Home Dưỡng Linh Đấng Em-ma-nu-ên khiến Cơ Đốc giáo trở nên khác biệt

Đấng Em-ma-nu-ên khiến Cơ Đốc giáo trở nên khác biệt

0
Đấng Em-ma-nu-ên khiến Cơ Đốc giáo trở nên khác biệt

So với tất cả danh xưng của Chúa Giê-xu được nhắc đến trong Kinh Thánh, thì có lẽ Em-ma-nu-ên là danh xưng lạ kỳ nhất (Ê-sai 7:14; Ma-thi-ơ 1:23). Đó là một phạm trù về Giáng Sinh rất quen thuộc ở Bắc Mỹ. Chúng ta nhìn thấy ở trên những tấm thiệp chúc mừng hay là trong những bài hát. Để nói cho đúng thì Em-ma-nu-ên nghĩa là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”, đó là vì sao chúng ta tổ chức lễ Giáng Sinh.

Sứ đồ Giăng giải thích Em-ma-nu-ên như sau: “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời…Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha” (Giăng 1:1, 14). Không có tôn giáo nào có thể đưa ra một lời tuyên bố như vậy.

Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời của chúng ta, là ngôi hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, đã từ trời đến với thế gian và mặc lấy xác thịt—chúng ta gọi là sự nhập thể—để cứu chúng ta. Nhưng Ngài không kể chúng ta là kẻ mắc nợ vì sự viếng thăm lạ lùng của Ngài: đây hoàn toàn là hành động của ân điển và sự thương xót xuất phát từ lòng yêu thương thế gian của Ngài. Ngài đến ở cùng những kẻ Ngài yêu, không chỉ ở với chúng ta, mà còn giải cứu chúng ta.

Không giống như các lãnh đạo tôn giáo khác trên thế giới, Đấng Christ không phải đến để soi sáng con đường cứu rỗi hay dạy về cách nhận được sự cứu rỗi. Ngài chính là đường đi (Giăng 14:6). Em-ma-nu-ên đã ban cho những người theo Ngài một điều khác biệt—một sự liên hệ cá nhân với Đấng Tạo Hoá và Đấng Cứu Thế của họ. Mặt khác, các tôn giáo khác không có Em-ma-nu-ên, không có “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”. Thay vì thế, họ còn đưa ra một trong ba lựa chọn: (1) không có Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta, (2) Đức Chúa Trời là chúng ta, hay (3) một Đức Chúa Trời ở với chúng ta.

Hồi giáo: Không có Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta

Đạo Hồi dạy rằng “không có Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”. Allah lại ở xa tạo vật đến nỗi không bao giờ—thật ra là không thể—hạ mình xuống ở với chúng ta. Người Hồi giáo tin rằng tính độc nhất của Allah, tawhid, là tuyệt đối đến nỗi nếu chỉ tưởng đến “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta” không thôi cũng bị cho là phạm thượng.

Kinh Cô-ran rất rõ ràng về điểm nầy, đặc biệt là nói về Giê-xu Christ. Giê-xu không phải là Con Đức Chúa Trời là điệp khúc được lặp đi lặp lại trong quyển Kinh của họ, tức là (tự nhiên) nói rằng Ngài không phải là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta” (Q 4:171; 5:116; 112:3-4). Người Hồi giáo chỉ còn lại chút hy vọng, có lẽ là một ngày nào đó, họ sẽ được ơn trước mặt Allah, nhưng không bao giờ có được mối quan hệ với đấng ấy.

Phật giáo: Đức Chúa Trời là chúng ta

Với Phật giáo, mọi thứ từ cái rất nhỏ cho đến vật thể to lớn đều là một. Ý tưởng nầy được gọi là thuyết nhất nguyên, tức là không có sự phân biệt giữa Đấng Tạo Hoá và tạo vật. Đối với Phật tử, Đức Chúa Trời là chúng ta. Do đó, không cần có ai đến cùng chúng ta; chính ý tưởng nầy lại chẳng có ý nghĩa gì cả.

Đối với một vài người, thì khái niệm của Phật tử về Đức Chúa Trời khi mới nghe thì rất an ủi, nhưng lại không đơn giản. Chắc chắn, bạn là Đức Chúa Trời những lúc hanh thông và vui vẻ, nhưng còn những lúc bế tắc và sầu thảm thì sao? Trong lúc tăm tối nhất, bạn mắc kẹt ở đó. Chúa không thể tự cứu mình khỏi chốn tuyệt vọng. Thay vì vậy, bạn chỉ chạy theo những quy luật lạnh lẽo và máy móc của vạn vật để tự giúp mình.

Các giáo phái khác: Một Đức Chúa Trời ở với chúng ta

Ngay cả các tôn giáo nói mình là Cơ Đốc giáo mà lại ở rất xa so với niềm tin gắn liền với lịch sử không hề có một “Đức Chúa Trời ở với chúng ta”. Thí dụ, Chúa Giê-xu của Chứng Nhân Giê-hô-va là “một Đức Chúa Trời ở với chúng ta” nhưng thực chất không phải là Đức Chúa Trời. Chứng nhân Giê-hô-va tin rằng Đức Chúa Trời, hay Giê-hô-va, đã tạo ra Chúa Giê-xu Christ trước hết, rồi sau đó tạo ra những điều khác thông qua Đấng Christ. Vì thế mà, Chứng nhân Giê-hô-va không thể nói rằng Chúa Giê-xu Christ là Em-ma-nu-ên, vì Ngài chỉ là một Đức Chúa Trời ở với chúng ta. Cơ bản là Đức Chúa Trời đã sai một người thay mặt Ngài, giống như đại sứ chứ không phải một nhà vua.

Chỉ có đức tin của Cơ Đốc giáo mới nhận biết lẽ thật đó hơn hai ngàn năm trước, chính Đức Chúa Trời, qua Con Ngài, đã đến ở cùng chúng ta. Muôn vật được tạo nên bởi Đấng Christ (Cô 1:16), Ngài đã đến để thay đổi những ảnh hưởng xấu xa của tội lỗi. Ngài có thể cảm thông với chúng ta vì Ngài đã trở nên giống như chúng ta và đã chịu cám dỗ như chúng ta (Hê 4:15). Tuyệt thay, chỉ có tình yêu và ân điển của Ngài đã giải cứu chúng ta bởi quyền phép của thập tự giá và sự sống lại.

Khi bạn suy gẫm về sự giáng sanh của Đấng Christ vào mùa Giáng Sinh năm nay, hãy cảm tạ Đấng đã khiến bạn được tái sanh và cầu thay cho những ai chưa biết “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”.

Previous article Ebook | Sống Vượt Trên Cảm Xúc | Joyce Meyer
Next article Là Cơ Đốc Nhân, Đừng Bao Giờ Nói Dối Con Trẻ Về Ông Già Nô-en
Tôi không định giới thiệu cho bạn một tôn giáo, một triết lý hay một tổ chức gì mới. Tôi chỉ giới thiệu cho bạn một Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nổi hy sinh con một của mình, một Đức Chúa Giê Su đã vâng phục từ bỏ ngai cao sang để xuống thế làm người , rồi chết vì lỗi chúng ta, và phục sinh vinh hiển để đem lại sự tự do và công chính cho chúng ta; một Đức Thánh Linh là bạn thân, luôn hằng ở trong mỗi người tin vào sự chết và sống lại của Chúa Giê Su để ấn chứng và hướng dẫn đời sống chúng ta.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here