Home Sách Trực Tuyến Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài – Được Biến Nên Vinh Hiển

Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài – Được Biến Nên Vinh Hiển

0
Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài – Được Biến Nên Vinh Hiển

Lạy Đức Thánh Linh Con Khao Khát Ngài

Tác giả: Claudio Freidzon

  1. Hun Luyn Trong Đng Vng
  2. Tiến Lên Phía Trước
  3. “Con Mun Loi La y”
  4. Sâu Hơn Trong Dòng Sông
  5. Nhng Phép L Ca Đc Chúa Tri
  6. Ch Vì Mt Chiếc Mung Nh
  7. Quen Thuc Vi S Vinh Hin Ca Đc Chúa Tri
  8.  Được Biến Nên Vinh Hin
  9. Mãi Mãi Trong S Vinh Hin
  10. Lòng Say Mê Đc Chúa Tri

SAU KHI KINH NGHIỆM nhiều cuộc đối mặt vinh hiển như thế với Chúa cả trong nơi riêng tư cũng như khi nhóm lại với hàng ngàn các tín hữu anh em, và đã chứng kiến quyền phép của Ngài và khám phá ra rằng Ngài có thể sử dụng tôi như một ống dẫn cho sự tôn kính Ngài, tôi đã thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa của con, bây giờ bước kế tiếp là gì?”

Đức Chúa Trời đã dẫn tôi đến với lời Ngài. Ngài nhấn mạnh với tôi nhu cầu phải giữ cho lửa Đức Thánh Linh bùng cháy và tuân theo các chỉ dẫn của Kinh Thánh để làm điều đó. Kế đó Ngài ban cho tôi một sự khao khát mới mẻ về sự vinh hiển của Ngài về một kinh nghiệm tương tự như điều đã được phán bởi tiên tri Ôsê: “Chúng ta khá nhìn biết Đức Giêhôva ; chúng ta khá gắng sức nhìn biết Ngài . Sự hiện ra của Ngài là chắc chắn như sự hiện ra của mặt trời sớm mai , Ngài sẽ đến cùng chúng ta như mưa , như mưa cuối mùa tưới đất .” (Ôsê 6:3).

Các nhà khoa học, là những người nghiên cứu vũ trụ, đã khám phá ra rằng, đúng như Kinh Thánh tuyên bố, chúng ta không thể đếm được các ngôi sao. Các nhà khoa học luôn luôn khám phá ra những ngôi sao mới. Bất cứ khi nào họ mở rộng tầm nhìn vượt trên những gì đã biết, thì họ xác chứng rằng sự tìm kiếm của họ về các biên giới của vũ trụ không hề tận cùng. Đối với chúng ta cũng vậy, khi đối diện với sự lớn lao không gì so sánh nỗi của Chúa, càng đến gần Ngài, sự vinh hiển của Ngài càng làm chúng ta ngạc nhiên. Chúng ta kêu lên rằng: “Lạy Chúa con vẫn cần biết Ngài nhiều hơn! Con khao khát Ngài!”

Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời được bày tỏ trọn vẹn trong Chúa Cứu Thế Jêsus, Con Đức Chúa Trời. Ngài là “Sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài .” (He 1:3).

Nhưng Đức Chúa Trời muốn chúng ta hôm nay phải có một sự mặc khải về chính mình Ngài lớn hơn ngày hôm qua. Tiên tri Habacúc đã công bố rằng: “Vì sự nhận biết vinh quang Đức Giêhôva sẽ đầy dẫy khắp đất như nước tràn đầy biển .” (Habacuc 2:14). Việc chúng ta khám phá về sự nhận biết Ngài nhiều hay ít là tùy thuộc vào sự tìm kiếm của chính chúng ta.

Chúng ta hãy cúi đầu trước mặt Ngài trong sự thờ phượng. Chúng ta hãy tìm kiếm Ngài trong Lời Ngài. Chúng ta hãy nuôi dưỡng mối tương giao với Ngài. Và như là một kết quả sự hiện diện Đức Thánh Linh, sự vinh hiển của Ngài sẽ trở nên thực hữu trong đời sống chúng ta.

Nhu Cu Nhìn Thy S Vinh Hin Ca Ngài

BẠN CÓ THỂ CHO RẰNG mong muốn sống trong chiều kích vinh hiển của Đức Thánh Linh chỉ là một không tưởng, chỉ là sự huyền bí rỗng tuếch hoặc chỉ là chủ nghĩa cảm xúc. Không có gì rời xa khỏi thực tế cả! Niềm khao khát muốn kinh nghiệm nhiều hơn về Chúa là nhu cầu lớn nhất của đời sống chúng ta. Chúng ta đã được cứu khi nghe Tin lành. Chúng ta bắt đầu nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời được phản chiếu qua gương mặt Chúa Cứu Thế Jêsus khi chúng ta nhận lãnh sự sáng tâm linh từ Đức Thánh Linh.

Lời Chúa mặc khải rằng việc tiếp xúc với vinh hiển Ngài khiến chúng ta rờ đụng chính mình Chúa. “Vì Đức Chúa Trời , là Đấng có phán : Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm ! – Đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi , đặng sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ .” (IICo 4:6).

Khi chúng ta tìm kiếm mối tương giao thân mật gần gũi với Đức Chúa Trời, khi chúng ta mở lòng mình ra trước lời Ngài, Đức Thánh Linh sẽ chỉ cho chúng ta mặt Chúa, Tức là sự vinh hiển Ngài – và chúng ta kinh nghiệm một sự biến đổi. “Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương , thì hóa nên một ảnh tượng Ngài , từ vinh hiển qua vinh hiển , như bởi Chúa là Thánh Linh .” (3:18).

Chúng ta cần phải nhìn xem và kinh nghiệm sự vinh hiển của Đức Chúa Trời! Tiếp xúc với vinh hiển Chúa làm thay đổi chúng ta cách mạnh mẽ. Đó là lý do tác giả Thithiên đã kêu lên rằng:

Hỡi Đức Chúa Trời, Chúa là Đức Chúa Trời tôi, vừa sáng tôi tìm cầu Chúa; trong một đất khô khan, cực nhọc, chẳng nước.

Linh hồn tôi khát khao Chúa, thân thể tôi mong mỏi về Chúa đặng xem sự quyền năng và sự vinh hiển của Chúa như tôi đã nhìn xem Chúa tại trong nơi thánh.

Vì s nhơn t Chúa tt hơn mng sng ;

Môi tôi s ngi khen Chúa .

Như vy , tôi s chúc phước Chúa trn đi tôi ;

Nhơn danh Chúa tôi s giơ tay lên .

Thi 63:1-4

Thiên Nhan Chúa

MỘT NGÀY NỌ MÔISE đã mở lòng mình ra trước mặt Chúa và từ nơi sâu thẳm của lòng khao khát ông thưa cùng Ngài rằng: “Tôi xin Ngài cho tôi xem sự vinh hiển của Ngài .” (Xu 33:18). Môise đã hưởng được một mối tương giao độc đáo với Đấng Tạo Hóa mình. Không một người nào trong dân Ysơraên được biết mối thông công ấy. Môise đã kinh nghiệm những cuộc đối diện phi thường với Đức Chúa Trời tại trên đỉnh núi Sinai. Ông đã chứng kiến các phép lạ và các dấu kỳ. Nhưng lòng ông vẫn ao ước được nhìn thấy chính mình Chúa. Ông mong mỏi sự hiểu biết trọn đầy về sự vinh hiển Ngài.

Chúng ta cần nhìn thấy và kinh nghiệm sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ! Tiếp xúc với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời làm thay đổi chúng ta một cách mạnh mẽ .

Đức Giêhôva đã trả lời: “Ngươi sẽ chẳng thấy được mặt Ta , vì không ai thấy được mặt Ta mà còn sống ” (33:20). Môise đã phải thỏa lòng với việc được nhìn sau lưng Đức Chúa Trời (33:23); ông chỉ được ban cho một phần sự mặc khải của vinh hiển Đức Chúa Trời. Tuy nhiên chưa có một của lễ hoàn hảo để cho phép mối tương giao trọn vẹn với Đức Chúa Trời Toàn Năng vào lúc ấy. Song khải tượng một phần ấy đã làm biến đổi Môise, mặt ông đầy dẫy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. “Khi Môise tay cầm hai bảng chứng đi xuống núi Sinai , chẳng biết rằng da mặt mình sáng rực bởi vì mình hầu chuyện Đức Giêhôva .” (34:29, vì mình hầu chuyện Đức Giêhôva ). Môise mới đụng đến chỉ một phần nhỏ vinh hiển của Đức Chúa Trời, mà đã có một ảnh hưởng lớn lao như vậy trên dân sự đến nỗi, vì sợ hãi họ đã xin ông che mặt lại.

Khi Phierơ và Giăng được sự xức dầu của của Đức Thánh Linh để bênh vực cho lý cớ của Chúa Cứu Thế ở trước mặt hội đồng hành chính, họ đã gây ra một sự hoang mang lớn giữa vòng những người đó. Thật là can đảm, thật là khôn ngoan! Nhưng ngạc nhiên hơn hết là dân chúng “nhận biết hai người từng ở với Chúa Jêsus ” (Cong 4:13). Hiện nay há không phải là thời điểm để người ta phải nhìn thấy chúng ta và cũng nói những điều tương tự như vậy hay sao? Là con cái Chúa chúng ta phải tạo được một ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế gian nầy nếu chúng ta dành thì giờ ở trong sự hiện diện của vinh hiển Ngài. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời được tìm thấy trên mặt Chúa Cứu Thế Jêsus. Chúng ta há không tìm kiếm điều đó sao?

Đức Chúa Trời muốn soi sáng mặt Ngài trên chúng ta. Sự chúc phước tế lễ mà Ngài đã thiết lập cho dân sự công bố: “Cầu xin Đức Giêhôva ban phước cho ngươi và phù hộ ngươi ! Cầu xin Đức Giêhôva chiếu sáng mặt Ngài cho ngươi và làm ơn cho ngươi ! Cầu xin Đức Giêhôva đoái xem ngươi và ban bình an cho ngươi ”. (Dan 6:24-26).

Tác giả Thithiên đã kêu lên rằng: “Đức Giêhôva ôi ! Xin mau mau đáp lời tôi ! Thần linh tôi nao sờn .Xin Chúa chớ giấu mặt Chúa cùng tôi ; e tôi giống như kẻ xuống huyệt chăng ” (Thi 43:7). Khi chúng ta ở ngoài sự hiện diện của Ngài chúng ta cảm biết như thể mình sắp chết. Đời sống trở nên trống rỗng làm sao khi không có mối tương giao với Đức Chúa Trời! Nhưng khi mặt Chúa chiếu rọi trên chúng ta, lời lẽ trở nên không cần thiết. Trong sự yên lặng sâu xa chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Ngài. Sự vinh hiển Ngài vây phủ chúng ta và chiếu sáng mặt chúng ta. Chúng ta thấy mình đang ở trên đất thánh. Thật không ngạc nhiên khi tác giả Thithiên đã kêu lên:

Tôi đã xin Đức Giêhôva một điều , và sẽ tìm kiếm điều ấy : Ấy là tôi muốn trọn đời được ở trong nhà Đức Giêhôva để nhìn xem sự tốt đẹp Đức Giêhôva và cầu hỏi trong đền của Ngài . Lòng tôi thưa rằng : Đức Giêhôva ôi tôi sẽ tìm kiếm mặt Ngài . (Thi 27:4, 8).

Phn ng Ca Con Người Trước S Vinh Hin Ca Ngài

KHÔNG MỘT CON NGƯỜI NÀO mà không lưu ý khi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời được biểu lộ ra. Con người yếu đuối của chúng ta thường phản ứng trước sự hiện diện vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đó chính là kinh nghiệm của sứ đồ Giăng: “Vừa thấy người , tôi ngã xuống chân người như chết ; nhưng người đặt tay hữu lên trên tôi ”. (Kh 1:17).

Đaniên cũng đã làm chứng lại kinh nghiệm nầy khi ông nói rằng: “Vậy ta sót lại một mình, là thấy sự hiện thấy lớn đó thì chẳng còn sức nữa. Mặt ta biến sắc cho đến tái đi, và ta không còn sức nữa.

Song ta còn nghe tiếng của những lời người, và vừa nghe xong ta ngủ mê đi, nằm sấp mặt xuống đất” (Da 10:8, 9).

Không con người nào có thể không chú ý đến khi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời được biểu lộ ra . Con người yếu đuối của chúng ta thường phản ứng trước sự hiện diện vinh hiển ấy .

Habacúc đã cảm động vô cùng trước quang cảnh thánh khiết của Đức Chúa Trời: “Tôi đã nghe , thì thân thể tôi run rẩy , nghe tiếng Ngài thì môi tôi rung động ; sự mục nát nhập vào xương tôi ; và tôi run rẩy trong chỗ tôi ” (Ha 3:16).

Khi những người tin Chúa đối diện với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, có nhiều phản ứng khác nhau xảy ra. Khi thăm viếng Hội Thánh chúng tôi, Donald Exley đã giảng về ba loại phản ứng nầy, tất cả những phản ứng ấy đều phải được biểu lộ.

1. Lòng kính s thánh khiết .

Mặc khải về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời dẫn chúng ta đến chỗ hạ mình trong sự kính sợ ở trước mặt Ngài. vinh hiển của Ngài khiến chúng ta ý thức sự phân cách sâu xa giữa bản tánh của Ngài với tâm tánh chúng ta. Khi chúng ta suy nghĩ về sự vinh hiển của Ngài chúng ta buộc phải kêu lên: “Khốn nạn cho tôi !… xong đời tôi rồi ! Vì tôi là người có môi dơ dáy , ở giữa một dân có môi dơ dáy , bởi mắt tôi đã thấy vua , tức là Đức Giêhôva vạn quân .” (Es 6:5). Môise, cũng đã nói rằng: “Ta thật sợ sệt và run rẩy cả người ” (He 12:31).

Sự mặc khải về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời dẫn chúng ta đến chỗ hạ mình trong sự kính sợ ở trước mặt Ngài . Sự vinh hiển của Ngài khiến chúng ta ý thức vực sâu phân cách ở giữa bản tánh của Ngài với tâm tính của chúng ta .

Tại một trong những buổi nhóm của chúng tôi, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ ra một cách mạnh mẽ. Thật hết sức khó để mô tả điều đang xảy ra vào giờ phút ấy. (Làm sao người ta có thể giải thích sự vinh hiển?). Một mục sư ghé thăm Hội Thánh chúng tôi và tham dự buổi nhóm thờ phượng cùng với con gái ông, một thiếu nữ trẻ đã dâng mình cho Chúa. Từ lúc họ đến cô gái nầy cứ nắm chặt lấy tay cha mình và không ngừng nói với ông: “Bố ơi con sợ, con sợ quá.” Nỗi sợ của cô không liên hệ gì đến những người chung quanh cũng như với buổi nhóm thờ phượng. Cô đã ý thức được sự thực hữu của sự vinh hiển Đức Chúa Trời, và điều đó rung động cô dẫn đến sự kính sợ thánh khiết.

Dân Ysơraên run rẩy trước sự vinh hiển của Đức Chúa Trời phản chiếu trên mặt Môise. Tuy nhiên Môise chỉ mới nhìn thấy phía sau lưng Ngài!

Khi Môise dâng đền tạm, đám mây của sự vinh hiển Đức Chúa Trời ngự xuống và đầy dẫy đền tạm. Không một ai, ngay cả Môise, được phép vào bên trong (Xu 40:35). Điều tương tự cũng đã xảy ra khi Salômôn dâng hiến đền thờ. Tất cả các thầy tế lễ phải ngưng công việc của họ đang làm khi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đầy dẫy nơi nầy. Có thể nào đã đến lúc tất cả những người tin Chúa phải dừng công việc mình đang làm để cúi đầu xuống trước sự vinh hiển của Đức Chúa Trời không?

Đừng xem nhẹ thời điểm nầy. Khi Đức Chúa Trời bày tỏ sự vinh hiển của Ngài ra, nó sẽ làm nẩy sinh lòng kính sợ Chúa trong chúng ta và một khao khát không muốn làm buồn lòng Ngài.

2. Mt khao khát sâu xa mun được nên thánh .

Sự nên thánh phải là kết quả tự nhiên của sự đối mặt vinh diện với sự vinh hiển Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời đòi hỏi sự thánh khiết của dân Ysơraên (19:10-11). Trước khi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ở trên núi Sinai được bày tỏ ra cách hiển hiện, họ đã phải tự làm nên thánh chính mình và chuẩn bị để có mặt trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời thánh khiết.

Chúng ta không thể ra mắt ở trước mặt Đức Chúa Trời với đời sống vô trật tự. Đây chính là bi kịch của trường hợp Nađáp và Abihu. Họ đã dự phần trong sự dâng sinh tế của các thầy tế lễ (Le 8:22-24). Họ đã thấy Shekinah, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ngự xuống trên đền tạm và lửa đã lòe xuống từ sự hiện diện của Đức Chúa Trời để thiêu hóa của lễ, một biểu tượng của sự đầu phục và tận hiến. (9:22-24). Nhưng ngày hôm sau họ đã thử dâng hương cho Đức Chúa Trời với đời sống đang ở trong sự vô trật tự. Họ sử dụng một loại lửa không được phép vì Đức Chúa Trời không có phán dặn, và họ đã bị tiêu nuốt bởi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (10:1-2). Họ đã không nhìn biết sự vinh hiển của Ngài hoặc chuẩn bị để gặp Ngài trong sự thánh khiết mà Ngài đã truyền cho dân sự, họ không thể phân biệt giữa điều thánh và điều trần tục. Có lẽ họ đã coi Đức Chúa Trời như một phương tiện để làm thành các tham vọng của họ.

Chúng ta phải được thúc giục để tìm kiếm sự nên thánh từ sự nhận biết sâu xa về tình yêu của Đức Chúa Trời, chớ không phải vì sợ bị trừng phạt. Sau một kinh nghiệm ở trong sự hiện diện của sự vinh hiển Đức Chúa Trời, khao khát của chúng ta sẽ là để làm đẹp lòng Ngài trong mọi sự. Chúng ta không muốn đánh mất mối tương giao ngọt ngào với Đức Thánh Linh, bởi vì Ngài truyền đạt sự vinh hiển ở trong Chúa Cứu Thế. Chúng ta không muốn làm buồn Đức Thánh Linh hoặc xúc phạm Ngài. Nhãca bày tỏ mối tương giao thân mật nầy bằng thể thơ: “Tôi vui lòng ngồi dưới bóng người ; trái người ngọt ngào cho ổ gà tôi . Người đưa tôi vào phòng yến tiệc , ngọn cờ người phất trên tôi ấy là ái tình ” (Nha 2:3-4).

Sau khi kinh nghiệm ở trong sự hiện diện vinh hiển của Đức Chúa Trời , khao khát của chúng ta là muốn làm đẹp lòng Ngài trong mọi sự chúng ta nói và làm .

Khi chúng ta ở dưới “Đám mây vinh hiển” chúng ta được bảo vệ, được tươi mới, và được chỉ dẫn theo ý muốn Đức Chúa Trời. Không có nơi nào tốt đẹp hơn! Với sự thỏa lòng lớn chúng ta sẽ chuẩn bị áo xống của mình để không đánh mất niềm vui của mối tương giao với Ngài.

3. Th phượng và vui mng

Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời thúc giục chúng ta thờ phượng Ngài. Ngài không mặc khải chính mình chỉ để sinh ra một kết quả nào đó về mặt tình cảm, để làm dịu đi sự căng thẳng của chúng ta, hoặc vì một lý do nào khác tương tự. Ngài muốn được công nhận và được thờ phượng. Khi sự vinh hiển của Ngài trở nên rõ ràng trong các buổi nhóm của chúng ta, chúng ta quên cả thời gian. Không còn thời khóa biểu. Đức Thánh Linh khiến chúng ta phủ phục và thờ phượng Ngài không kiềm hãm. Thật là một kinh nghiệm tuyệt vời. Niềm vui của Ngài tràn ngập chúng ta và che phủ chúng ta.

Đức Chúa Trời là sự vui mừng. Sự hiện diện của Ngài đem lại sự vui mừng. Trong một chiều kích như vậy, có sự chữa lành cho linh hồn và thân thể, và sự vui mừng nầy khiến chúng ta đẹp đẽ hơn bất cứ loại trang điểm hoặc sự điều trị sắc đẹp nào mà thế gian có thể cung ứng (Cham 17:22; 15:13). Sự vinh hiển của Chúa mang cho chúng ta vẻ đẹp.

Sôphôni cho thấy một hình ảnh đẹp đẽ về Đức Chúa Trời cùng với dân sự Ngài: “Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi ở giữa ngươi ; Ngài là Đấng quyền năng sẽ giải cứu ngươi . Ngài sẽ vui mừng cả thể vì cớ ngươi ; vì lòng yêu thương mình Ngài sẽ nín lặng ; và vì cớ ngươi Ngài sẽ ca hát mừng rỡ ” (So 3:17).

Đây là điều chúng ta đang kinh nghiệm ở giai đoạn hiện tại: Các buổi nhóm vinh diệu và đầy quyền năng. Chính Đức Chúa Trời đang vui mừng vì cớ chúng ta. Chúng ta đang giữ các kỳ lễ trong sự hiện diện của vinh hiển Ngài! Sự vui mừng của Ngài là sức mạnh của chúng ta (Xu 5:1; Ne 8:10).

Một chương trình khảo sát gần đây cho thấy rằng trẻ con cười bốn trăm lần một ngày, trong khi người lớn chỉ cười có mười lăm lần. Tôi tự hỏi không biết chúng ta đánh mất ba trăm tám mươi lăm lần cười khác vào lúc nào? Sự ngợi khen thuộc về Đức Giêhôva là Đấng bày tỏ sự vinh hiển của Ngài bằng cách khôi phục lại sự vui mừng và sự ngợi khen cho dân sự Ngài!

Đn Tm Ca Đc Chúa Tri

ĐỀN TẠM LÀ MỘT HÌNH BÓNG QUÝ BÁU MÀ ĐỨC CHÚA TRỜI ban cho chúng ta như một khuôn mẫu để giúp chúng ta hiểu được mối liên hệ của Chúa Cứu Thế Jêsus với Hội Thánh Ngài và cách mà nhờ đó chúng ta có thể đến với Đức Chúa Trời.

Đền tạm là đền thờ lưu động của dân Ysơraên trong suốt hành trình của họ trong sa mạc. Đây là nơi ngự của Đức Chúa Trời ở giữa dân sự (Xu 25:8). Tương tự như vậy đó chính là nơi Đức Chúa Trời thiết lập để sự thờ phượng được dâng lên cho Ngài.

Sau khi áp dụng những lẽ thật nầy vào ánh sáng của Tân ước, chúng ta thấy rằng trong những ngày đó nơi ngự của Đức Chúa Trời là nơi thờ phượng Ngài là Hội Thánh của Chúa Cứu Thế Jêsus. Bạn và tôi là “đền thờ mà Đức Chúa Trời ngự bởi Đức Thánh Linh Ngài ” (Eph 2:22). Chúng ta có trách nhiệm dâng sự thờ phượng lên cho Ngài bằng cách dâng đời sống mình “như của lễ sống và thánh , đẹp lòng Đức Chúa Trời – ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em ” (Ro 12:1).

Các ngăn của đền tạm minh họa cách chúng ta tiến sâu mối thông công mình trong sự vinh hiển với Đức Chúa Trời. Đền tạm được chia làm hai khu vực lớn và một khu vực nhỏ hơn.

1. Hành lang bên ngoài

Hành lang ngoài được bao quanh bởi một bức tường vải lanh trắng cao hơn hai mét. Chỉ có những người Lêvi và các thầy tế lễ mới được phép bước qua cánh cửa ra vào duy nhất này(rộng mười mét) để vào hành lang. Dân sự phải thỏa lòng để quan sát các nghi thức từ bên ngoài. Trong hành lang có hai vật thánh, là”bàn thờ bằng đồng”, hoặc là bàn thờ dâng của lễ thiêu; và”cái chậu” hoặc là thùng rửa.

2. Lu (lu tm tht s )

Lều tạm thật sự là một chiếc lều chữ nhật dài hơn mười ba mét và rộng năm mét. Bên trong lều tạm có hai buồng, cả hai đều được nhắc đến ở trong He 9:1-5.

Nơi thánh là phần rộng hơn. Chỉ có các thầy tế lễ mới được phép vào nơi thánh nầy để thi hành chức vụ của họ đối với Đức Chúa Trời trong sự thờ phượng hầu việc. Nơi thánh gồm có ba đồ vật: Cái bàn để bánh thánh, chơn đèn, và bàn thờ dâng hương đối mặt với bức màn dày phân cách nơi chí thánh với buồng thứ hai, nơi chí thánh còn gọi là nơi rất thánh (câu 2-3).

Nơi Chí thánh là căn phòng nhỏ nhất của đền tạm cũng như là nơi thánh nhất. Chỉ có thầy tế lễ thượng phẩm mới vào phòng nầy một năm một lần vào kỳ đại lễ chuộc tội. Trong nơi chí thánh có hòm giao ước với nắp che phủ (nắp thi ân hay ngôi thi ân) và Chêrubin được chạm trổ bằng vàng.

Ở đây sự vinh hiển của Đức Chúa Trời được mặc khải dưới hình thức thấy được, là Shekinah.

Sự hiện diện của Đức Chúa Trời trở nên thấy được trong hình dạng của một đám mây được chiếu sáng, xuất hiện bên trên nơi đổ huyết trên nắp thi ân ( ngôi thi ân) và Chêrubin của sự vinh hiển. Trong Hêbơrơ có một đoạn nhắc đến nơi chí thánh:

Hỡi anh em , vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Jêsus được dạn dĩ vào nơi rất thánh , bởi đường mới và sống mà Ngài mở ngang qua cái màn , nghĩa là ngang qua xác Ngài , lại vì chúng ta có một thầy tế lễ lớn đã lập nên cai trị nhà Đức Chúa Trời , nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn , lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu , thân thể rửa bằng nước trong mà đến gần Chúa . He 10:19-20.

Đây là lời mời lớn lao nhất mà chúng ta có thể nghĩ đến! Nơi chí thánh tượng trưng cho chính thiên đàng. “Vả Đấng Christ chẳng phải vào nơi thánh bởi tay người làm ra , theo kiểu mẫu nơi thánh thật , bèn là vào chính trong trời , để bây giờ vì chúng ta hiện ra trước mặt Đức Chúa Trời .” (9:24).

Đây là điều Êtiên đã thấy khi ông sắp trở thành một người tuận đạo: “Nhưng Êtiên , được đầy dẫy Đức Thánh Linh , mắt ngó chăm lên trời , thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jêsus đứng bên hữu Đức Chúa Trời , thì người nói rằng : Kìa ta thấy các từng trời mở ra , và con người đứng bên hữu Đức Chúa Trời ” (Cong 7:55-56).

Tôi có tin mừng nầy: Các từng trời vẫn còn đang mở ra! Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời gần gũi với bạn cũng như lời đã đạt đến môi miệng bạn từ tấm lòng bạn (Ro 10:6-9). Chỉ hãy nhắm mắt lại và thưa rằng: Lạy Chúa Jêsus, các từng trời sẽ mở ra cho bạn

Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời gần gũi với bạn cũng như là lời đã đến với môi miệng bạn từ trong chính lòng bạn .

Chúng ta có lòng dạn dĩ để bước vào nơi chí thánh nhờ huyết của Đức Chúa Jêsus. Khi Đức Chúa Trời đã đập vỡ thân thể Ngài trên thập tự giá, Ngài đã xé bức màn tâm linh phân cách chúng ta khỏi sự hiện diện của Ngài. Bây giờ chúng ta là một phần của Hội Thánh Ngài đã có được “một con đường mới và sống” mở ra dẫn đến sự vinh hiển ở trong Ngài.

Tôi muốn mời bạn đi theo con đường dẫn đến nơi chí thánh như các thầy tế lễ thượng phẩm đã đi (Đừng quên rằng hiện nay bạn đang giữ một địa vị để làm điều đó.) Trong chương nầy và chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi qua hành lang bên ngoài, ngừng lại ở mỗi vật thể chính của đền tạm: Bàn thờ bằng đồng, chậu rửa, bàn, chơn đèn, bàn thờ dâng hương, và cuối cùng là hòm giao ước, sự vinh hiển được bày tỏ của Đức Chúa Trời.

Qua các biểu tượng của chúng, từng đồ vật nầy cung cấp sự dạy dỗ sâu xa cho đời sống tận hiến của chúng ta. Những nguyên tắc Kinh Thánh nầy sẽ dẫn bạn đi tiếp, nếu bạn thực hành các nguyên tắc ấy, đến một chiều kích vinh hiển trong mối tương giao của bạn với Đức Thánh Linh.

Bàn Th Dâng Ca L

BÀN THỜ BẰNG ĐỒNG là vật thể lớn nhất trong đền tạm và là vật thể đầu tiên phải đối mặt trên đường dẫn đến nơi chí thánh. Tại đó con sinh mà luật pháp mô tả dành cho các của lễ khác nhau đã bị giết. Đó là nơi thờ phượng và sự chết.

Bàn thờ nầy tượng trưng cho thập tự giá của Chúa Cứu Thế. Chúng ta được cứu bởi tin nơi Đấng Christ là Đấng đã chết và đã sống lại; và khi được báp tem, chúng ta công bố toàn bộ chính mình nên một với sự chết và sự sống lại của Ngài. Nhưng sứ điệp của thập tự giá kêu gọi chúng ta mỗi ngày: “Nếu ai muốn theo ta , phải tự bỏ mình và mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta ” (Lu 9:23).

Từ bỏ chính mình có nghĩa gì đối với chúng ta? Điều nầy có nghĩa là chúng ta phải chuẩn bị để nói không với ý muốn của mình, sự khôn ngoan của mình, và những cảm xúc của mình khi chúng đi ngược lại ý muốn của Đức Chúa Trời. Vì vậy chúng ta chết mỗi ngày. Chúng ta không thể đổi chác với Đức Chúa Trời. Ngài luôn luôn muốn mọi sự từ chúng ta. Nếu cố gắng giữ lại một phần nào đó dưới quyền hạn riêng của chính mình thì điều đó sẽ vô ích, bởi vì như vậy chúng ta sẽ mất đi sự vinh hiển.

Phải chết là điều đau đớn. Đôi khi điều nầy đòi hỏi phải từ bỏ những điều nhất định. Một người có thể không hiểu những lý do, nhưng Chúa thường phán: “Điều đó không ích lợi cho con. Ta không muốn điều đó có trong đời sống con”

Khơng có thập tự giá thì không có vinh quang . Chúng ta muốn vinh quang , nhưng sự vinh quang có giá của nó , đó là : sự sống của chúng ta .

Không có vinh quang nào mà không có thập tự giá. Chúng ta muốn vinh hiển nhưng vinh hiển có giá của nó: mạng sống của chúng ta. Chúa Jêsus sẵn sàng trả giá cao đó, khi Ngài hiểu với sự vui mừng những kết quả của sự sẵn sàng để giao nộp đời sống của Ngài. Đó là điều HeDt 12:2 mô tả: “Vì sự vui mừng đặt trước mặt mình Chúa Jêsus đã chịu lấy thập tự giá , khinh điều sỉ nhục , và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời .”

Đền thờ là nơi thờ phượng, nhưng đồng thời cũng là nơi của sự chết. Các của lễ trên bàn thờ bằng đồng đã làm chứng sự kiện nầy mỗi ngày.

Lần thứ nhất từ thờ phượng được đề cập đến trong Kinh Thánh là ở Sa 22:5, khi Ápraham đang trên đường đến núi với mục đích dâng đứa con trai duy nhất của mình. “Người nói cùng hai kẻ đầy tớ rằng : Hãy ở lại đây với con lừa , ta cùng đứa trẻ sẽ đi đến chốn kia đặng thờ phượng , rồi sẽ trở lại với hai ngươi .”

Đây là một kinh nghiệm cô đơn. Không một ai ngoại trừ Đức Chúa Trời, hiểu trọn vẹn cái giá sự đầu phục của chúng ta. Không ai có thể mang thập tự giá thay cho chúng ta. Dầu vậy khi chúng ta giao cho Chúa điều mình yêu mến, các kế hoạch của chúng ta, thời gian, gia đình, hoặc công việc, là chúng ta đang thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tâm thần và lẽ thật. Sự thờ phượng thật bao gồm việc đặt toàn bộ đời sống mình trên bàn thờ và thưa rằng “Lạy Cha không theo ý muốn con , nhưng theo ý muốn Cha ” (Ro 12:1-2; Mat 26:39).

Trong khi dừng lại ở tại bàn thờ dâng của lễ, chúng ta có thể tiến hành ba hành động để chuẩn bị chính mình như là một của lễ của sự thờ phượng dâng lên cho Đức Chúa Trời.

1. Kiên trì trong s cu nguyn .

Nhiều Cơ Đốc Nhân không thích phải có sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trong đời sống cầu nguyện của họ, bởi vì họ không thực hành sự cầu nguyện với kỷ luật. Họ không sẵn sàng để chết đối với những sự dễ chịu hoặc những kế hoạch riêng của mình để hy sinh thì giờ mà cầu nguyện. Nhiều lúc tôi bị chất vấn: “Vì sao các buổi nhóm của ông kéo dài quá mức như vậy?”

Câu trả lời của tôi luôn luôn giống nhau: “Mối tương giao với Đức Thánh Linh thường đòi hỏi thời gian”. Vì sao chúng ta rất khó để hiểu một điều thật đơn giản như vậy? Những người của Đức Chúa Trời, là những người đã gây được một ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế gian nầy thảy đều không có sự ngoại lệ, kiên trì và bền đỗ trong sự cầu nguyện. Họ đã không thỏa mãn với một vài giây phút thông lệ trong sự cầu nguyện hằng ngày.

Chúng ta luôn luôn sẵn sàng để rao giảng, đọc một quyển sách, hoặc làm việc cho Đức Chúa Trời nhưng khi nói đến một đời sống cầu nguyện, chúng ta nhận thấy con người cũ của mình thường né tránh điều đó. Chúng ta phải đắc thắng khuynh hướng muốn rút lui khỏi những giờ cầu nguyện. Chúng ta phải dẹp yên mọi tiếng cám dỗ chúng ta từ bỏ giờ tìm kiếm cho tâm linh mình. Chúng ta cần phải dành thì giờ để cầu nguyện sốt sắng. Một vài giây phút ban đầu thường khó khăn, đặc biệt là nếu chúng ta đã thường xuyên bỏ qua thì giờ cầu nguyện của mình. Ý chí của chúng ta chống lại sức nặng của thập tự giá. Chúng ta muốn rút lui và làm những việc khác. Bí quyết là cứ quỳ gối dầu chúng ta có cảm thấy sự chúc phước hay không. Chúng ta phải tin rằng Đức Chúa Trời thường ban thưởng cho kẻ nào tìm kiếm Ngài cách sốt sắng (He 11:6).

Sự tìm kiếm của chúng ta trong sự cầu nguyện không phải tuân theo một phương pháp cứng nhắc, nhưng chúng ta cần dành thì giờ lâu dài để gặp gỡ một mình Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện. Âm nhạc Cơ Đốc tốt có thể làm cảm hứng cho sự thờ phượng của chúng ta, việc đọc Kinh Thánh lớn tiếng cũng làm cho con người bên trong của chúng ta cởi mở đối với những công việc của Đức Thánh Linh.

Bàn thờ mời gọi chúng ta giao nộp mọi sự cho Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy kiên trì trong việc tìm kiếm mặt Ngài. Rất có thể là sau khi dành thì giờ trong sự cầu nguyện bạn sẽ kinh nghiệm được sự bình an của Đức Thánh Linh. Những gánh nặng và những nỗi lo lắng của bạn đã được trao cho Chúa (Phi  4:6-7). Lời khuyên của tôi là đừng ngừng lại! Đó chỉ mới bắt đầu. Những nan đề của bạn không còn chiếm một chỗ hàng đầu trong đời sống bạn nữa, và bạn có thể chăm chú vào chính mình Đức Chúa Trời và vào mối tương giao cá nhân của bạn với Ngài. Khi bạn làm như vậy, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời có thể tự bày tỏ ra. Lời của Đức Chúa Trời có thể phán với lòng bạn khi có một sự im lặng không tả xiết diễn ra.

2. Ch đi trong s hin din ca Đc Chúa Tri

Học biết cách để chờ đợi trong sự yên lặng của Chúa là điều quan trọng biết bao! Trước lễ Ngũ Tuần các môn đồ được truyền dặn phải chờ đợi. “Cứ ở trong thành (Giêrusalem ) cho đến khi các ngươi được mặc lấy quyền phép từ trên cao ” (LuLc 24:49). Trước khi nghe tiếng Chúa phán từ đám mây vinh quang, Môise đã phải chờ đợi. “Đức Giêhôva phán cùng Môise rằng: Hãy lên núi đến cùng ta và ở lại đó ; Ta sẽ ban cho ngươi … ” (XuXh 24:12). Rõ ràng là chúng ta không thích chờ đợi! Nhưng chờ đợi đem lại những ích lợi lớn.

1. Ch đi biu th rng Đc Chúa Tri có quyn ưu tiên . Chúng ta không thể đến với Đức Chúa Trời trong một sự vội vã để hòng đưa ra các điều kiện của chính mình. Chúng ta phải đến trong sự hiện diện của Ngài với sự tôn kính đúng mực. Tôi thuộc về Ngài để vâng lệnh Ngài, chứ không theo cách ngược lại! Như lời Kinh Thánh chép rằng: “Tôi nhịn nhục trông đợi Đức Giêhôva , Ngài nghiêng tai qua nghe tiếng kêu cầu của tôi ” (Thi Tv 40:1).

2. Ch đi cho phép Đc Chúa Tri hành đng trong chúng ta và làm suy yếu ý mun ca chúng ta hu cho chúng ta đu phc ý mun Ngài . Đây là phần việc của bàn thờ dâng sinh tế. Cũng như người nông gia chuẩn bị đất trước khi gieo giống, Đức Chúa Trời cũng xử lý những tấm lòng lộn lạo của chúng ta và chuẩn bị chúng ta để nghe tiếng phán Ngài trong khi chúng ta chờ đợi trong sự hiện diện của Ngài.

3. Ch đi cho thy s nghiêm túc ca li cu xin chúng ta . Khi chúng ta tht s cn điu gì đó chúng ta s ch đi cách kiên trì.

Chúng ta đừng dễ dàng quên lời thỉnh cầu của mình. Việc tìm kiếm Chúa không nên đặt cơ sở trên những cảm xúc của chúng ta, nhưng trên một ý muốn kiên trì và hằng ngày để tìm kiếm Ngài. Chúng ta thường công bố cách bất cẩn “Lạy Chúa con mong được biết sự vinh hiển của Ngài.” Nhưng cách cư xử của chúng ta không hiệp với sự khao khát ấy, chúng ta nhanh chóng từ bỏ sự tìm kiếm. Khi chúng ta thật sự khao khát muốn nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, chúng ta sẵn sàng chờ đợi trong sự hiện diện của Chúa, dành thì giờ cho Ngài. Hãy hình dung một chàng thanh niên tuyên bố yêu một thiếu nữ. Cô ta có thể nói với anh: “Hãy cho em một thời gian để cầu nguyện cho vấn đề nầy.” Chúng ta có thể biết chắc rằng người thanh niên ấy sẽ chờ đợi cô! Anh ta hết sức quan tâm đến câu trả lời của cô. Đó là cách mà chúng ta phải khao khát đối với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.

Giá tr ca s ch đi trên đu gi ca chúng ta tht quan trng biết bao.

Một khi Đức Chúa Trời đã khơi ngọn lửa của Đức Thánh Linh trong lòng chúng ta, chúng ta phải giữ cho ngọn lửa ấy cháy luôn. LeLv 6:12-13 nhắc nhở chúng ta rằng lửa trên bàn thờ phải cháy luôn luôn, không nên tắt. “Mỗi buổi sáng thầy tế lễ sẽ lấy củi chụm lửa thêm , sắp của lễ thiêu lên trên và xông những mỡ về của lễ thù ân tại đó . Lửa hằng cháy luôn luôn trên bàn thờ , chẳng nên tắt .”

Trong đền tạm, thầy tế lễ có trách nhiệm hằng ngày phải trông chừng ngọn lửa. Ông phải mang tro đi và thêm củi vào mỗi buổi sáng. Chúng ta có thể hình dung ông ta vào những buổi sáng sớm, lạnh lẽo đi tìm củi trong sa mạc, vác nó trên vai, đem nó đến bàn thờ, và chụm nó cho cháy lên. Sự phục vụ của ông cho chúng ta một bài học rõ ràng: Chúng ta không thể duy trì đời sống tâm linh của mình mà không nỗ lực và tận hiến mỗi ngày.

Lửa nào cũng có khuynh hướng tàn tắt, đó là một nguyên tắc tự nhiên. Tôi đã kinh nghiệm lẽ thật đơn giản nầy vào một trong những cuộc hẹn đầu tiên với Betty. Lúc ấy chúng tôi chỉ mới hình thành quan hệ tìm hiểu, và tôi đã mời cô ra vùng quê du ngoạn một ngày. Tôi làm tất cả những sự chuẩn bị cần thiết để thết đãi cô một bữa thịt nướng Argentine ngon lành, thịt nướng trên than theo cách điển hình của đất nước chúng tôi. Mặc dầu tôi cũng có đôi chút kinh nghiệm trong vấn đề nầy và mong rằng sẽ gây được một ấn tượng tốt trên nàng, nhưng ngay sau đó tôi mới thấy rằng mình đã gặp rắc rối, giữ cho ngọn lửa cháy mãi đều là việc chẳng dễ dàng chút nào!

Các mối quan hệ cũng bị suy giảm nếu chúng ta không chăm sóc chúng. Một cặp vợ chồng giữ cho ngọn lửa yêu thương cháy luôn bằng cách vun xới cho mối quan hệ của họ mỗi ngày bằng tình bạn, sự chung thủy, và tình bầu bạn.

Nếu không, họ có thể trở nên như một cặp vợ chồng nọ mà người vợ nói với chồng khi họ đang lái xe xuống đường: “Anh yêu anh còn nhớ lái xe với một tay quàng qua vai em không?” Và ông chồng trả lời: “Thì anh vẫn ngồi ở chỗ ấy thôi mà”.

Coi chừng mối tương quan của chúng ta với Chúa cũng có thể trở nên giống như mối quan hệ của cặp vợ chồng ấy. Chúa vẫn ở đó, Ngài luôn luôn ở đó, rất gần bạn. Nhưng duy trì được mối tương giao với Ngài phụ thuộc vào việc bạn có đến gần Ngài hay không? Đức Chúa Trời khuyên chúng ta: “Đừng dập tắt Đức Thánh Linh ” (ITe1Tx 5:19). Nếu chúng ta không săn sóc, ngọn lửa sẽ tàn tắt. Chúng ta cần đeo đuổi, tìm kiếm sự hiện diện của Chúa. Chúng ta phải dọn các lớp tro tội lỗi và tinh thần thế gian, dọn dẹp lại bàn thờ mỗi buổi sáng. Chúa muốn chúng ta “Phải có lòng sốt sắng ” (RoRm 12:11).

Tiên tri Giêrêmi được kêu gọi để hầu việc Chúa với một dân tộc cứng lòng. Ông phải đối mặt với nghịch cảnh và sự bắt bớ. Nhưng khi tấm lòng ông bắt đầu làm ông thất vọng, thì lửa trong lòng ông nâng đỡ ông. “Nếu tôi nói , tôi sẽ chẳng nói đến Ngài nữa ; tôi sẽ chẳng nhơn danh Ngài mà nói nữa ; thì trong lòng tôi như lửa đốt cháy , bọc kín trong xương tôi , và tôi mệt mỏi vì nín lặng , không chịu được nữa ” (Gie Gr 20:9). Đó chính là ngọn lửa được nung nấu bởi tình yêu và sự cam kết – cũng chính là ngọn lửa mà Đức Chúa Trời muốn thắp lên và giữ cháy luôn trong đời sống bạn.

Bởi sự hiện diện của Đức Thánh Linh bạn có thể kinh nghiệm sự kêu gọi để tiến lên, để tiếp tục trận chiến, và để giữ mình thanh sạch và thánh khiết cho công việc Đức Chúa Trời.

Trên đường dẫn đến sự kinh nghiệm của Chúa, chúng ta phải dừng lại tại bàn thờ dâng sinh tế, chết tại đó, và giữ cho ngọn lửa của sinh tế cháy luôn mỗi ngày.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here