Home Sách Trực Tuyến Vì Sao Chúng Ta Tin? P11 Kinh Nghiệm Cơ Đốc Nhân Có Giá Trị Không?

Vì Sao Chúng Ta Tin? P11 Kinh Nghiệm Cơ Đốc Nhân Có Giá Trị Không?

0
Vì Sao Chúng Ta Tin? P11 Kinh Nghiệm Cơ Đốc Nhân Có Giá Trị Không?

“Nếu bạn tin rằng cái đèn để bàn sở hữu những thuộc tính như Đức Chúa Trời của bạn, thì bạn có thể nhận được một câu trả lời tương tự”, một sinh viên trường luật tuyên bố như vậy. Câu nói đầy tính hoài nghi đó đã cho tôi biết điều hàng ngàn người suy nghĩ – cho rằng kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân hoàn toàn mang tính chủ quan và cá nhân, không có giá trị khách quan, vĩnh cửu hay phổ quát.

Tiền đề đứng sau khái niệm trên cho rằng lý trí có khả năng lý luận vô hạn. Người ta cho rằng niềm tin vào Đức Chúa Trời chỉ là việc thực hiện điều mình muốn. Đối với những người trưởng thành thì đó là thái độ muốn lui về tình trạng ta cần có hình ảnh một người cha.

Dù được diễn đạt ra hay không, lời quyết đoán đều ngụ ý rằng Cơ Đốc giáo chỉ dành cho những người què quặt về tình cảm nếu không có cây nạng ấy họ không thể tiếp tục cuộc sống được.

Nhiều người cho rằng sự cải đạo Cơ Đốc chỉ là một kinh nghiệm tâm lý, hậu quả của một cuộc tẩy não. Nhà truyền giảng là một bậc thầy trong nghệ thuật nhồi sọ. Sau khi đã nhồi đám cử tọa rồi thì ông thấy họ thật mềm dẻo trong tay ông. Ông có thể bảo họ làm bất cứ việc gì nếu biết đòi hỏi họ quyết định đúng lúc và đúng cách.

Có người còn đi xa hơn. Họ cho rằng kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân đôi khi vô cùng tai hại. Nhiều sinh viên đã bị cha mẹ không tin Chúa giao cho bác sĩ chữa bệnh tâm thần sau khi họ tự nguyện tin Chúa. “Cứ nhìn bọn điên đạo trong các dưỡng trí viện thì biết. Chính tôn giáo của họ đã đưa họ vào đó. “Những người cảm thấy như vậy đều sa vào “yếu tố sai lầm chung” được Anthony Staden vạch rõ. Ông kể rằng có một người kia cứ mỗi thứ hai thì uống whisky pha nước soda; mỗi thứ ba thì uống brandy pha với nước soda và mỗi thứ tư thì gin pha với nước soda. Thế thì cái gì khiến ông ta nghiện rượu như thế? Rõ ràng là yếu tố chung, tức là nước soda! 1

Trm cui cùng trên chuyến xe la

Nhiều người xem giáo hội giống như là trạm cuối trên chuyến xe lửa trước khi mất khả năng tự lực. Tuy nhiên nếu khảo sát thật kỹ một người loạn óc sẽ thấy rằng họ mất thăng bằng và mất ý thức về nhiều lãnh vực khác chứ không chỉ trong sinh hoạt tôn giáo mà thôi. Phải nhìn nhận rằng giáo hội đã sẵn sàng giúp đỡ mọi người bất chấp hoàn cảnh của họ thế nào. Chắc chắn vài rối loạn về cảm xúc có thể có nguồn gốc từ tâm linh. Dù chúng ta phải đối diện với nhiều thử thách, nhưng khi tái lập mối quan hệ với Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ thì chúng ta sẽ được giải thoát và chữa lành.

Ở một vài nơi, thành kiến về giá trị của kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân nặng nề đến nỗi họ từ chối cấp bằng đại học cho những sinh viên Cơ Đốc. Một người bạn của tôi, theo học một trong những trường đại học rất nổi tiếng, bị từ chối cấp bằng tiến sĩ trong ngành khoa học xã hội. Người ta bảo rằng: “Vì anh tin Đức Chúa Trời nên theo định nghĩa anh là một tên khùng.”

Vài người theo chủ nghĩa hoài nghi bảo rằng tất cả những kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân có thể được giải thích căn cứ vào những phản xạ có điều kiện. Tư tưởng này bắt nguồn từ các thí nghiệm của nhà bác học lừng danh người Nga là Pavlov. Ông ta tìm cách đặt những dụng cụ đo lường vào miệng và bao tử một con chó để xác định việc sản xuất dịch vị. Rồi ông đem thức ăn đến cho con chó, đồng thời rung chuông lên. Sau khi lặp đi lặp lại việc ấy nhiều lần, Pavlov chỉ rung chuông mà không cần đem thức ăn đến con chó vẫn chảy nước miếng như thường. Kết luận rút ra từ những thí nghiệm đó là do những lần lặp đi lặp lại đúng điều kiện như trên, tâm trí có thể bị sai khiến để sẵn sàng tạo ra các phản ứng ta muốn. Người chủ xướng quan niệm nầy cho rằng căn cứ vào thí nghiệm trên đây chúng ta có thể giải thích tất cả những thay đổi về mặt chính trị, xã hội và tôn giáo. Trên đây là những lời đả kích nghiêm trọng, có ảnh hưởng sâu xa và một vài luận cứ xem ra cũng có vẻ có lý.

Kinh nghim Cơ Đc nhân có giá tr không?

Ngay từ đầu, trong một số trường hợp, chúng ta phải nhìn nhận khả năng có thể khuấy động cảm xúc con người. Và chúng ta phải nhận rằng một vài người dạy dỗ hay giảng đạo vô tình hay hữu ý kích thích cảm xúc thính giả của họ bằng những câu chuyện hù dọa, những màn trình diễn điệu bộ và những phương pháp khác.

Trong câu chuyện về người gieo giống, Chúa Giê-xu cũng đã ngụ ý cảnh cáo về việc chỉ khuấy động cảm xúc mà thôi. Ngài mô tả về loại người nghe đạo và thích sứ điệp Tin Lành cũng giống như hạt giống rơi nhằm nơi sỏi đá. Lúc đầu người ấy nhận sứ điệp với sự vui mừng nhưng rễ không bao giờ đâm sâu được. Người nghe chịu đựng được một thời gian, nhưng khi khó khăn ập đến thì không có một niềm tin rõ ràng nào. Họ quay đi và ngã quị dọc đường.

Điều nầy cho thấy rằng khi chúng ta nghe về Đức Chúa Trời và Chúa Giê-xu Christ, cảm xúc của chúng ta có thể bị lay động. Nếu và khi thời điểm khó khăn xảy đến, thì cặp kiếng hồng rơi mất. Chúng ta khám phá ra rằng cuộc sống nhìn chung là giải quyết vấn đề. Và “không phải ngày nào cũng là ngày may mắn” như lời Max Lucado. Cảm xúc thì giao động và thậm chí có thể thay đổi theo thời tiết, nhưng chân lý Cơ Đốc không dựa vào cảm xúc dâng trào, đó là một tin mừng. Trong thời điểm nghi ngờ, nó giúp ích cho việc xem xét các sự kiện, và chúng ta tìm thấy kết quả nơi một niềm tin sâu sắc hơn nữa.

Vn đ ca ý chí

Orville S. Walters, một nhà tâm lý học Cơ Đốc đã chỉ ra rằng ý chí giống như chiếc xe có hai con ngựa kéo – tình cảm và trí óc. Với một số người thì ý chí (cái xe kéo) phản ứng nhanh hơn thông qua tình cảm. Với một số người khác thì ý chí (cái xe kéo) đạt được thông qua trí óc. Nhưng trong mỗi trường hợp một đức tin chân thành liên quan đến quyết định của ý chí. 2

Chúng ta phải nhìn nhận rằng tiềm năng của những phản ứng tình cảm chóng qua, nhưng chúng ta không thể giải thích tất cả kinh nghiệm Cơ Đốc nhân dựa trên nền tảng tâm lý. Nó không thích hợp với những sự kiện. Chúng ta làm tốt trong việc quan sát một nguyên tắc áp dụng ở đây cũng như trong những lãnh vực khác: mô tả một việc không giống với việc giải thích việc đó. Dĩ nhiên, kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân có thể được mô tả theo cách tâm lý học nhưng điều này không thể giải thích tại sao nó xảy ra và cũng không phủ nhận tính thực tế của nó.

Chúng ta đã mô tả tính thực tế của tình yêu thật của Đức Chúa Trời đối với chúng ta, không phải do công trạng của chúng ta và chúng ta không xứng đáng được nhận. Kinh nghiệm về một sự bảo đảm và chấp nhận có thể đem lại niềm vui và sự thỏa lòng từ bên trong. Một tác giả đã nói: “Khá nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt lành dường bao” (Thi Tv 34:8). Hãy tự kiểm chứng lấy phần giả thuyết về Chúa Giê-xu là Con hằng sống của Đức Chúa Trời trong phòng thí nghiệm của cuộc sống mình. Cùng với chân lý về sự mạc khải khách quan của Đức Chúa Trời, kinh nghiệm cá nhân của Cơ Đốc nhân bảo đảm với chúng ta về tính đáng tin cậy của sứ điệp.

Mt phn x có điu kin?

Những điều nào phản đối ý kiến cho rằng kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân chỉ là một phản xạ có điều kiện?

Trước hết, việc so sánh giữa người và động vật có thích đáng không? Con người thì có lý trí và khả năng phê bình, và năng lực tự phân tích, tự xét mình và tự phê bình mình khiến con người khác với động vật. Câu trả lời của D. Martyn Lloyd-Johnes đối với cuốn sách có sức thuyết phục Chiến Trường Tâm Trí (Battle for the Mind), qua nhân vật William Sargant, gây rất nhiều ảnh hưởng là: “Nói một cách khác, sự so sánh chỉ có giá trị trong một thời điểm nhất định (như thời chiến) khi những đặc điểm của con người hoàn toàn bị loại khỏi hành động, và con người vì quá khủng hoảng, lúc ấy đã bị đẩy xuống một cấp bậc ngang hàng với động vật.” 3

Thứ hai, nếu chúng ta chỉ là những đối tượng của những phản xạ có điều kiện thì điều này cũng phải giải thích cho những hành động của những người anh hùng vĩ đại và những sự hy sinh mà con người vẫn lấy làm hãnh diện. Những hành động như vậy cũng không mang ý nghĩa gì khác hơn là những phản ứng đối với những kích thích đạt đến một mức độ nào đó. Nếu rút ra một kết luận hợp lý, thì một quan điểm tất định về hành vi của con người sẽ loại bỏ mọi trách nhiệm đạo đức – điều gì sắp xảy ra thì sẽ xảy ra và tôi không thể thay đổi nó được. Hay những gì xảy ra “không phải là lỗi của tôi; chỉ là do gien di truyền của tôi mà thôi.” Những ai theo quan điểm tất định về phương diện triết học có khuynh hướng phủ nhận vị trí thú vị này trong những thói quen sinh hoạt hằng ngày. Cũng giống như bất cứ người nào khác, họ muốn kẻ trộm bị bắt ngay nếu họ là người bị trộm.

Phản xạ có điều kiện không giải thích được về số lượng lớn những người làm chứng về những kinh nghiệm không thể phủ nhận được của Cơ Đốc nhân. Vì hàng ngàn người được nuôi dưỡng trong gia đình Cơ Đốc chẳng may lại chẳng bao giờ trở thành những Cơ Đốc nhân. Hàng ngàn người khác không hề có bối cảnh gia đình hay tri thức về đức tin đã trở thành những Cơ Đốc nhân. Tôi được biết có những người trở thành Cơ Đốc nhân ngay lần đầu tiên họ được nghe về câu chuyện Đức Chúa Trời cứu chuộc con người. Ngược lại, những người khác đã nghiên cứu những bằng cớ lặp lại nhiều lần trước khi quyết định tin Đấng Christ.

Những người trước kia hoặc ở trong bối cảnh tôn giáo khác hoặc chưa có tôn giáo nào khi đã trở thành những Cơ Đốc nhân họ đều làm chứng một cách thống nhất về một sự xác tín cá nhân từ bên trong. Sự kết ước hết lòng với Đấng Christ đem lại một kinh nghiệm khách quan và chắc chắn. Đời sống họ thay đổi cách hiển nhiên thì không phải là một điều giả dối cũng không phải là điều phi thường. Chúng ta có thể nghe hoặc đọc về hàng ngàn câu chuyện như thế.

Không thể kiếm được những kết quả như vậy bằng sự suy nghĩ tích cực từ một cái đèn bàn. Một “đối tượng tích cực” thì là điều cần thiết và cụ thể hơn cái đèn bàn gấp ngàn lần! Chỉ có những suy nghĩ tích cực thôi thì khác xa với niềm tin vào một Đấng sáng tạo hằng sống luôn chăm sóc cho chúng ta. Tôi rất cảm tạ Chúa vì người sinh viên luật khoa đã đề cập trên đây đã phó thác đời sống mình cho Đấng Christ sau một tuần lễ nghe thuyết trình.

Nn nhân ca t k ám th (Autohypnosis)?

Nhưng làm sao chúng ta là tín hữu Cơ Đốc giáo biết được mình có phải là những nạn nhân của sự tự kỷ ám thị không? Làm sao chúng ta biết mình không huýt gió trong bóng tối để tăng thêm can đảm? Nhiều người tự xưng là đã kinh nghiệm một hiện thực nào đó nhưng chúng ta vẫn có quyền thắc mắc. Một lần nữa, phải có điều gì hơn những kinh nghiệm để làm nền tảng cho niềm tin của mình, nếu không thì chúng ta có thể gặp rắc rối.

Chẳng hạn, có một người bước vào cửa nhà thờ giắt trên vành tai trái của mình một cái trứng chiên. Ông nói với sự phấn khởi: “Ồ, cái trứng này thật sự đem lại cho tôi niềm vui, sự bình an, mục đích trong cuộc sống, sự tha thứ tội lỗi và sức mạnh để sống!” Bạn sẽ nói gì với ông ấy? Bạn không thể nói rằng ông ta không kinh nghiệm những điều này. Một trong những ưu thế của lời chứng cá nhân là không ai có thể cãi lại được gì cả. Người mù được Chúa Giê-xu chữa lành không thể trả lời nhiều câu hỏi được đặt ra cho anh ta nhưng anh ta biết chắc chắn sự kiện là bây giờ anh ta được sáng mắt (xem GiGa 9:1-41). Như thế, lời làm chứng của anh trở thành hùng biện, có sức mạnh thuyết phục.

Nhưng chúng ta có thể đặt nhiều câu hỏi cho người bạn với cái trứng chiên. Đây cũng là những câu hỏi một Cơ Đốc nhân phải chuẩn bị để trả lời.

Trước hết, có ai khác nữa có cùng một kinh nghiệm như vậy với cái trứng chiên không? Chắc ông bạn của chúng ta khó kiếm ra được nhiều người khác có cùng một kinh nghiệm như vậy. Vài năm trước đây, cố mục sư Harry Ironside đang giảng đạo thì có một người muốn chất vấn la lớn: “Chủ nghĩa vô thần còn làm được nhiều điều cho thế giới hơn là Cơ Đốc giáo!”

Ironside nói: “Tốt lắm, vậy tối mai mời ông đưa đến đây một trăm người đã được chủ nghĩa vô thần biến đổi để trở thành những người tốt, và tôi sẽ đem đến một trăm người đã được Đấng Christ thay đổi đời sống.”

Khỏi phải nói, người bạn chất vấn đó không hề xuất hiện vào buổi tối hôm sau. Đối với Cơ Đốc giáo luôn luôn có vô số những người từ mọi chủng tộc, mọi quốc gia và mọi giai cấp luôn sẵn sàng làm chứng về kinh nghiệm của mình nhờ Chúa Giê-xu Christ mà có.

Thứ hai, chúng ta có thể hỏi người bạn có cái trứng chiên là: Có thực tại khách quan nào bên ngoài anh ta được gắn liền với kinh nghiệm chủ quan nội tại ấy không? Làm sao anh ta biết được rằng mình không phải là nạn nhân của sự tự kỷ ám thị? Dĩ nhiên là anh ta sẽ chẳng có gì để nói cả. Đối với Cơ Đốc giáo, kinh nghiệm chủ quan của cá nhân chúng ta được gắn liền với sự kiện lịch sử khách quan về sự phục sinh của Đấng Christ. Nếu Đấng Christ không từ cõi chết sống lại, chúng ta sẽ chẳng bao giờ kinh nghiệm được gì về Ngài. Chính vì Ngài đã từ cõi chết sống lại và hiện nay vẫn sống nên chúng ta mới thật sự biết Ngài.

S kin lch s khách quan

Kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân không thể xuất phát từ niềm tin vào những điều không có thật. Nó không giống như một cậu bé trong nhóm học sinh đã chết vì quá sợ hãi, trong trò chơi hù dọa ban đêm, khi cậu bị cột vào đường rầy xe lửa. Người ta nói với cậu rằng chừng năm phút nữa sẽ có một chuyến tàu lửa chạy đến nhưng không nói cho cậu biết là xe lửa sẽ chạy qua đường rầy song song gần đó. Cậu ta tưởng chỉ có một đường rầy duy nhất mà thôi. Khi cậu ta nghe tiếng con tàu đến gần thì đứng tim chết. Với Cơ Đốc giáo thì sẽ không có gì xảy ra nếu không có ai kinh nghiệm “không có ai ngoài đó cả.”

Vì Đấng Christ thật sự ở đó, nên chúng ta có thể nhận thức được sự sống của Ngài hoạt động bên trong chúng ta. Nếu chúng ta nói rằng: “Tôi biết Đức Chúa Giê-xu Christ đã tha thứ tôi”, đó mới là một nửa câu chuyện. Còn một nửa khác rất quan trọng ấy là chúng ta phải biết Ngài đang sống vì trong lịch sử Ngài đã từ chết sống lại. Kinh nghiệm cá nhân chủ quan của chúng ta được căn cứ trên một sự kiện lịch sử khách quan.

Khi nhận xét về sự thật mà những người đau khổ nói rằng họ bị một sức mạnh từ bên ngoài lôi kéo mình, J. B. Phillips nói:

Tôi biết rõ là mình đang mô tả một hiện tượng chủ quan mà thôi. Nhưng sự thật là khi tôi quan sát các hậu quả trong những hiện tượng khách quan, chẳng hạn sự can đảm, đức tin, hy vọng, vui mừng, sự kiên nhẫn, và những phẩm chất này có sẵn để quan sát. Người muốn chứng minh mọi thứ theo phương cách khoa học đã hoàn toàn có lý trong việc cố nài “những điều kiện của phòng thí nghiệm” nếu anh ta đang nghiên cứu, liệu chúng ta có thể nói rằng anh ta đang đoán trong nước (water-divining), có khả năng nhìn thấu được (clairvoyance) hoặc thần giao cách cảm (telekinesis) chăng.

Nhưng không thể nào có những thứ gọi là “điều kiện của phòng thí nghiệm” cho việc nghiên cứu lãnh vực tâm linh của con người trừ khi người ta nhìn nhận rằng “những điều kiện thí nghiệm” chẳng qua là chính cuộc sống con người. Con người chỉ có thể bộc lộ một cách khách quan sự thay đổi tâm tính, một đức tin hướng dẫn đời sống ngay trong cuộc sống thực tế mà thôi. 4

Giàu hay nghèo, địa vị cao hay thấp, nhu cầu của chúng ta đều giống nhau. Ravi Zacharias kể về cuộc phỏng vấn của David Frost với nhà tỉ phủ Ted Turner. Khi có người bất ngờ hỏi ông về điều ông hối tiếc trong cuộc đời mình, thì thái độ buồn bã hiện lên trên nét mặt Turner. Ông buồn bã trả lời: “Vâng, tôi đã đối xử với người vợ đầu tiên của tôi tệ bạc quá.” 5

Chính trong những kết quả khách quan này chúng ta nhìn thấy một số sự đáp ứng năng động của Đấng Christ trong cuộc sống cá nhân mình. Ngài đáp ứng nhu cầu sâu xa nhất của chúng ta.

Mc đích và hướng dn

Đấng Christ hướng dẫn và ban cho chúng ta một đời sống có chủ đích. Ngài phán: “Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta chẳng đi trong nơi tối tăm nhưng có ánh sáng của sự sống” (GiGa 8:12). Nhiều người đang ở trong bóng tối, không biết gì về mục đích của cuộc sống nói chung và cuộc sống của cá nhân họ nói riêng. Họ đang quờ quạng trong căn phòng cuộc sống để tìm cái công tắc đèn. Người nào đã từng ở trong một căn phòng tối và xa lạ đều biết cái cảm giác bất an này. Tuy nhiên khi đèn được bật lên thì cảm giác an toàn trở lại. Khi chúng ta bước từ bóng tối qua ánh sáng của cuộc sống trong Đấng Christ thì cũng vậy.

Trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời ban cho cuộc sống chúng ta một mục đích vĩ đại, gắn chặt chúng ta với mục đích của Ngài cho lịch sử và cõi vĩnh hằng. Một Cơ Đốc nhân sống không chỉ cho hiện tại, nhưng cho cõi đời đời nữa. Thậm chí nếp sống hằng ngày của chúng ta cũng được biến đổi khi chúng ta sống trọn cuộc đời mình trong mục đích của Đức Chúa Trời và vâng theo lời khuyên: “Vậy anh em hoặc ăn hoặc uống hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm” (ICo1Cr 10:31). Mục đích này bao trùm tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Nó cũng là mục đích vô tận và vĩnh cửu. Dĩ nhiên những người chưa tin Chúa cũng có những mục đích tạm thời như gia đình, sự nghiệp và tiền bạc vốn đem lại sự thỏa mãn giới hạn. Nhưng dầu có tốt đẹp đến đâu đi nữa, những điều đó chỉ là tạm bợ và có thể tiêu tan theo sự thay đổi của hoàn cảnh.

Trong thời đại mà cuộc sống đã bị các triết gia hiện sinh mô tả là vô nghĩa và phi lý, thì không có điều gì mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn là lời tuyên bố có thể kiểm chứng được của Đấng Christ.

Chúng ta được to dng cho Đc Chúa Tri

Carl Gustav Jung có nói: “Nguyên nhân chính của các chứng bệnh thần kinh trong thời đại chúng ta là sự trống rỗng.” Khi chưa có tiền tài, danh vọng, thành công, quyền lực và những điều bên ngoài khác, chúng ta tưởng là mình sẽ hoàn toàn hạnh phúc sau khi đạt được những điều đó. Nhiều người làm chứng lại những kinh nghiệm vỡ mộng khi đạt được những điều này và nhận thức ra rằng mình vẫn là con người khốn khổ như cũ. Tâm linh con người không thể được thỏa mãn “chỉ nhờ bánh mà thôi”, nghĩa là nhờ những vật chất. Chúng ta đã được tạo dựng cho Đức Chúa Trời và chúng ta chỉ tìm được sự yên nghỉ trong Ngài.

Một chiếc xe hơi, dù có bóng loáng đến đâu, động cơ mạnh mẽ đến đâu, trang bị đầy đủ đến đâu cũng không thể chạy bằng nước được. Nó được chế tạo để chạy bằng dầu xăng thôi. Cũng vậy con người chỉ có thể tìm thấy sự trọn vẹn trong Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời đã tạo dựng con người chúng ta như thế. Kinh nghiệm về Đấng Christ sẽ làm thỏa mãn người đó nhờ mối quan hệ cá nhân với Đấng Christ. Ngài phán: “Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát” (GiGa 6:35). Khi một người kinh nghiệm Đấng Christ, người đó nhận được sự thỏa lòng, niềm vui và sự tươi mới thuộc linh từ bên trong khiến họ có thể sống vượt trên hoàn cảnh. Chính là thực tế này đã khiến sứ đồ Phao-lô nói: “Vì tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào cũng thỏa lòng ở vậy” (Phi Pl 4:11). Thực tại siêu nhiên này giúp cho Cơ Đốc nhân vui mừng giữa những hoàn cảnh khó khăn.

Lòng mong ước ca chúng ta là được bình an

“Hòa bình trong thời đại của chúng ta” diễn tả một niềm khao khát bên trong mỗi người chúng ta khi những sự lựa chọn hằng ngày nhìn thẳng vào mặt chúng ta. Bên ngoài chúng ta hy vọng rằng những cuộc chiến nhỏ sẽ không bùng nổ thành những xung đột rộng lớn hơn trên bình diện quốc tế.

Hòa bình là điều tấm lòng mọi người mong mỏi. Nếu mua được nó, người ta dám bỏ ra bạc triệu. Khối lượng sách bàn về sự bình an của lý trí và tâm hồn bán rất chạy, chứng tỏ rằng chúng đã đụng tới chiều sâu nội tâm của cuộc sống của hàng triệu người. Còn văn phòng của những nhà tư vấn tâm lý thì chật cứng.

Chúa Giê-xu phán: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ ” (Mat Mt 11:28). Chỉ một mình Đấng Christ mới ban sự bình an vượt quá trí hiểu, sự bình an mà thế gian không thể đem lại, cũng không thể cướp đi được. Rất cảm động khi được nghe những câu chuyện có thật về cuộc đời của những người đã không ngừng tìm kiếm trong một thời gian dài và cuối cùng đã tìm thấy sự bình an trong Đấng Christ. Gần đây những mối quan hệ gãy đổ, gia đình chia cắt và những thói quen lén lút càng ngày càng gia tăng khiến chúng ta khó lòng tìm kiếm sự bình an trong thời đại nầy. Người ta không ngại thử bất kỳ loại nghiện ngập nào, tội lỗi công khai hay những sự ghen ghét và ganh tị giấu kín với hy vọng viễn vông là sẽ tìm được sự bình an. Chỉ có một nơi đáng tin cậy và sẵn sàng ban sự bình an. Sự bình an thật sự và lâu dài xuất phát từ chính Đấng Christ mà thôi “Ngài là sự bình an của chúng ta” (Eph Ep 2:14).

Năng lc căn bn cn thiết

Xã hội ngày nay đang trải qua một tình trạng mất năng lực rất sâu xa, tức là sự thất bại về năng lực đạo đức. Những bậc cha mẹ biết rõ họ và con cái họ phải làm điều gì đúng, nhưng vì thiếu cương quyết, họ thấy rằng cứ xuôi theo đám đông thì dễ hơn. Con cái họ liền lợi dụng ngay thái độ đó. Kết quả là kiến trúc đạo đức của xã hội bị suy sụp đổ vỡ nhanh chóng. Đưa ra những lời khuyên tốt đẹp phải lẽ cho người già hay thanh niên chẳng khác gì bôi thuốc sát trùng loại nhẹ bên ngoài vết ung thư. Điều cần thiết phải có là một năng lực cơ bản.

Cơ Đốc giáo không mặc cho con người một bộ đồ mới, nhưng mặc một người mới vào trong bộ đồ. Chúa Giê-xu nói rằng: “Ta đã đến hầu cho chiên được sống, và được sự sống dư dật.” (GiGa 10:10).Chúa Giê-xu ban cho chúng ta năng lực của Ngài. Năng lực nầy không những có thể giải thoát con người khỏi bất cứ xiềng xích trói buộc nào nhưng còn có thể tha thứ những ai làm lỗi với chúng ta, yêu những người không đáng yêu và chống lại cám dỗ muốn trả đũa. Người được tái sanh có những khẩu vị mới, khao khát mới, tình yêu mới. Thật sự, họ là “những tạo vật mới” (IICo 2Cr 5:17). Một lần nữa, người mới tiếp nhận Chúa trong thực tế đã bước ra khỏi sự chết để vào sự sống thuộc linh.

Vn đ ti li và s cô đơn được gii quyết

Kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân giải quyết vấn đề tội lỗi. Con người bình thường nào cũng cảm thấy tội lỗi. Mặc cảm tội lỗi là một cảm giác rất vô lý mà thực tế không có căn bản nào. Nhưng cảm biết mình phạm tội sau khi làm sai hay phạm một luật đạo đức nội tại là điều bình thường. Còn không cảm thấy mình có tội mới là bất thường. Một người vẫn dửng dưng sau khi cố ý giết người hay gây thương tích cho một người vô tội mới là bất thường. Ta không thể nào dùng lý luận để hợp lý hóa việc phạm tội được. Trong Đấng Christ có một nền tảng khách quan cho sự tha tội. Đấng Christ đã chết cho tội lỗi của chúng ta; án tử hình vốn dành cho chúng ta đã được Ngài chịu thay. “Cho nên, hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-xu Christ” (RoRm 8:1). Sự tha tội cho từng cá nhân một là điều có thật. Cơ Đốc giáo giải quyết sự cô đơn của chúng ta, đây là cảm giác rất điển hình trong xã hội hiện đại. Điều khá mỉa mai là trong giai đoạn bùng nổ dân số thì lại có nhiều người cô đơn hơn. Đấng Christ là người chăn hiền lành (GiGa 10:14), Đấng sẽ không bao giờ lìa xa hay bỏ rơi chúng ta. Và Ngài sẽ đưa chúng ta vào trong một đại gia đình gồm cả thế giới bao la đầy những con người biết quan tâm.

Tái sinh đem li cuc sng mi

Cuối cùng, sau khi biết được giá trị của những kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân, chúng ta nên nhận thức rằng sự mô tả tâm lý học về điều này cũng có giá trị trong phạm vi của nó. Nhưng nó chỉ là sự mô tả, không phải là nguyên nhân. Một người trở lại tin nhận Chúa Giê-xu Christ và đặt cuộc sống của họ vào trong tay của Chúa Giê-xu thì được “tái sinh” hay “sinh ra từ Đức Chúa Trời”, có thần linh của Đức Chúa Trời, có một đời sống thuộc linh mới bên trong. Cuộc sống mới này giống như sự ra đời tự nhiên của một em bé, nó phải học những cái mới và làm những cái mới. Có vô số những câu mô tả sự “tái sanh” trong Tân Ước.

Ø “Ai tin Đức Chúa Giê-xu là Đấng Christ thì sanh bởi Đức Chúa Trời” (IGi1Ga 5:1).

Ø “Anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời.” (IPhi 1Pr 1:23).

Ø “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ thì nấy là người dựng nên mới.” (IICo 2Cr 5:17).

Bước kế tiếp là khẳng định vị trí của chính mình với Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo diệu kỳ của chúng ta, và mối thông công cá nhân của bạn với Ngài. Bạn có thể đã thiết lập mối liên hệ với Ngài và chấp nhận lời mời gọi bước vào “đời sống mới”. Hay bạn cần phải bước một bước kế tiếp, quyết định hành động và tìm kiếm Ngài một cách cá nhân. Chúa Giê-xu tóm tắt sự giáng thế của Ngài: “Ta là cái cửa (giống như cửa trại cừu). Nếu ai bởi Ta mà vào thì sẽ được cứu rỗi (tái sanh)” (GiGa 10:9).

Bn đã tin Đc Chúa Giê-xu Christ mt cách cá nhân hay bn còn đang lưỡng l?

Có một thanh niên đến nhà chúng tôi và hỏi tôi một số câu hỏi lý luận hóc búa đã chi phối anh ta về Đức Chúa Trời và niềm tin Cơ Đốc. Chúng tôi nói chuyện một lúc lâu, khi tôi hỏi anh ta đã dâng trọn vẹn đời sống và tin vào Chúa Giê-xu Christ một cách cá nhân chưa, anh ta thành thật trả lời: “Tôi vẫn chưa vượt qua được ranh giới của ước muốn và quyết định.”

Có thể giải thích toàn bộ vấn đề cách rõ ràng hơn. Nhiều người cũng ở trong tình huống như vậy – vẫn còn ở bên ngoài dù nơi sâu thẳm trong lòng rất muốn vào trong. Tin mừng là ngày hôm đó anh ấy đã quyết định cầu nguyện trực tiếp với Đức Chúa Trời “trong danh Chúa Giê-xu” theo như cách anh diễn tả. Đây là điều trước giờ anh chưa hề làm.

Anh cầu nguyện như sau:

Trước hết, con biết con cần Ngài, Chúa ơi, trong cuộc sống của con. Tội lỗi của con nhiều lắm và con cần được tha thứ.

Thứ hai, con cầu xin Ngài, Chúa ơi, qua Chúa Giê-xu, xin hướng dẫn cuộc đời con, làm cho nó mới lại và dẫn dắt con trong mọi quyết định con chọn.

Sau đó anh dốc đổ một số những trận chiến bên trong con người anh, tất cả với một hy vọng về sự tự do. Cuối lời cầu nguyện, anh thì thầm với Chúa: “Cảm tạ Ngài.”

Anh ấy đã đi qua cánh cửa, và Chúa Giê-xu Christ đang đợi anh. Kỳ diệu là Ngài cũng đang đợi mỗi người chúng ta.

Đc thêm

Farmer, Herbert H. The Psychological Theory of Religion, in Towards Belief in God, New York: Macmillan, 1978.

Rowe, William L. Freud and Religious Belief, in Philosophy of Religion: An Introduction. Belmont, Calif.: Wadsworth, 1978.

Schaeffer, Francis A. The God Who Is There. 30th anniv. ed Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1999.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here