Home Sách Trực Tuyến Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài – Sâu Hơn Trong Dòng Sông

Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài – Sâu Hơn Trong Dòng Sông

0
Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài – Sâu Hơn Trong Dòng Sông

Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài

Tác giả: Claudio Freidzon

  1. Hun Luyn Trong Đng Vng
  2. Tiến Lên Phía Trước
  3. “Con Mun Loi La y”
  4. Sâu Hơn Trong Dòng Sông
  5. Nhng Phép L Ca Đc Chúa Tri
  6. Ch Vì Mt Chiếc Mung Nh
  7. Quen Thuc Vi S Vinh Hin Ca Đc Chúa Tri
  8.  Được Biến Nên Vinh Hin
  9. Mãi Mãi Trong S Vinh Hin
  10. Lòng Say Mê Đc Chúa Tri

Sâu Hơn Trong Dòng Sông

CHÚNG TA PHẢI TIẾP TỤC lớn lên theo đúng các trình tự của Đức Chúa Trời. Ngài có các giai đoạn kỳ diệu dành cho chúng ta để đạt đến và khám phá ra. Chúa phán: “Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ trả lời cho , Ta sẽ tỏ cho ngươi những việc lớn và khó là những việc ngươi chưa từng biết .” (Gie 33:3).

Khi chúng ta bước vào dòng sông của Đức Chúa Trời, Ngài mời chúng ta bước xuống các dòng nước sâu hơn để đạt đến các mục tiêu mới. Đôi khi chúng ta tưởng rằng mình đã đạt đến đáy, trong khi thật ra dòng nước chỉ mới đến mắt cá chân. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta hãy lớn lên trong sự lệ thuộc và trong mối tương giao với Ngài. Sự tái sanh và báp tem bằng Thánh Linh của chúng ta chỉ mới là sự bắt đầu. Đức Thánh Linh phán rằng: “Đừng thỏa lòng với điều mà con đã nhận lãnh. Ta là dòng sông. Hãy tiếp tục lặn ngụp sâu hơn và sâu hơn nữa trong dòng nước.” Êxêchiên đoạn 47 mô tả hình ảnh đẹp đẽ nầy.” Êxêchiên đã lội trong dòng nước đến mắt cá, đến đầu gối, thậm chí đến ngang hông. Cuối cùng ông kêu lên: “Bấy giờ là một con sông, ta không lội qua được; vì nước đã lên, phải đạp bơi, ấy là một con sông mà người ta không có thể lội qua.” (Exe 47:45). Thật là một kinh nghiệm phước hạnh! Khi nhà tiên tri đã ở trong dòng nước sâu rồi, ông đã thấy những việc mà trước đây ông không biết. “Khi đến đó rồi, nầy, bên nầy và bên kia bờ sông có cây rất nhiều. Người bảo ta rằng: Những nước nầy chảy thẳng về phương đông, xuống nơi đồng bằng, và chảy về biển; và khi đã chảy về biển , nước sẽ trở nên ngọt . Khắp nơi nào sông ấy chảy đến, thì mọi vật hay sống , tức là vật động trong nước , đều sẽ được sống ; và ở đó sẽ có loài cá rất nhiều . Nước ấy đã đến đó thì nước biển trở nên ngọt , và khắp nơi nào sông ấy chảy đến thì mọi vật sẽ sống ở đó .” (47:7-9). Đây là một bài học rõ ràng. Khi chúng ta ở trong các độ sâu của dòng sông, không thể chạm đến đáy, dòng nước của Thánh Linh đưa chúng ta đến nơi Chúa muốn chúng ta có mặt. Tại đó chúng tôi đã khám phá sự sống dư dật.

Thánh Linh phán rằng đừng thỏa mãn với điều con đã nhận lảnh . “Ta là dòng sông . Hy tiếp tục lặn ngụp sâu hơn và sâu hơn nữa trong dòng nước ”

Chúng ta đừng ở gần bờ sông. Chúng ta hãy đi tới một mối quan hệ mới với Đức Chúa Trời. Bởi sự thân mật với Chúa Cứu Thế Jêsus, chúng ta sẽ gặt được một mùa gặt phi thường, một mùa giặt bội thu. Chúng ta sẽ trở thành những nhân vật quan trọng trong nước của Ngài.

Điều nầy là kinh nghiệm của tôi. Chúa đã kêu gọi tôi đến các dòng nước sâu hơn, để bước đi qua những giai đoạn mới mẻ. Khi gặp Ngài, tôi khám phá rằng “mình được dòng sông Ngài mang đi,” Ngài có thể dùng tôi như một công cụ quyền năng để ban phước cho những người khác. Bạn cũng có thể kinh nghiệm điều đó!

Hành Động Mới Mẻ Của Đức Thánh Linh Tại Argentine

NĂM 1992 TƯỢNG TRƯNG CHO một giai đoạn mới trong chức vụ của tôi. Đức ChúaTrời đã đặt muối vào lưỡi tôi, gây ra một sự khao khát thuộc linh ở mức độ lớn – một sự khao khát về Thánh Linh! không những Ngài đổ đầy chén tôi bằng Đức Thánh Linh mà Ngài còn làm cho Đức Thánh Linh tuôn tràn đến những người khác nữa.

Điều đã bắt đầu trong lòng tôi vốn là sự tìm kiếm của một cá nhân đã phát triển để ảnh hưởng mạnh mẽ đến những đám đông đến cùng Hội thánh chúng tôi để uống từ Đức Thánh Linh. Những đám đông từ khắp đất nước, thậm chí từ các quốc gia khác, đã đến để nhận lãnh nhiều hơn từ nơi Đức Chúa Trời mà không có một lời mời hoặc công bố nào cả. Đó là một hành động tự phát của Thánh Linh, là điều đã nhóm chúng tôi lại với nhau để tổ chức một buổi lễ vinh diệu. Những thời điểm phục hồi ấy và quyền năng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời đã dẫn tôi đến chỗ kêu lên rằng: “Điều nầy hết sức mạnh mẽ! Sự hiện diện của Ngài thật quá sức mạnh mẽ!” Tôi chưa bao giờ hình dung mình lại có được những kinh nghiệm như thế.

Donald Exley, là vị giám sát của tất cả các hội truyền giáo Hoa Kỳ thuộc Hội Thánh Ngũ Tuần của Đức Chúa Trời ở tại Southern Cone, là một người của Đức Chúa Trời, ông được mọi người hết sức tôn kính. Con người nầy cùng với Brad Waltz, đã viết một bài báo cho tờ Mountain Movers , tờ báo của các hội truyền giáo nước ngoài thuộc Hội Thánh Ngũ Tuần của Đức Chúa Trời, về sự hầu việc của chúng tôi trong những ngày ấy. Tựa đề của bài báo là “Một Đợt Sóng Mới Mẻ của Đức Thánh Linh”. Một phần trong bài tường thuật của họ được bao gồm dưới đây:

Khi Claudio trở về Hội Thánh của mình một sự hiện diện lạ thường của Đức Thánh Linh đã đi kèm theo ông trong các buổi nhóm. Khi hội chúng bắt đầu thờ phượng, một số người trông như thể họ đã uống say Đức Thánh Linh và không thể giữ được mình; những người khác cười lớn trong Thánh Linh hoặc té ngã dưới quyền năng của Đức Chúa Trời. Mỗi buổi nhóm kéo dài sáu hoặc bảy tiếng đồng hồ. Bên ngoài hàng trăm người đã chờ đợi trong những hàng người kéo dài chung quanh nhà thờ để được vào.

Những bài làm chứng về những sự tỏ ra lạ lùng lan truyền đi, và các mục sư từ các giáo phái khác đã đến để chứng kiến điều đang xảy ra. Khi Claudio cầu nguyện cho các mục sư, họ nhận được sự xức dầu tươi mới, là điều họ đã đem trở về Hội Thánh của họ. Cuối cùng, để tổ chức buổi nhóm cho các đám đông, Claudio đã thuê một sân vận động sáu ngàn chỗ ngồi gần nhà thơ. Vào mỗi buổi chiều thứ ba tại sân vận động nầy, ông đã tổ chức những buổi nhóm đặc biệt dành cho các mục sư và cho những người thuộc các giáo phái khác. Ông xin họ đừng tham gia Hội Thánh của ông bởi vì các đám đông đã vượt quá không gian Hội Thánh có thể tiếp đón.

Một đặc điểm của cuộc thức tỉnh nầy là sự nhấn mạnh về sự thờ phượng và ngợi khen Chúa. Các nhà truyền giáo tường thuật rằng sự vinh hiển của Đức Chúa Trời dường như ngự trị trên các buổi nhóm. Một số người đã khóc lóc trong suốt buổi nhóm; những người khác thì vui cười. Sự xức dầu đến qua việc thờ phượng và ngợi khen. Claudio nói rằng: “Sự hiện diện của Chúa đã ngự xuống khi chúng tôi lao mình vào và chìm ngập trong sự thờ phượng.”

Cuộc thức tỉnh mang lại lòng khao khát Chúa được đã phục hồi, là bằng chứng rõ ràng bởi những giọt nước mắt ăn năn mà các mục sư cũng như những nhân sự đã tuôn đổ. Sự thánh khiết cá nhân được nhấn mạnh đã làm thay đổi lối sống của nhiều người. Thời gian xem Tivi ít đi. Các mục sư đã nói về những giờ họ dành ra để cầu nguyện cũng như những niềm vui mới trong chức vụ hầu việc của họ.

Vào tháng mười hai năm 1992 mục sư Claudio đã thuê một phòng thính giả mười hai ngàn chỗ ngồi, nơi rộng lớn nhất ở tại Buenos Aires để tổ chức một buổi nhóm. Khi căn phòng đã đầy chật và cảnh sát đã đóng các cánh cổng, hai mươi lăm ngàn người vẫn còn đang đứng đợi ở bên ngoài. Hai đại lộ chính đã đông nghẹt, và người ta phải chờ đợi ở đó trong ba tiếng đồng hồ để dự buổi nhóm thứ hai. Trong số những người chờ đợi bên ngoài, cách phòng thính giả hai dãy phố, một người phụ nữ giàu có chưa được cứu và cảm thấy hết sức khổ sở đang định tự tử. Quyền năng của Đức Chúa Trời đã chạm đến bà, và bà té xuống đất. Những người tin Chúa tụ tập chung quanh bà và đã hướng dẫn bà đến với Chúa Cứu Thế Jêsus.

Một tuần lễ sau bà làm chứng lại điều Chúa đã thi thố qua đời sống bà. Dầu cuộc thức tỉnh bắt đầu ở Hội Thánh của Mục sư Claudio, nó đã lan rộng đến hàng trăm mục sư và hội thánh khác.

Đức Chúa Trời đang sai đến một ngọn gió mát và những giai đoạn tươi mới cho dân sự Ngài.

Brad Waltz đã cho in một bài báo thật thú vị về các sự kiện được đề cập đến ở các đoạn trước. Trong đó ông đã nói với những người Hoa Kỳ bằng cách hỏi rằng:

Hội Thánh Hoa Kỳ có thể học được gì từ cuộc phục hưng Argentine? Những người Ngũ Tuần Hoa Kỳ gần gũi như thế nào với nguồn gốc của họ?

Nếu cuộc phục hưng ở phố Azusa xảy ra một lần nữa, thì chúng ta sẽ cởi mở như thế nào đối với những sự bày tỏ thuộc linh đã dẫn đến sự hình thành phong trào Ngũ Tuần của chúng ta?

Năm ngoái khi chúng ta rời Argentine, nhóm những Cơ Đốc Nhân đã đến từ Hoa Kỳ đã nói rằng: “Các tín hữu Argentine đã cầu nguyện cho chúng ta, cũng như các anh chị em Hoa Kỳ đã cầu nguyện cho chúng ta khi chúng ta được sai đến Argentine năm năm về trước. Họ cầu nguyện rằng “Chúng ta sẽ mang về Hoa Kỳ một phần cuộc phục hưng đang xảy ra ở tại Argentine.” Liệu Hội Thánh Hoa Kỳ có học được điều gì từ cuộc phục hưng Argentine không.

1. Cuộc phục hưng Argentine không tỉ mỉ cũng không ngăn nắp . Người Mỹ thích mọi thứ đều phải được tổ chức cẩn thận và chuẩn bị trước cách đầy đủ. Chúng ta có muốn dẹp sang một bên chương trình của mình và để Đức Chúa Trời hành động không? Trong I Vua 8:10-11 một sự kiện được thuật lại khi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời dầy dẫy đền thờ đến nỗi các thầy tế lễ không thể đi lại để làm các công việc của họ. Khi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ngự xuống trên các Hội Thánh, nó làm gián đoạn các hoạt động bình thường. Chúng ta có thể dẹp sang một bên nhu cầu dự kiến trước của mình không?

2. Chúng ta không thể sống với quá khứ . Những câu chuyện về những gì đã xảy ra ở tại phố Azusa sẽ không làm thỏa mãn thế hệ hiện nay. Thế hệ nầy muốn được kinh nghiệm sự hành động của Đức Chúa Trời ngày hôm nay.

3. Chúng ta không thể cho phép những biểu hiện thuộc thể mà chúng ta không hiểu hoặc làm chúng ta khó chịu cản trở chúng ta không nhận thấy điều Chúa đang làm . Đôi khi chúng ta ngạc nhiên bởi vì những kinh nghiệm chúng ta chứng kiến không phù hợp với truyền thống của chúng ta. Những người tiên phong trong Hội Thánh Ngũ Tuần của chúng ta đã bị gọi là “những thánh nhân ồn ào” bởi vì họ không giữ các buổi nhóm thờ phượng thụ động, yên lặng, và trật tự.

4. Đức Chúa Trời có thể dạy chúng ta qua con cái thuộc linh của mình . Đôi khi, chúng ta, những người Hoa Kỳ, xem xét các mối quan hệ của mình với những dân tộc khác thông qua mẫu mực cha con. Chúng ta thấy chính mình như là một người bề trên trưởng thành hơn, còn các Hội Thánh ở tại các quốc gia khác thì mới trưởng thành. Chúng ta cần nhìn xem sự gia tăng nhanh chóng dồi dào của họ và tự hỏi: Họ đang làm gì để lớn lên? Chúng ta có thể học được gì từ nơi họ? Một trong những điều mà Hội Thánh Argentine có thể dạy chúng ta đó là cách trở nên những người Ngũ Tuần không sợ hãi, và kinh nghiệm quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời một cách đều đặn. Họ có thể bảo: “Chúng tôi chỉ làm điều các bạn dạy chúng tôi. Chúng tôi đang để cho Thánh Linh trở nên quan trọng hơn là khả năng và sự khôn ngoan của loài người.”

Chúng ta những người Hoa Kỳ, cần sự rờ đụng tươi mới từ nơi Chúa, để hà hơi sống vào một thế hệ chưa kinh nghiệm đường phố Azusa của riêng nó.

Vợ tôi đã nhận xét: “Khi em tìm kiếm Chúa tại đền thờ cùng với các tín hữu ở Argentine, em thấy em không phải là một nhà truyền giáo hoặc một người nào đó với một tước hiệu đặc biệt. Em chỉ là người cần sự rờ đụng từ nơi Chúa giống như bất cứ người nào khác.”

Chúng ta những người Hoa kỳ, không đặc biệt theo bất cứ cách nào cả. Chúng ta là những người thiếu thốn. Đã nhiều năm, Hội Thánh Hoa Kỳ vẫn cầu nguyện cho Argentine; bây giờ Hội Thánh Argentine đang cầu nguyện cho chúng ta. Liệu chúng ta có duy trì được sự sống trong Thánh Linh đã ban sự dứt dấy cho phong trào của mình, hay chúng ta đã biến nó trở thành một tổ chức trong đó mục tiêu chính là sự sống còn của chính mình không?

Nguyện Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của những người Argentine nầy và ban cho thế hệ của những người Hoa Kỳ sự tươi mới thuộc linh!

Đó là cách những nhà truyền giáo nầy đã tóm tắt sự phục hưng tâm linh mới mẻ mà chúng ta đang được hưởng tại Argentine và nhìn xem cuộc phục hưng ấy khi nó lan tràn đến các phần khác của thế giới.

Thật Tốt Lành Và Dễ Chịu Làm Sao!

NHIỀU NGƯỜI VẪN HỎI TÔI: “Bí quyết nào đã cho phép ông được sống trong một kinh nghiệm như thế?”

Tôi thường trả lời: “Cầu xin sự giúp đỡ, và biết cách để đón nhận từ những người khác.” Chúng ta biết rằng mình phải có một mối liên hệ mật thiết với Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta không luôn luôn quý trọng những ích lợi của sự hiệp một.

Thithiên 133 dạy chúng ta rằng sự xức dầu của Chúa trên đời sống chúng ta lệ thuộc vào_ một mức độ lớn_ sự hòa hiệp của chúng ta với thân thể Đấng Christ. Lẽ thật nầy đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống riêng của tôi suốt nhiều năm và dẫn đến chức vụ hiện nay của tôi. Chúng ta hãy phân tích đoạn Kinh Thánh nầy. Tác giả Thithiên trình bày một hình ảnh về Hội Thánh như là một gia đình. “Kìa anh em ăn ở hòa thuận (hiệp một) nhau thật tốt đẹp thay .” (Thi 133:1) chúng ta phải hết sức cẩn thận duy trì một tinh thần hiệp một và tình yêu thương anh em. Trong Hội Thánh chúng tôi nhấn mạnh đến điểm nầy và khích lệ, qua các nhóm môn đệ hóa và các nhóm dưỡng linh, một bầu không khí gia đình của tình yêu thương, là điều hết sức cần thiết cho sự tăng trưởng lành mạnh.

Nhưng một bầu không khí yêu thương cũng quan trọng giữa vòng những người hầu việc Chúa. Khi Đức Chúa Trời khởi xướng sự hành động mới mẻ nầy của Thánh Linh ở tại Argentine, tôi là một trưởng lão của Hội Thánh Ngũ Tuần Đức Chúa Trời tại thành phố Buenos Aires. Với lòng biết ơn tôi nhớ những thời gian tốt đẹp chúng tôi được hưởng tại các buổi nhóm của các anh em trưởng lão của chúng tôi. Chúng tôi thường cầu nguyện và tìm kiếm điều tốt nhất vì cớ Chúa. Chúng tôi hoạch định các hoạt động và các buổi nhóm thông công dành cho các mục sư và các hoạt động, cũng như những buổi nhóm được tổ chức trong quận của tôi với các anh em đồng công quý báu và các bạn hữu là các anh em đồng lao trong công việc Chúa. Chúng tôi thường gặp nhau để dùng các bữa điểm tâm công tác, các buổi nhóm cầu nguyện, các buổi đi ra ngoài đồng quê nơi đó chúng tôi chơi đá bóng, trò chuyện với nhau về những khó khăn, và học tập lẫn nhau. Thật dễ chịu và tốt đẹp khi các anh em sống với nhau trong sự hiệp một, quý trọng những anh em chị em mà Chúa đã ban cho mình.

Chim bồ câu của Đức Thnh Linh ngự trên những người nam người nữ nhu mì và hay tha thứ . Sự cay đắng , kiện cáo , buồn giận và chỉ trích làm buồn lòng Đức Thánh Linh .

Đức Thánh Linh cũng giống như dầu quý giá được đổ ra trên đầu của Arôn, chảy xuống râu ông và đến trôn áo của chức tế lễ của ông (153:2).

Có ba yêu cầu để đạt được sự xức dầu của Chúa trên đời sống chúng ta.

1. Chúng ta phải hiệp một trong tình yêu thương (Eph 4:1-3)

Chim bồ câu của Thánh Linh Đức Chúa Trời ngự trị trên những người nam người nữ nhu mì và hay tha thứ. Sự cay đắng, những lời kiện cáo, sự buồn giận, và tinh thần chỉ trích làm buồn lòng Đức Thánh Linh. Khi sự hiệp một bị rạn nứt, chúng ta không còn ở trong chỗ dự phần vào sự sống của thân thể. Chúng ta đã dựng lên một bức tường ngăn trở dầu thánh khiết tuôn chảy. Xin Chúa cứu chúng ta khỏi cách cư xử ấy!

2. Chúng ta phải ở trong chỗ mà Chúa đã giao cho mình , thi hành ân tứ mà chúng ta đã nhận lãnh (Ro 12:3, 4).

Sự xức dầu của Ngài tuôn tràn đến chúng ta hầu cho chúng ta có thể thực hiện chức vụ mà Chúa đã giao cho chúng ta thực hiện vì cớ Ngài. Nếu chúng ta dời khỏi nơi mình đã được giao cho trong thân thể, dầu quý giá đã chảy xuống từ trên đầu sẽ không đến được với chúng ta.

Đức Chúa Trời là Chúa của những sự phong phú. Mỗi một chi phái trong mười hai chi phái Ysơraên đều có một ngọn cờ và phận sự hết sức đặc biệt mà Đức Chúa Trời đã giao cho họ (Dan 2:2). Người Lêvi được giao cho một ngọn cờ và một phận sự: Coi sóc và gìn giữ đền tạm. Mỗi một chi phái đều có phận sự riêng của họ cách xa đền tạm, nhưng chung quanh đền tạm họ là một.

Trong thân thể của Chúa Cứu Thế cũng vậy, tôi biết những tín đồ mà chức vụ của họ là mở các trường học, những người khác sáng lập các trường Kinh Thánh. Những người khác làm việc với người nghiện ma túy; người khác thì gây dựng cho các trẻ con; những người khác nữa thì biểu diễn những vở kịch ở ngoài đường phố để thu hút những người hư mất. Ân điển của Đức Chúa Trời thật phong phú. Đức Chúa Trời muốn chúng ta cứ giữ đặc điểm riêng của chính mình đồng thời luôn ghi nhớ mục đích mà Ngài đã đặt để chúng ta trên đất. Chúng ta đã được giao cho một phận sự, một chức vụ, và Đức Chúa Trời ban cho chúng ta năng lực thuộc linh để thi hành phận sự đó trong danh Ngài. Điều quan trọng đối với tất cả các chức vụ là phải tích cực để chúng ta có thể cùng nhau hoàn thành công việc của Chúa.

Những lẽ thật nầy đã giúp đỡ tôi trong sự tăng trưởng. Ngay sau khi tôi được biến cải, Đức Chúa Trời bắt đầu thúc giục tôi để suy nghĩ đến việc hầu việc Ngài, và tôi đã nói với một mục sư của mình về niềm khao khát được rao giảng. Là một con người khôn ngoan, ông đã cử tôi đến một khu phố nghèo hết sức ở Buenos Aires, có tên là “La Cava.” Hội Thánh của chúng tôi điều động một Trường Chúa Nhật tại khu vực hết sức nguy hiểm nầy. Mục sư nói cùng tôi rằng: “Hội chúng của anh bao gồm các trẻ em và bố mẹ của chúng. Nếu Đức Chúa Trời thật sự giao cho anh công tác nầy, anh sẽ có lòng yêu thương tha thiết đối với những trẻ em cũng như đối với những người lớn.” Tôi cẩn thận chuẩn bị các bài giảng của mình thật chu đáo, nhưng khi đến nơi, tôi đối diện với một thực tế khác hẳn – những đứa trẻ rất bẩn, và tôi phải học để lau mũi cho từng cháu một. Đó là chức vụ đầu tiên của tôi!

Không có một công tác nào có thể được xem là quan trọng hơn công tác khác . Tất cả đều được giao cho chúng ta cách bằng nhau bởi Đức Cha Trời và sẽ được ban thưởng như nhau .

Không có công việc nào được coi là quan trọng hơn những công việc khác. Chúng đều được giao cho chúng ta một cách như nhau và sẽ được ban thưởng như nhau. Phải biết chắc rằng bạn đang hầu việc Chúa nơi Ngài đặt để bạn. Điều Ngài giao cho bạn rất quý trọng đối với Ngài!

3. Chúng ta phải vâng phục những người cầm quyền trên mình , và chúng ta phải chấp nhận lời khuyên của các anh em (Ro 13:1; Eph 5:21).

Hãy luôn nhớ rằng dầu quý giá chảy từ trên xuống, mối quan hệ với những người bề trên cũng sẽ rất quan trọng. Đức Chúa Trời không ban phước cho kẻ nổi loạn hoặc kẻ tự phụ. Ngài dạy chúng ta phải mềm mại đối với lời khuyên và sự tỉa sửa của các mục sư và những Cơ Đốc Nhân trưởng thành hơn. Nếu chúng ta phải vâng phục thẩm quyền thì trong sự vâng lời, Đức Chúa Trời đang thẩm quyền trên chúng ta để làm chức vụ (Mat 8:9).

Đức Chúa Trời đã ban phước cho tôi qua những công cụ được chọn của Ngài, bên trong lẫn bên ngoài mối quan hệ giáo phái của chúng tôi. Những Cơ Đốc Nhân trưởng thành nầy đã giúp tôi có được một cái nhìn về những chân trời mới phía trước tôi.

Tôi đã nếm trải sự ngọt ngào của mối thông công nầy cùng những ảnh hưởng tích cực của nó cho sự tăng trưởng của mình. Như lời đã phán trong Eph 4:16: “Ấy nhờ Ngài mà cả thân thể ràng buộc vững bền bởi những cái lắt léo , khiến các phần giao thông với nhau , tùy lượng sức mạnh của từng phần , làm cho thân thể lớn lên , và tự gây dựng trong sự yêu thương .”

Lắng Nghe Đức Thánh Linh

CHÍNH TRONG LÚC tôi đang chăn bầy ở tại khu vực La Cava thuộc Buenos Aires, thì Osvaldo Carnival và tôi quyết định tiến hành một chương trình truyền giáo qua đài phát thanh. Chúng tôi gọi đó là một thế giới trong một thế giới khác , và chương trình nầy được phát đi mỗi ngày từ bốn giờ sáng dến năm giờ sáng. Thật tuyệt vời khi thấy công tác hầu việc Chúa chung nầy đã phát triển thành một mối quan hệ bạn hữu chân thành như thế nào, và đã đem lại phước hạnh cho các gia đình của chúng tôi. Kinh nghiệm với chương trình phát thanh là sự bắt đầu của một chức vụ qua đài phát thanh và truyền hình được cam kết và gia tăng không ngừng.

Vào đầu năm 1992, ngày giờ của tôi thật hết sức bận rộn. Vào các giờ buổi sáng, tôi hướng dẫn các chương trình truyền giảng qua đài phát thanh. Sau đó tôi dành thì giờ ở tại văn phòng Hội Thánh và giải quyết tất cả các cuộc hội thảo mục vụ. Vào các buổi chiều, tôi dạy dỗ hoặc truyền giảng trong các buổi nhóm. Hội Thánh của tôi, nhà thờ King of kings, gia tăng đều đặn với trên hai ngàn thành viên thường xuyên nhóm lại.

Trong suốt nhiều năm tôi làm việc từ mười bốn tiếng đồng hồ trở lên một ngày, bảy ngày trong một tuần, kỳ nghỉ của tôi được giới hạn trong năm ngày – từ thứ hai đến thứ sáu – bởi vì tôi đã không cho phép mình vắng mặt khỏi Hội Thánh của mình vượt quá một ngày cuối tuần. Tôi đã bận rộn! Đến năm 1992, sau nhiều năm khó khăn trong chức vụ, tôi đã đạt được những kết quả lớn. Tuy nhiên trực giác của tôi báo cho tôi rằng có điều gì đó đang thiếu sót. Tôi cảm thấy một nhu cầu, nhưng không thể nhận ra được nguồn trợ giúp.

Câu trả lời đến do kết quả một chuyến viếng thăm người anh em yêu quý, Werner Kniessel, là người đang chăn bầy ở tại một Hội Thánh lớn nhất ở Switzerland. Hội Thánh nầy ở tại Zurich, nhưng Werner Kniessel từ trước đến giờ là một nhà truyền giáo ở tại Argentine trong nhiều năm. Trên thực tế, tôi đã gặp ông khi ông là một giảng viên ở tại chủng viện nơi tôi đang học. Để trả cho các khoản chi tiêu khi còn là sinh viên, tôi đã làm việc như một thư ký cho ông Werner Kniessel vào các buổi chiều sau giờ học, và chúng tôi đã quen biết nhau rất rõ. Lời khuyên khôn ngoan của ông thật sự là một nguồn phước đã đóng góp vào sự đào luyện tôi.

“Anh đã tăng trưởng thật đáng kể , và Hội Thnh của anh thật tuyệt vời . Nhưng còn có điều gì đó chưa đúng đắn . Đức Thánh Linh muốn nóii chuyện với anh , nhưng anh khơng có thì giờ để lắng nghe Ngài .”

Sau nhiều năm chúng tôi gặp lại để dùng chung một bữa ăn ở tại nhà hàng nơi mà chúng tôi rất thích món thịt bò Argentine tuyệt vời (là thứ mà Werner Kniessel rất thích). Đầu buổi chiều hôm đó ông ta tham dự vào giờ thờ phượng ở tại Hội Thánh chúng tôi, và điều đó thật tuyệt vời. Tôi rất sung sướng có cơ hội nói chuyện với về những gì Chúa đang làm qua đời sống tôi, tôi kể cho ông nghe chi tiết những hoạt động rất nhiều của tôi, và thật lòng tôi muốn Werner Kniessel khen ngợi tôi.

Tôi nghĩ ông ta sẽ nói: “Ồ Claudio thật là tốt biết bao khi được chứng kiến tất cả những gì mà Chúa đã ban cho anh!” Song thay vào đó ông đã hỏi một câu hỏi làm rúng động cả đời sống của tôi. Ông nói: “Claudio nầy anh dành bao nhiêu thời gian để lắng nghe Đức Thánh Linh.” Miếng thịt bò trong miệng tôi dường như làm cho tôi nghẹt thở! Ông nói tiếp: “Anh đã tăng trưởng một cách đáng kể, và Hội Thánh của anh thật tuyệt vời. Nhưng còn có điều gì đó chưa đúng đắn. Đức Thánh Linh muốn trò chuyện với anh mà anh không có thì giờ để lắng nghe Ngài.

Ngay sau đó và ngay tại đó tôi đã hiểu điều Môise cảm nhận khi người bố vợ của ông là Giêtrô, thay mặt Đức Chúa Trời mà bảo rằng: “Điều con làm đó thật chẳng tiện.” (Xu 18:17).

Thật thú vị khi ghi nhớ rằng Môise trước khi chứng kiến và kinh nghiệm sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trên núi Sinai, đã phải quyết định một số điều quan trọng. Ông đã học tập để giao phó các trách nhiệm và điều chỉnh trong chương trình làm việc hằng ngày của mình. Giêtrô đã nói cùng ông rằng: “Điều con làm đó chẳng tiện. Quả thật con cùng dân sự ở với con sẽ bị đuối chẳng sai.” Môise là một con người hết sức nhu mì và khôn ngoan. Ông là một lãnh tụ đã biết Chúa, tuy nhiên ông vẫn có những sai lầm và cần được sửa chữa. Nếu ông bác bỏ lời khuyên của bố vợ, nếu ông không dở bỏ những gánh nặng ấy, có lẽ ông sẽ không nghe được tiếng Chúa kêu gọi ông đến gặp Ngài cách vinh diệu trên núi Sinai.

Khi có ai đó là người có tâm trí thuộc linh đến với lời từ Chúa, hoặc khi chính mình Chúa phán với chúng ta qua Kinh Thánh, chúng ta phải tiếp nhận lời đó. Trong trường hợp của tôi, sau khi lắng nghe Werner Kniessel, tôi cảm thấy một nhu cầu cấp bách phải dừng lại và suy xét nhiều điều. Bây giờ tôi đã hiểu điều mình cần.

Tôi luôn luôn giữ đời sống cầu nguyện trên một cơ sở đều đặn và chuẩn bị chính mình về mặt tâm linh cho mỗi một công tác ở trước mặt, nhưng có một mức độ thông công với Đức Thánh Linh mà tôi chưa hề khám phá. Tôi đã dạy thần học nhiều năm. Vào lúc Werner Kniessel đến thăm tôi, tôi đang dạy một loạt bài có tên là “Đức Thánh Linh: Các danh xưng và các thuộc tánh của Ngài.” Thình lình Đức Thánh Linh dừng lại trở thành một chủ thể và đến với tôi như một thân vị , Đấng muốn trò chuyện và bắt đầu một mối quan hệ với tôi. Một sự khao khát Chúa mới mẻ trổi lên trong lòng tôi. Tôi xem những lời của tác giả Thithiên như là của chính mình. “Đức Chúa Trời ôi ! Linh hồn tôi mơ ước Chúa , như con nai cái thèm khát khe nước . Linh hồn khát khao Đức Chúa Trời , là Đức Chúa Trời hằng sống .” (Thi 42:1, 2).

Bạn phải có mối tương giao với những Cơ Đốc Nhân đang bước đi trên các con đường của Thánh Linh. Nếu bạn chỉ tụ tập quanh mình những người cảm thấy thất bại và bi quan, bạn sẽ trở nên bối rối và bị xao động .

Sau cuộc trò chuyện với Werner Kniessel tôi tiếp xúc với Pedro Ibarra, phó chủ tịch của tổ chức chúng tôi vào lúc ấy. Tôi thuật lại cho anh điều mình cảm nhận. Tôi đã có được cơ hội tốt để biết mình có thể tin cậy ông để cho những lời khuyên khôn ngoan.

Thật khó để tìm được những anh em Cơ Đốc mà mình có thể trao đổi ở mức độ tin cậy thuộc linh. Bạn phải thân thiết với những Cơ Đốc Nhân bước đi trong các nẻo đường của Thánh Linh. Nếu bạn chỉ tập trung quanh mình những người chỉ thấy thất bại và bi quan, bạn sẽ bị bối rối và xao động.

Pedro Ibarra là một con người vĩ đại của Đức Chúa Trời, ông rất nhạy bén trước những điều thuộc về Đức Thánh Linh. Mặc dầu tôi không thường xuyên gặp ông, khi gặp lại nhau, chúng tôi thường nói về những ơn phước của Đức Chúa Trời. Ông luôn luôn là một phước hạnh đối với tôi. Trong lần ấy, sau khi kể cho ông nghe ao ước của tôi được bước vào mối tương giao mới mẻ với Đức Thánh Linh và có mối thông công hằng ngày với Ngài, Pedro Ibarra đã nhìn tôi và nói: “Trên thực tế, tôi chỉ mới nhận được bản sao của một quyển sách có tựa là Chào Đức Thánh Linh buổi sáng (Good Morning Holy Spirit ) tác giả là Benny Hinn, giám đốc của một chức vụ ở tại Orlando Florida. Ông nói về loại tương giao mà anh đang tìm.” Đức Chúa Trời đã ban phước cho tôi qua việc đọc quyển sách ấy.

Những Biến Đổi Trong Hội Thánh

MỘT BUỔI TỐI NỌ giữa các tuyến đường tôi đi hầu việc Chúa, tôi bước vào một phòng trong khách sạn nơi tôi đang ơ. Tôi cảm biết như thể có ai đó cùng bước vào phòng với tôi. Tôi quỳ gối xuống cầu nguyện và Ngài ở đó, sự hiện diện của Đức Thánh Linh là một thực hữu rõ ràng. Thật vinh diệu! Một mối tương giao tươi mới và thân mật nẩy sinh trong linh hồn tôi. Không một người nào có thể ban cho tôi ân tứ nầy; đó là một sự thăm viếng của Đức Thánh Linh.

Từ đó trở đi, có những đêm trọn tôi đã không ngủ để được tương giao với Ngài. Tôi khám phá quyền năng của sự cầu nguyện với ý nghĩa sâu nhiệm và sức mạnh thuộc linh. Tôi có thể thờ phượng Chúa Cứu Thế, nghe tiếng phán Ngài, yên lặng trước sự uy nghiêm của Ngài, và nằm sấp mặt trong sự hiện diện của tình yêu Ngài.

Sự hiện diện của Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ ra bằng quyền năng trong Hội Thánh chúng tôi một cách lạ lùng. Tôi nhớ buổi nhóm thờ phượng đầu tiên sau các kinh nghiệm tươi mới nầy trong sự cầu nguyện với Chúa. Tôi kêu gọi những người lần đầu tiên đến nhóm tiếp nhận Chúa. Khi bước lên, họ tan vỡ và khóc lóc. Tôi tự hỏi điều gì đã làm họ cảm động dữ vậy ? Tôi không làm điều gì phi thường cả, vậy mà các thân hữu, được cáo trách bởi Đức Thánh Linh, đã kêu khóc: “Lạy Chúa xin tha tội cho tôi” trong khi họ khóc lóc và xưng tội mình trước mặt Chúa. Tôi quay đầu lại nhìn một trong những người phụ tá của tôi, một nhóm người ngồi ở hướng ấy ngã xuống đất và bắt đầu cầu nguyện. Tôi nhìn sang một hướng khác, điều tương tự đã xảy ra! Một bầu không khí quyền năng bao phủ Hội Thánh. Hội Thánh đã có được sự sống mới. Tôi thật kinh ngạc.

Một ngày nọ, tôi nhận được một lời trực tiếp từ nơi ĐứcChúa Trời dành cho tôi. Đức Chúa Trời phán cùng tôi rằng Ngài đã lập tôi lên làm một cánh cửa cho Argentine. Điều đó có nghĩa gì? Tôi không hiểu trọn vẹn ý nghĩa điều đó. Chưa tới hai tháng sau vô số người từ khắp đất nước đổ đến Hội Thánh đầy chật. Hàng trăm mục sư thăm viếng chúng tôi mỗi tuần. Tôi nhận được những lời mời từ các hội nghị mục sư của nhiều thành phố khắp đất nước để tổ chức các chiến dịch truyền giảng ở tại các vận động trường rộng lớn. Thậm chí có những người không hề được thông báo gì về chức vụ của tôi cũng đã từ các quốc gia khác đến mời tôi. Tôi ngợi khen Chúa vì sự lớn lao của Ngài.

Tôi hiểu rằng, Đức Chúa Trời bởi quyền tối cao của Ngài và lòng thương xót Ngài, đã chọn tôi một cánh cửa để đem sự tươi mới đến cho dân sự Ngài hầu cho nhiều người sẽ quay lại vói tình yêu ban đầu của họ. Những thời điểm vinh hiển theo sau!

Điều Đức Chúa Trời Tìm Kiếm

TÔI KHÔNG THỂ HIỂU sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Tôi thậm chí không xứng đáng với sự cứu rỗi của Ngài, vậy mà Đức Chúa Trời đã đoái đến tôi trong việc phục sự Ngài. Nếu như mười năm trước tôi được cho biết rằng tất cả những điều nầy sắp xảy đến với tôi, tôi sẽ trả lời: “Không thể nào!” Tôi không bao giờ nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ để mắt đến tôi để phục vụ Ngài trong tầm cỡ nầy. Tôi không có những phẩm chất cao quý; cũng chẳng có gì thu hút người khác ở nơi tôi; tôi không có tiền bạc. Nhưng Đức Chúa Trời không tìm kiếm những điều thuộc loại ấy, khi chọn một vị vua mới, Ngài đã phán cùng Samuên rằng: “Chớ xem về bộ dạng và hình vóc to lớn của nó , vì Ta đã bỏ nó . Đức Giêhôva chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài , nhưng Đức Giêhôva nhìn thấy trong lòng .” (ISa 16:7).

Tôi nhớ khi chúng tôi bắt đầu Hội Thánh ở tại quận Belgrano. Trước chúng tôi đã có nhiều người thử làm điều nầy. Trong những lần đó, các nhà lãnh đạo Hội Thánh đã tìm kiếm một người vĩ đại của Chúa cho khu vực nầy -một người biết cách giao tiếp với giới doanh nghiệp và các nhà chuyên môn sống tại Belgrano. Vào đúng thời điểm, Đức Chúa Trời đã đưa tôi đến đó. Tôi chưa bao giờ ở trong các kế hoạch của bất kỳ ai cả; tên tôi cũng không nằm trong danh sách của các ứng viên, nhưng Đức Chúa Trời đã nhớ đến tôi.

Tôi đồng cảm với Đavít. Ông là một người ở nông thôn, một nông dân chất phác. Ông không dự phần vào những vấn đề xã hội quan trọng. Sự cam kết của ông là ở với bầy chiên với bầy súc vật. Và từ đó Đức Chúa Trời đã chọn ông và đặt ông vào một chỗ đã được chuẩn bị cho ông.

Tôi có một tình cảm hết sức đặc biệt dành cho các mục sư là những người làm việc vất vả trong các vùng nội địa của đất nước và phục vụ yên lặng trong các thị trấn nhỏ và các làng quê. Tôi thích dành thì giờ với họ. Đức Chúa Trời yêu họ vô cùng, mặc dầu dường như có ít ai nhận biết những công khó của họ.

Có lẽ không ai nghĩ đến bạn khi hoạch định các chương trình, nhưng tôi xin nói với bạn một điều: Đức Chúa Trời nhớ. Ngài có những chương trình dành cho đời sống bạn mà qua thời gian, để bạn được ở trong một tình trạng kinh ngạc. Đức Chúa Trời sẽ bẻ gãy những dự định của bạn và đi vượt quá những sự trông mong lớn lao nhất của bạn nếu bạn tìm kiếm mối quan hệ lâu bền với Đức Thánh Linh, ân điển và các ân tứ sẽ được cung cấp bởi Đức Chúa Trời.

Hãy vui mừng vì Đức Chúa Trời đã chọn bạn!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here