ ích lợi cho cuộc sống của những người khác? Những phân đoạn Kinh Thánh nào chống lại hay ủng hộ cách này trong việc gặp Chúa?

Làm sao bạn có thể trình bày một cách hiệu quả một vài chân lý trong chương sách này với một người nghĩ rằng kinh nghiệm Cơ Đốc nhân của bạn chỉ là một sự tưởng tượng?

Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here