Home Sách Trực Tuyến Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài – Tiến Lên Phía Trước

Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài – Tiến Lên Phía Trước

0
Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài – Tiến Lên Phía Trước

Lạy Thánh Linh Con Khao Khát Ngài

Tác giả: Claudio Freidzon

  1. Hun Luyn Trong Đng Vng
  2. Tiến Lên Phía Trước
  3. “Con Mun Loi La y”
  4. Sâu Hơn Trong Dòng Sông
  5. Nhng Phép L Ca Đc Chúa Tri
  6. Ch Vì Mt Chiếc Mung Nh
  7. Quen Thuc Vi S Vinh Hin Ca Đc Chúa Tri
  8.  Được Biến Nên Vinh Hin
  9. Mãi Mãi Trong S Vinh Hin
  10. Lòng Say Mê Đc Chúa Tri

Phần 2: Tiến Lên Phía Trước

RẤT ÍT NGƯỜI BIẾT câu chuyện nằm đằng sau mỗi con người mà Đức Chúa Trời đã dấy lên trong chức vụ hầu việc Ngài. Câu chuyện đó bao gồm một quá khứ, một trường chuẩn bị, và một mái gia đình.

Sự thành công trong chức vụ thực hữu khi công tác viên ấy có một gia đình hậu thuẫn mình. Chúng ta không thể xây dựng công việc Chúa trên đống đổ nát của chính gia đình mình. Chinh phục thế giới mà đánh mất những người thân yêu nhất thì chỉ là số không.

Chúa Jêsus đã chờ đợi ba mươi năm trước khi bày tỏ chính mình Ngài cho thế gian. Ngài đã ở lại trong thành Naxarét với tư cách là con trai người thợ mộc. Theo như chúng ta được biết, thì Ngài không hề thi hành các phép lạ công khai nào trong những năm đó. Vì lý do đó, các em trai của Chúa Jêsus, sau việc Ngài chịu báp tem và bắt đầu chức vụ công khai, là những người đầu tiên ngạc nhiên và thậm chí đã có những sự nghi ngờ đối với anh trai họ.

Chúa Jêsus người Naxarét đang làm gì vậy? Ngài đang dạy chúng ta rằng chỗ đầu tiên chúng ta phải bày tỏ sự thánh khiết của mình chính là trong nhà riêng của mình, trong vòng gia đình của mình. Tại đó Ngài đã là một người con hoàn toàn, một người anh trọn vẹn, một công nhân hoàn hảo. Naxarét tượng trưng cho đời sống hằng ngày của chúng ta hoặc những gì chúng ta làm mỗi ngày. Chúng ta phải trải qua “Naxarét” của chính mình.

Nhiều Cơ Đốc Nhân thích bắt đầu chức vụ công khai mà không phải trải qua Naxarét, nhưng Chúa muốn thử luyện chúng ta trước hết tại gia đình, chỉ sau đó, Ngài mới ban cho chúng ta điều Ngài dành cho mỗi người vượt ra ngoài vòng ảnh hưởng ấy.

Ma 4:5-6 là câu Kinh Thánh then chốt cho thời gian nầy. Nói đến mục đích thiên thượng trong việc khôi phục gia đình. Cựu ước kết thúc với những lời như sau:

Nầy Ta sẽ sai đấng tiên tri Êli đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Giêhôva chưa đến. Người sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha , kẻo Ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất nầy .

Không ai có thể nghi ngờ rằng chúng ta đang kề cận những ngày sau rốt. Chúa đã phán với chúng ta qua tiên tri Malachi. Ngài bảo với chúng ta rằng, Ngài sẽ sai đến đất nầy một chức vụ của Thánh Linh dành cho thời đại nầy giống như chức vụ của Êli, một trọng trách để khôi phục lại gia đình. Chúng ta thường nhấn mạnh các phép lạ cặp theo trong chức vụ của Êli, mà chúng ta không nói nhiều lắm về chức vụ giải hòa mà ông đã thực hiện.

Êli đã khôi phục lại sự thờ phượng Đức Chúa Trời chân thần. Ông đã đem lòng dân sự trở lại cùng Đức Chúa Trời. Ông đã chiến đấu chống lại sự hời hợt và bội đạo của họ. Thật thế trong những ngày hiện nay Đức Chúa Trời đang gõ vào những tấm lòng hâm hẩm nói rằng “Ta giàu … và không cần chi nữa ” (Kh 3:17). Sứ điệp dành cho Hội Thánh Laođixê có sự dạy dỗ rõ ràng cho chúng ta ngày nay. Khi chúng ta bắt đầu cảm thấy hết sức thỏa mãn với chính mình đến nỗi rơi vào tình trạng hâm hẩm thuộc linh và đẩy Chúa Cứu Thế ra khỏi lòng mình. Sự xức dầu của Êli tiếp tục hành động trong Hội Thánh qua Đức Thánh Linh và dẫn đến sự hòa giải với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang khôi phục lại mối thông công giữa chúng ta với Ngài một cách mạnh mẽ trong những ngày này.

Chng ta khơng thể xy dựng cơng việc cha trn cc đống đổ nt của chính gia đình mình.

Khi chúng ta đọc lời tiên tri của Malachi chúng ta để ý thấy rằng Đức Chúa Trời ao ước mở rộng hoạt động khôi phục của Ngài cho mọi gia đình trên đất nầy. Ngài ao ước hòa giải cha với con, con cái với cha mẹ, chồng với vợ, và các anh em chị em với nhau.

Những thương tổn lớn nhất mà một con người có thể phải chịu đựng là những xung đột ở bên trong gia đình. Đức Chúa Trời cảnh cáo rằng trong những ngày sau rốt các thành viên trong gia đình sẽ trở nên kẻ thù của nhau (Mat 10:36). Lời Chúa nhắc đến những con cái không vâng lời (IITi 3:2), những người thiếu tình yêu thương tự nhiên (3:3), những kẻ ngoại tình (ICo 6:9) và mọi thứ cay đắng cùng tội lỗi đã làm cho gia đình phải kêu khóc để được phục hồi khẩn cấp, các gia đình Cơ Đốc không được miễn trừ khỏi nhu cầu khôi phục.

Sau một trong các chiến dịch truyền giảng của tôi tại một đất nước khác, một phụ nữ đã viết thư cho tôi biết điều đã xảy ra trong khi tôi có mặt tại đó. Một trong những lời làm chứng bà thuật lại đã gây một ảnh hưởng mạnh mẽ trên tôi. Đó là một trường hợp của một người đàn ông đã tin Chúa nhiều năm và dự phần trong các buổi nhóm. Người phụ nữ kể lại câu chuyện của anh ta như sau:

Tôi nhận được một cú điện thoại vào buổi sáng Chúa Nhật sau chiến dịch truyền giảng từ một người đàn ông lịch thiệp đã dự nhóm từ đêm hôm trước. Khi ông đến buổi nhóm ông hết sức nghi ngờ về mọi sự. Nhưng đêm hôm đó ông đã bị “đánh gục bởi Đức Thánh Linh” và đã trải qua một thời gian khá dài nằm trên sàn. Đức Chúa Trời đang xử lý với ông trong lúc ông nằm trên sàn, cáo trách ông về tội lỗi trên đời sống ông. Đức Chúa Trời cho ông biết đó là cơ hội cuối cùng của ông để sửa ngay lại đường mình, nếu không ông sẽ mất hết mọi sự.

Sau đó ông rời buổi nhóm, trở về khách sạn, và khóc lóc cách không thể kiểm soát được cho đến sáng sớm ngày hôm sau. Sau đó ông gọi điện cho người phụ nữ mà ông đã có mối quan hệ ngoại tình suốt mười một năm và đã kết thúc mối quan hệ đó. Ông đã kể cho vợ ông và những người có trách nhiệm trong Hội Thánh toàn bộ sự thật và xin từ bỏ mọi trách nhiệm trong Hội Thánh mình. Ông muốn có thời gian để thu xếp lại mọi việc trong đời sống của chính mình.

Ngày hôm qua ông ta đã liên lạc trở lại với tôi, xin tôi gặp ông và vợ ông. Vợ ông cho biết bà biết ơn Chúa thể nào vì việc chồng bà đã đến tham dự buổi truyền giảng. Khi ông bảo bà rằng ông muốn dự buổi truyền giảng, bà đã phản đối ý tưởng đó. Bà cho rằng có điều gì đó chưa ngay thẳng trong đời sống ông. Bà có cảm giác rằng có một phụ nữ khác trong đời sống ông. Nhưng bà cảm nhận có sự bình an của Đức Chúa Trời, bà đã giao chồng mình cho Chúa.

Bức thư ấy cho thấy sự khôi phục của Đức Chúa Trời. Thật thú vị vì chính chức vụ của Êli được nhắc đến khi đề tài giải hòa trong gia đình được xem xét. Một trong những đặc điểm của con người nầy với tư cách người của Đức Chúa Trời đó là ông ta xem xét cẩn thận tác hại của lời nói mình. Người đờn bà góa ở Sarépta đã nói với ông rằng: “Bây giờ tôi nhìn biết ông là một người của Đức Chúa Trời, và lời phán của Đức Giêhôva ở trong miệng ông là thật” (IVua 17:24). Êli đã không nói bất cứ những lời vụn vặt nào, nhưng ông phán ra lời của Đức Giêhôva. Điều nầy thật quan trọng biết bao! Có bao nhiêu lần gia đình chúng ta đầy dẫy những lời hư không, vô giá trị, những lời gây tổn thương, mà thiếu vắng lời của Đức Chúa Trời!

Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta hãy chúc phước. “Ta sẽ ban phước cho ngươi … và ngươi sẽ thành một nguồn phước ” (Sa 12:2). Nguyên nghĩa rõ nhất của động từ ban phước là “nói tốt về, nói điều tốt lành: những lời khích lệ, những lời hy vọng.”

Cũng bao nhiu lần gia đình chúng ta đầy dẫy những lời vô giá trị, những lời gây thương tổn, mà thiếu vắng lời của Đức Cha Trời!

Tôi nhớ một lần nọ khi tôi đang làm công việc của thợ hồ nhằm khôi phục lại căn nhà cũ mà chúng tôi đã sống, tôi không biết gì về công việc xây tô nầy, nhưng tôi không có tiền để thuê những người có khả năng làm công việc nầy. Tôi thử tìm cách trộn hồ bằng xi măng, nhưng nó quá lỏng, vì thiếu độ đậm đặc, nó chảy dòng dòng xuống tường chứ không dính. Tôi đã làm cho bên trong và bên ngoài căn nhà đều bị bẩn thỉu. Thế rồi ngay khi tôi thất vọng nhất, Betty bước đến, dịu dàng đưa cho tôi một ly nước và hỏi rằng “Mọi việc thế nào rồi, anh yêu? Đừng lo, anh cứ tiếp tục đi.” Nàng không bảo rằng: “Thật là một anh chàng vô dụng, anh chẳng làm được việc gì cả!” Trái lại qua những năm chúng tôi chung sống, nàng luôn luôn nói những lời chúc phước.

Từ môi miệng chúng ta nên tuôn ra trên con cái chúng ta những lời chúc phước. Kinh Thánh dạy chúng ta rằng cha mẹ phải chúc phước cho con cái. Việc chúc phước nầy hết sức quan trọng trong lịch sử của dân Ysơraên. He 11:21 chép rằng: “Giacốp lúc gần chết , chúc phước cho hai con của Giôsép và nương trên gậy mình mà thờ lạy ” Giacốp đã chịu nhiều bất hạnh trong đời sống mình, nhưng ông đã kết thúc cuộc đời mình một cách vinh diệu. Người con yêu dấu của ông là Giôsép đã đứng trước mặt ông, và các cháu ông Épraim và Manase, hết thảy họ đều đi con đường của Đức Chúa Trời! Giacốp đã chúc phước cho họ như vầy:

“Cầu xin Đức Chúa Trời mà tổ phụ tôi là Ápraham và Ysác đã thờ phượng , là Đức Chúa Trời đã chăn nuôi tôi từ khi mới lọt lòng cho đến ngày nay , thiên sứ đã cứu tôi ra ngoài vòng hoạn nạn , hãy ban phước cho hai đứa trẻ nầy ; nối danh tôi và tổ phụ tôi là Ápraham và Ysác , và cho chúng nó thêm lên nhiều vô số trên mặt đất !”

(Sa 48:15-16).

Làm sao mà Giacốp không thể thờ phượng Đức Chúa Trời – Đức Chúa Trời của tổ phụ ông là Ápraham; Đức Chúa Trời của cha ông là Ysác; Đức Chúa Trời là Đấng đã đi cùng ông; Đức Chúa Trời của con trai ông; và Đức Chúa Trời của các cháu ông là Épraim và Manase.

Bạn mong muốn kết thúc những ngày trên đất nầy như thế nào? Chúa ban cho chúng ta để chúng ta cũng có thể làm như Giacốp, thờ phượng Chúa trong khi nhìn thấy cả nhà mình đều bước đi trong đường lối Ngài. Vào ngày đo, điều quan trọng sẽ là những kỷ niệm mà chúng ta để lại cho con cháu mình và gia đình mình trên bước đường đã trải qua trên thế giới nầy. Niềm hy vọng của tôi là các con tôi có thể nói được rằng: “Bố là một con người vĩ đại của Đức Chúa Trời . Bố đã dạy chúng ta ý nghĩa của việc làm một Cơ Đốc Nhân .”

Chúa phán trong lời Ngài rằng: “Hãy tin Đức Chúa Jêsus thì ngươi và cả nhà ngươi sẽ được cứu ” (Cong 16:31). Nếu hiện bây giờ gia đình bạn đang phải trải qua những khó khăn, hãy nắm lấy lời hứa nầy của Chúa. Hãy quở trách những sự kiện cáo của kẻ ác, và hãy tin rằng bạn có thể được nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trong cả nhà mình.

Trong những ngày sau rốt nầy Đức Chúa Trời đã hứa một sự xức dầu để khôi phục lại gia đình.

BETTY – Mt Ph N Ca Chúa

TRONG SỐ NHỮNG NGƯỜI đã đem lại phước hạnh cho tôi, tôi xin dành riêng một chỗ hết sức đặc biệt cho một người, mà sau Chúa,chắc chắn là người tôi yêu quý nhất và là người tôi mắc nợ nhiều nhất, Betty, người vợ dịu dàng của tôi.

Đức Chúa Trời đã ban cho tôi một người vợ thật vĩ đại, một người nữ luôn luôn khích lệ tôi và cầu nguyện dư dật cho tôi. Tôi không bao giờ nghe nàng nói rằng: “Mọi việc chẳng ra sao cả! Anh chẳng lo chu cấp những nhu cầu của em.” Ngược lại, nàng có đức tính biết chờ đợi tôi và biết cách phải chờ đợi sự hành động của Chúa trên đời sống chúng tôi như thế nào. Nàng có được sự kết hợp đẹp đẽ giữa sự dịu dàng và sự kiên quyết, là điều đã khiến nàng trở thành một người hỗ trợ đích thực cho chức vụ của tôi một cách thật mạnh mẽ. Khi các buổi thờ phượng kết thúc, tôi hỏi Betty mọi sự diễn ra thế nào, nàng thường chỉ ra một lỗi lầm hoặc khuyết điểm nào đó, để giúp tôi duy trì sự quân bình thuộc linh. Kẻ thù thường tìm cách “thổi phồng” các ý tưởng trong đầu chúng tôi và nhét đầy kiêu ngạo trong lòng chúng tôi; nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho tôi một người vợ, một công cụ của Ngài, hầu cho tôi không có cái nhìn sai trật về chính mình.

Bạn mong muốn kết thc những ngy trn đất của mình như thế no ? Vo ngy đo ,điều quan trọng sẽ l những kỷ niệm m chng ta để lại cho con ci v gia đình mình trn con đường mình đ đi qua thế giới nầy .

Khi còn trẻ tôi đã cầu nguyện thật cụ thể với Chúa để bày tỏ cho tôi ý muốn của Ngài về người vợ tương lai của mình. Tôi đã gặp Betty tại một kỳ trại, và nàng đã gây được ảnh hưởng mạnh mẽ trên tôi. Tôi quan sát nàng khi nàng hướng dẫn ban hát trong Hội Thánh của mình và tôi đã quyết định muốn gặp gỡ nàng. Chúng tôi chỉ trao đổi một vài lời khi tôi khám phá ra nàng là một thiếu nữ trẻ yêu kính Chúa hơn cả tôi và đã dâng mình để thực hiện ý muốn của Ngài.

Betty đã dâng đời sống mình cho Chúa Cứu Thế Jêsus trong tuổi mới lớn. Trước đây cô luôn được nghe về sự hy sinh của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá, nhưng cô không hiểu ý nghĩa của sự chết Ngài cho đến khi một người cậu tin Chúa giảng Phúc âm cho cô năm cô mười ba tuổi. Mặc dầu tuổi còn nhỏ, cô đã hiểu thế nào là nỗi sợ hãi và sự thiếu mất niềm hy vọng, thiếu mất tình yêu thương. Đặc biệt nỗi sợ hãi đã hãm áp cô, và cô cảm thấy kinh hoàng trong ban đêm. Đôi khi không hiểu tại sao, những cơn kích động và chứng hung hăng đã áp đảo cô. Mẹ cô, trong khi tìm kiếm một giải pháp cho những nan đề của gia đình đã tham dự nhiều buổi thờ cúng ma thuật. Gia đình cô là một địa ngục của những sự lăng mạ và xung đột, nơi kẻ thù tự do hoành hành. Một ngày nọ ánh sáng của Tin lành đã chiếu rọi vào những tấm lòng ấy. Betty là người đầu tiên tiếp nhận Chúa là Chúa Cứu Thế đời sống mình, sau đó cả gia đình đều đã kinh nghiệm tình yêu của Ngài. Cô lập tức bắt đầu hầu việc Chúa, truyền giảng trong các khu vực thất nghiệp và có mức sống thấp trong nước.

Tôi bị thu hút bởi uy quyền thuộc linh mà cô ta có bất chấp việc cô còn rất trẻ. Đức Chúa Trời đã sử dụng cô (và vẫn còn tiếp tục sử dụng cô một cách lớn lao) trong việc thờ phượng và ngợi khen. Trong những ngày đo, cô cũng là trưởng ban thanh niên trong Hội Thánh của mình. Cuộc đối thoại ngắn ngủi đã dấy lên trong tôi một ao ước muốn gặp lại cô. Một ngày no, mới chỉ biết được tên con đường nhà cô, tôi bắt đầu tìm kiếm cô. Và tôi đã tìm được cô! Sau khi hỏi thăm nhiều người, tôi đến được cửa hàng tạp hóa của ông Don Victorio, một người Ý bảo hộ, ông ta không dễ gì mà trao con gái mình cho bất cứ một anh chàng trẻ tuổi nào.

Tôi chào hỏi ông Don Victorio và cố gắng hết sức để gây được một ấn tượng tốt với ông về sự xứng hợp của tôi: “Tên cháu là Claudio Freidzon, cháu là một sinh viên thần học và là một trưởng ban thanh niên trong Hội Thánh của cháu, cháu muốn được nói chuyện với Betty.”

Ông nói “Halelugia. Betty đang dự buổi nhóm cầu nguyện ở nhà chúng tôi. Nếu cháu muốn ở lại, cháu có thể chia sẻ một vài lời Chúa với chúng tôi.”

Tôi trả lời: “Không ạ, cháu cám ơn. Cháu sẽ để lại số điện thoại của cháu. Cháu hy vọng con gái bác sẽ gọi điện thoại cho cháu.”

Tuần lễ ấy sao mà dài vô tận! Thế rồi ngày nọ, chiếc loa phóng thanh trong chủng viện thông báo rằng tôi có điện thoại. Tôi phóng đến để trả lời. Chính là Betty! Tôi tránh né sự tò mò của các bạn sinh viên và quyết định sẽ tìm cách thân quen với nàng. Chúng tôi bắt đầu một tình bạn mà đã tiến triển thành mối quan hệ tìm hiểu và cuối cùng đã kết thúc trong hôn nhân.

Betty đã yêu thương tôi nhiều năm trước đó. Ở bên cạnh tôi, nàng phải chịu đựng mọi sự – từ việc không có lò sưởi và phải dùng chung phòng tắm với cả hội thánh. Đến việc phải dùng áo quần mượn. Nàng không bao giờ gây sức ép trên tôi bằng bất cứ hình thức nào. Bố của nàng đã làm việc từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn để cho nàng những gì tốt nhất. Ông luôn luôn đối xử với nàng như một cô công chúa. Khi Betty kết hôn với tôi, tôi không có gì để tặng cho nàng cả. Chúng tôi thiếu thốn những thứ cơ bản nhất như là vòi tắm trong phòng tắm hoặc một chỗ thích đáng để giặt áo quần nhưng điều đẹp đẽ hơn hết trong mối quan hệ của chúng tôi là sau nhiều năm hoạn nạn và đắc thắng, tình yêu của Betty vẫn là tình yêu vô điều kiện như bao giờ. Sau những giờ vinh quang trong chiến dịch truyền giảng ở sân vận động Velez Sarsfield trước sáu mươi lăm ngàn người nàng không nói cùng tôi rằng: “Claudio Freidzon nầy, bây giờ em yêu anh nhiều hơn.” Nàng yêu tôi giống như đã yêu tôi khi chúng tôi thiếu thốn mọi thứ cơ bản. Bởi nàng không yêu những gì tôi có, mà nàng yêu chính con người tôi.

Chúng tôi đã kết hôn nhiều năm, song tôi sẽ chẳng bao giờ có đủ lời để bày tỏ cho Betty nàng có ý nghĩa đối với tôi như thế nào. Chúng tôi có mối quan hệ thật quý báu, chúng tôi biết trò chuyện với nhau, làm việc, và chung sống với nhau.

Đôi khi Betty nhắc nhở tơi : “Claudio nầy , hy nĩi anh yu em đi .” Điều đó cũng giống như mối quan hệ của chng ta với Đức Cha Trời . Ngi muốn nghe chng ta nĩi mỗi ngy : “Lạy Cha chng con yu Ngi . Đối với con Ngi quan trọng hơn bất cứ điều gì khc .”

Một dịp nọ, tôi được mời ra mắt trên chương trình truyền hình Cơ Đốc có tên gọi là Club 700 (Câu lạc bộ 700). Người chủ mời đã hỏi tôi: “Làm thế nào để chúng ta đi từ sự cầu nguyện bình thường đến một mối tương giao thân mật với Đức Thánh Linh.” Câu trả lời mà tôi đưa ra có liên quan đến đời sống hôn nhân.

Chúng ta có thể sống với nhau như vợ với chồng nhưng không nói cho nhau về tình yêu thương mà chúng ta dành cho nhau. Đôi khi Betty phải nhắc nhở tôi: “Anh Claudio, Hãy nói với em là anh yêu em.” Điều nầy cũng giống như mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời. Ngài muốn nghe chúng ta nói mỗi ngày: “Lạy Chúa con yêu Ngài. Ngài quan trọng hơn bất cứ điều gì khác đối với con.”

Điều quý nhất mà Đức Chúa Trời ban cho tôi chính là gia đình của tôi: vợ tôi, Betty, và các con yêu quý của chúng tôi: Daniela, Sebastián, và Ezequiel.

Nhìn Vào Bên Trong

ĐÔI KHI CHÚNG TA phạm phải sai lầm vì nghĩ rằng điều tốt nhất nằm bên ngoài gia đình hay bên ngoài Hội Thánh. Chúng ta không quý trọng những người thật sự yêu thương chúng ta, những người đã chăm sóc chúng ta và khích lệ chúng ta, hoặc những người đã khóc vì chúng ta.

Đôi khi chúng ta mắc phải sai lầm vì nghĩ rằng những điều tốt nhất nằm bên ngồi gia đình hoặc bên ngồi Hội Thánh . Chng ta không đánh giá đúng những người thật sự yêu thương chúng ta .

Trong suốt hai năm tôi đi đây đó khắp đất nước mình và trên thế giới với một tốc độ căng thẳng. Tôi chỉ về nhà vào những ngày cuối tuần. Tôi khó mà có thời gian cho con cái hoặc cho các anh em đồng công trong Hội Thánh. Tôi trở về từ các chuyến đi và thuật lại cho họ những chiến dịch truyền giảng trên thế giới. Tấm lòng và tâm trí tôi đều hướng về các hoạt động ấy. Tôi có cảm tưởng như thể mình chỉ ghé ngang qua nhà của mình mà thôi.

Tôi thật cảm tạ Chúa vì việc Hội Thánh đã chịu đựng điều đó và đã lớn lên.

Đang khi trở về từ một chiến dịch truyền giảng ở tại Phi Châu, nơi tôi đã hầu việc Chúa thành công, tôi cảm thấy trong lòng mình có điều gì đó đang thất bại, rằng tôi phải sửa lại một vài điều và tái định hướng tiến trình.

Đó là khi tôi nhận được lời từ Đức Chúa Trời. Cách đây khá lâu có một người trong hội chúng của tôi trao cho tôi một lá thư. Các túi áo tôi giữ đầy các lá thư và những lời xin cầu nguyện, và tôi đã đọc các bức thư ấy một cách kỹ lưỡng, từng lá thư một. Bức thư đặc biệt nầy do một phụ nữ viết, và bà cố giấu tên mình. Bà viết rằng: “Với lòng kính trọng, sau sáu tháng cầu nguyện, tôi xin gởi đến ông khúc Kinh Thánh dưới đây.” Đó là thư II Samuên 19. Tôi tìm xem đoạn Kinh Thánh ấy và khi tôi đọc lời Chúa, điều nầy trở thành một tiếng nói trong lòng tôi, một lời rõ ràng dành cho đời sống tôi. Phần Kinh Thánh ký thuật nhắc đến một sự việc khủng khiếp trong gia đình đã ảnh hưởng đến vua Đavít. Con trai ông là Ápsalôm đã dấy loạn nghịch cùng vương quyền của ông, và đã tổ chức một quân đội để truất phế Đavít và tự lập mình lên làm vua. Quân đội của Đavít, được lệnh của tướng Giôáp, đã chiến trận và đánh bại Ápsalôm. Anh ta chết ngoài mặt trận. Khi vua Đavít đã hay rằng người con loạn nghịch của mình đã chết, thì than khóc anh ta. Khi các binh lính tiến vào thành cách khải hoàn, họ bị bối rối bởi chiến thắng của họ trong tình huống ấy. IISa 19:2-4 chép rằng:

y vy chính trong ngày đó s thng trn bèn đi ra s thm su cho c dân s ; vì dân s đã nghe nói rng vua rt bun bc v s chết ca con vua . Nên ni trong ngay đó , dân s lén tr vào thành dường như mt đo binh mc c vì đã trn khi chiến trn . Vua trùm mt , la ln tiếng rng : Ôi Ápsalôm con trai ta ! Ôi Ápsalôm con trai ta ! Con trai ta !”

Khi tướng Giôáp hiểu được điều đang xảy ra, ông đến gặp vua Đavít và khuyên vua cách cứng rắn:

“Ngày nay vua làm h mt các k tôi t vua là nhng người chính ngày nay đã cu mng sng ca vua , ca các con trai và các con gái vua , luôn đến cu mng sng ca các v và hu vua na . Vy vua thương nhng người ghét vua , và ghét nhng người thương vua ; vì vua mi t ra rng nhng quan trưởng và các tôi t ca vua chng ra chi vi vua . Rày tôi biết rõ ràng nếu Ápsalôm còn sng và chúng tôi ngày nay đu chết hết thy thì va ý vua . Thà vua chi dy đi ra nói nhng li gic các tôi t vua ; vì tôi ch Đc Giêhôva mà th rng , nếu vua không chườn ra , thì đêm nay không còn mt người nào bên vua ; và tai nn y s còn trng hơn các tai nn khác đã xy đến cho vua t khi thơ u ti ngày nay

19:5-7.

Khi những dòng chữ “Các tai nạn từ khi thơ ấu” đến với ký ức của tôi. Tôi nhớ lại sự cô độc, những điều mà trước kia tôi không có nhưng bây giờ tôi có: Những anh em nhân sự tuyệt vời, một gia đình thật quý báu, những đứa con thật đáng yêu. Chúng ta phải công nhận rằng nhiều khi chúng ta có những cái nhìn sai trật. Chúng ta giải thích rằng phải cống hiến những điều tốt đẹp nhất của mình cho người ở bên ngoài vòng môi trường hằng ngày của mình và những gì tệ hại nhất cho những người ở bên trong. Giôáp đã nói với Đavít rằng: Ngày nay vua đã chứng tỏ cho tôi thấy rằng vua yêu những người ghét vua và ghét những người yêu vua.

Có nhiều người nam rất ưu ái và thường mỉm cười với mọi người ngoại trừ gia đình của họ. Bên ngoài gia đình họ là những con người tử tế, tốt bụng, họ chịu lắng nghe mọi người; họ cho mượn tiền, nhưng đối với gia đình mình thì họ tỏ ra không kiên nhẫn dễ nổi nóng và hờ hững.

Khi tôi ngẫm nghĩ về những điều nầy, tôi nghĩ: mình thật là dại dột quá chừng ! Tôi nhận ra rằng Hội Thánh của mình và các anh em nhân sự của tôi là những người đã đảm nhận chức vụ của tôi như thể của chính họ cũng cần đến tôi. Tôi phải nói với họ rằng: “Tôi yêu quý tất cả các bạn. Cảm ơn các bạn vì những gì các bạn đã làm. Cảm ơn các bạn vì đã bảo vệ cho tôi vì đã chăm sóc các con tôi trong khi tôi vắng mặt. Các bạn thật quan trọng đối với tôi, tôi không có gì phi thường hơn các bạn cả.” Thế giới có thể yêu thương tôi vì cớ những gì tôi có – nhưng ở tại gia đình tôi được yêu quý vì cớ chính con người của mình.

Ưu tiên của Chúa chính là gia đình. Một người là Cơ Đốc Nhân tốt ở tại nhà thì sẽ là một Cơ Đốc Nhân tốt ở mọi nơi. Con người thật của chúng ta được bày tỏ rõ ràng trong nơi kín đáo, nơi mà chúng ta có các mối quan hệ gần gũi thân mật. Sự hiện diện của Chúa trong đời sống mình giúp chúng ta đánh giá đúng những gì Ngài đã ban cho chúng ta. Đức Chúa Trời luôn đòi hỏi chúng ta phải chăm sóc gia đình mình, phải công nhận những người luôn ở bên cạnh chúng ta. Trong một chiến dịch truyền giảng chúng tôi tổ chức ở thành phố Salta tại miền Bắc Argentine, có điều gì đó thật lớn lao để chứng tỏ sự đánh giá cao của Đức Chúa Trời dành sự trân trọng cho những bà vợ của các mục sư.

Ưu tin của Đức Cha Trời là gia đình . Người nói là Cơ Đốc Nhân tốt ở tại nhà thì cũng sẽ là một Cơ Đốc Nhn tốt ở mọi nơi .

Khi tôi tổ chức các chiến dịch truyền giảng, tôi thường dành một vài phút để cầu nguyện đặc biệt cho vợ của các mục sư. Những người phụ nữ nầy thi hành một chức vụ hầu việc thật đáng kể vì nước của Đức Chúa Trời và cùng với chồng, họ phải chịu đựng những áp lực trong công việc Chúa. Tôi vui mừng vì Chúa làm tươi mới họ bởi Đức Thánh Linh, vì tôi biết họ cần Ngài nhiều biết bao.

Vợ của tất cả các mục sư đã bước lên phía trước tòa giảng và họ đang ngợi khen Đức Chúa Trời. Vào giờ phút ấy tôi đang hầu việc Chúa cùng với Betty, và những phụ nữ nầy đang nhận được nhiều điều từ nơi Chúa. Thình lình một luồng gió nhẹ bắt đầu thổi. Những người nữ nầy phải giữ lấy áo váy khi cơn gió nhẹ thổi tung chúng. Thật hết sức kỳ diệu vì chỗ ấy hoàn toàn đóng các cửa! Tôi tin đó là những dấu kỳ nhỏ về tình yêu của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang gây dựng họ, đang nói với từng người trong số họ rằng: “Dầu những người khác có thể không xem trọng các con, đối với Ta các con có giá trị lớn, và Ta ban phước cho các con bởi sự hiện diện của Ta.”

Giờ đã đến để chúng ta cũng làm giống như vậy.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here